Emile Durkheim và Xã hội học
Emile Durkheim (1858-1917)
Durkheim sinh tại Lorraine, Cộng hoà Pháp năm 1858, vào học trường Cao đẳng sư phạm năm 1879. Durkheim được đánh giá là nhà xã hội học nổi tiếng, là “cha đẻ của xã hội học Pháp”. Ông đã nhận ra rằng xã hội học là khoa học nghiên cứu về xã hội, và ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu xã hội như là một tổng thể.
Ông xem xã hội như là một thực thể bao gồm nhiều bộ phận- hệ thống chính trị, hệ thống tôn giáo, hệ thống gia đình Khi xem xét bản chất của một xã hội
phải xem một cách toàn bộ chứ không thể xem các bộ phận một cách riêng lẻ. Bằng phép loại suy (analogy) đơn giản chúng ta biết rằng khi kết hợp oxy và hydro với một tỷ lệ nhất định ta có được nước. Nhưng nước là một vật chất mới có tính chất hoàn toàn khác so với hydro và oxy riêng lẻ. Tương tự như thế, Durkheim xem xã hội có thực tại riêng của nó. Sự kết hợp của các phần tử tạo nên một vật chất mới, bản chất của nó không thể xem xét bằng các phần tử riêng lẻ.
Xem thêm : Phong trào đấu tranh giành độc lập ở các nước vùng bán đảo Ban Căng
Theo Durkheim, nhóm hoặc xã hội là đối tượng trung tâm của nghiên cứu xã hội học chứ không phải là cá nhân. Durkheim đã thấy rằng cá nhân con người là một sinh vật bị động họ có cách cư xử, suy nghĩ bị chi phối, ảnh hưởng bởi sự mong chờ, luật tục, phong tục của nhóm. Cách tổ chức và thiết kế của mỗi xã hội đều có ảnh hưởng đến con người sống trong xã hội đó. Ví dụ, ông ghi nhận rằng tự tử xảy ra ở các xã hội đô thị hiện đại nhiều hơn các xã hội nông thôn, nông nghiệp. Ông giả thuyết rằng sự khác biệt này là do các xã hội nông thôn, nông nghiệp được tổ chức đồng nhất và ít thay đổi hơn điều đó làm cho cá nhân cảm nhận rõ hơn về ý nghĩa hành động của họ và mối liên hệ với những người khác, cuộc sống của họ ổn định hơn.
Emile Durkheim phân chia lịch sử xã hội thành 2 loại: xã hội truyền thống và xã hội hiện đại tương ứng với nó là 2 hình thức đoàn kết: đoàn kết cơ giới và đoàn kết hữu cơ.
Đoàn kết cơ giới là kiểu đoàn kết xã hội dựa trên sự thuần nhất đơn điệu của hệ thống giá trị và niềm tin.
Đoàn kết hữu cơ là kiểu đoàn kết xã hội dựa trên sự phong phú đa dạng của các mối liên hệ, tương tác giữa các cá nhân và các bộ phận cấu thành nên xã hội.
Theo ông, xã hội truyền thống chủ yếu dựa vào đoàn kết cơ học, còn xã hội hiện đại tồn tại và phát triển trên cơ sở đoàn kết hữu cơ. Sự biến đổi từ xã hội này sang xã hội khác bắt nguồn từ những thay đổi có tính quy luật thể hiện qua các sự kiện xã hội vật chất và phi vật chất.
Xem thêm : Cách mạng Đức 1848
Ông có ba tác phẩm quan trọng: “sự phân công lao động xã hội”, “các quy tắc của phương pháp xã hội học”, “Tự tử”.
Là nhà nghiên cứu các sự kiện xã hội, xã hội học sử dụng phương pháp thực chứng để nghiên cứu, giải thích nguyên nhân và các chức năng của sự kiện xã hội. Ông chịu nhiều ảnh hưởng về lý luận của các nhà tư tưởng như Comte, Spencer…, ông chủ trương xã hội học phải trở thành khoa học về các quy luật tổ chức xã hội, ông cho xã hội biến đổi từ đơn giản đến phức tạp. Xã hội học của Durkheim xoay quanh mối quan hệ giữa con người với xã hội. Ông được xem là một trong những người sáng lập trường phái xã hội học tên “chủ nghĩa chức năng” – functionalism. Theo ông, muốn xã hội học trở thành khoa học, cần phải xác định đối tượng nghiên cứu một cách khoa học. Phải coi xã hội, cơ cấu xã hội, thiết chế xã hội, đạo đức, truyền thống, phong tục, tập quán, ý thức tập thể… là các sự kiện xã hội, social facts, các sự vật, các bằng chứng có thể quan sát được.
Sự kiện xã hội được hiểu theo hai nghĩa:
- Các sự kiện xã hội vật chất như nhóm, dân cư và tổ chức xã hội.
- Các sự kiện xã hội phi vật chất như hệ thống chính trị, chuẩn mực, phong tục, tập quán xã hội.
Ông chia sự kiện xã hội (SF) thành 3 vấn đề cơ bản:
- SF, là những gì bên ngoài cá nhân ( nó được thể hiện các cá nhân không chỉ sinh ra trong môi trường đã có sẵn các sự kiện như các thiết chế, chuẩn mực, giá trị, niềm tin, cơ cấu xã hội,…họ còn được học tập, chia sẻ và tuân thủ các chuẩn mực xã hội.
- SF, bao giờ cũng là chung đối với nhiều cá nhân, nó được cộng đồng xã hội chia sẻ, chấp nhận.
- SF, bao giờ cũng có sức mạnh kiểm soát, hạn chế, cưỡng chế hành động và hành vi của các cá nhân.
Đóng góp lớn nhất của Durkheim là xây dựng xã hội học thành một khoa học thực sự. Phương pháp mà ông chủ trương được chia thành các giai đoạn chính như sau:
- Từ bỏ kiểu xã hội học tự phát vì không đem lại một sự hiểu biết thực chất về các hiện tượng xã hội. Con người tuy là một thực thể xã hội nhưng không hẳn là người am hiểu thực sự về xã hội. Do đó, nhà xã hội học phải chủ động nghiên cứu.
- Phải xây dựng xã hội học thành một lĩnh vực riêng, theo đúng định nghĩa về sự kiện xã hội. Còn sự kiện xã hội, theo ông, là mọi cái có thể gây ra sự cưỡng bức bên ngoài đối với cá nhân, đồng thời mỗi cái đều có sự tồn tại riêng, độc lập với những biểu hiện cá nhân của nó. Từ đó nhà xã hội học phải xác định đúng đối tượng nghiên cứu riêng của mình.
- Xã hội học đòi hỏi phải có những phương pháp khách quan tương ứng; vì vậy, cần phải đối xử với các sự kiện như những sự vật, phải quan sát chúng từ bên ngoài. Muốn hiểu đúng một hiện tượng phải xử lý nó một cách khách quan mới thu được kết quả mong muốn.
- Nhà xã hội học phải tìm đúng nguyên nhân và tiếp sau là chức năng của hiện tượng. Theo ông, khi giải thích hiện tượng xã hội ta cần phân biệt nguyên nhân gây ra hiện tượng đó và chức năng mà hiện tượng đó thực hiện.
- Nhà xã hội học phải xem xét từ trong các hiện tượng xã hội hiện tượng nào là bình thường, hiện tượng nào mang tính chất bệnh lý. Phải kết hợp các ý định lý luận với các ý định cải cách xã hội, và phải làm rõ: cần chữa trị căn bệnh ấy như thế nào.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức