Dư luận xã hội là gì? Bản chất, chức năng, sự hình thành
Dư luận hay Dư luận xã hội là gì? Đặc điểm, vai trò, chức năng. Nguyên nhân hình thành dư luận xã hội và các yếu tố tác động.
Nội Dung
1. Khái niệm Dư luận xã hội
Dư luận xã hội có gốc chữ dịch theo tiếng Anh là Public Opinion, được ghép bởi hai từ: Public – Công khai, công chúng và Opinion – ý kiến, quan điểm.
Bạn đang xem: Dư luận xã hội là gì? Bản chất, chức năng, sự hình thành
Hiện nay thuật ngữ này đã được sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên cứu khoa học, cũng như trong đời sống hàng ngày.
– Dư luận xã hội là tổng thể những nhận xét đánh giá của nhiều người về một sự kiện, hiện tượng nào đó ít nhiều liên quan đến quyền lợi của họ.
– Dư luận là ý kiến của nhiều người.
– Ý kiến về những sự kiện ít nhiều liên quan đến quyền lợi, sở thích, mối quan tâm… của những người đó.
– Đây là nhận xét đánh giá của nhiều người có kèm với sự biểu thị thái độ và gắn với hành động xã hội của một cộng đồng.
– Dư luận xã hội là một chỉ báo chính xác nhận về thực trạng tinh thần tư tưởng của một cộng đồng.
Theo các nhà xã hội học: Dư luận xã hội là hình thức biểu hiện trạng thái ý thức của xã hội, của mọi cộng đồng rộng lớn, là sự phán xét, đánh giá, là sự phản ánh thái độ của các cộng đồng ấy đối với các sự kiện, hiện tượng trong xã hội có liên quan đến nhu cầu lợi ích của họ trong một thời điểm nhất định.
– Đối tượng của dư luận xã hội: không phải là mọi thực tế xã hội nói chung, mà là những vấn đề được cộng đồng xã hội quan tâm.
– Chủ thể của dư luận xã hội là cộng đồng người hay nhóm người mang dư luận xã hội.
Đối với vấn đề lớn có liên quan đến các thành viên trong xã hội, dư luận xã hội biểu thị ở những mặt sau đây:
+ Đánh giá đúng sai, khen chê.
+ Tỏ thái độ đồng tình hay phản đối, phê phán có thiện chí, đóng góp chân tình hay phản ứng tiêu cực.
+ Bày tỏ nguyện vọng.
2. Bản chất của dư luận xã hội
– Dư luận là một quá trình trí tuệ, là quá trình lý trí của quần chúng nhưng có mang màu sắc cảm xúc.
– Dư luận chịu sự chi phối của hệ tư tưởng, luồng dư luận chính thống, vào luồng dư luận phù hợp với hệ tư tưởng chính thống của xã hội. Do đó trong xã hội có giai cấp thì dư luận của các giai cấp khác nhau về cùng một sự kiện có thể khác nhau do mức độ đụng chạm đến quyền lợi của các giai cấp có sự khác
– Lưu ý thêm về ý nghĩa của DLXH:
+ DLXH là công cụ mở rộng quyền làm chủ của nhân dân.
+ Là nhân tố tăng cường mối quan hệ giữa quần chúng và lãnh đạo.
+ Giúp cho các nhà quản lý xã hội trên cơ sở khoa học.
3. Các thuộc tính của dư luận xã hội
a. Khuynh hướng
Thái độ của DLXH đối với mỗi sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội có thể khái quát theo các khuynh hướng nhất định: tán thành, phản đối hay băn khoăn, lưỡng lự, chưa rõ thái độ. Cũng có thể phân chia dư luận theo các khuynh hướng như tích cực, tiêu cực; tiến bộ, lạc hậu, “cấp tiến”, “bảo thủ”….
Xem thêm : Chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm và thuyết không thể biết
Đặc tính khuynh hướng của dư luận xã hội giúp chúng ta phân biệt rõ hơn thế nào là điều tra DLXH và thế nào là điều tra xã hội học nói chung. Điều tra DLXH luôn liên quan đến điều tra về thái độ của công chúng, còn điều tra xã hội học thì có hoặc có thể không .
b. Cường độ
Cường độ là đặc tính thể hiện sức căng về ý kiến của dư luận xã hội. Một thái độ phản đối hành vi tham nhũng của người có thể bắt đầu từ sự “không thèm để ý” cho tới “sự căm giận và muốn tiêu diệt”. Một thái độ ủng hộ đối với một ứng cử viên nào đó cũng có thể hiện bằng những mức độ khác nhau: Hoàn toàn ủng hộ, ủng hộ là chủ yếu; lưỡng lự; phản đối là chủ yếu, hoàn toàn phản đối .
c. Sự thống nhất và xung đột của dư luận xã hội
Theo các nhà xã hội học, đồ thị phân bố DLXH hình chữ U biểu thị sự xung đột (có hai luồng ý kiến chính, trái ngược nhau, tỷ lệ ủng hộ mỗi luồng ý kiến này ngang bằng hoặc xấp xỉ nhau), hình chữ L biểu thị sự thống nhất cao (trong số các luồng ý kiến, nổi lên một luồng ý kiến được đa số ủng hộ). Trong xã hội, nếu thái độ của DLXH đối với phần lớn các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội đều có dạng phân bố hình chữ U thì điều đó có nghĩa xã hội ở trạng thái xung đột ý kiến gay gắt. Trong phân bố hình chữ L, chỉ một loại quan điểm có tỷ lệ số người ủng hộ cao mà thôi.
d. Tính bền vững
Một số tác giả thường khẳng định DLXH có tính dễ biến đổi. Tuy nhiên khẳng định này mới chỉ đúng một phần. Có những DLXH chỉ qua một đêm là thay đổi, nhưng cũng có những dư luận hàng chục năm không thay đổi. Tính bền vững của DLXH phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Đối với các bậc vĩ nhân, các giá trị lịch sử của dân tộc…, đánh giá của DLXH thường rất bền vững, ví dụ sự đánh giá của DLXH về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ, về tầm quan trọng của sự nghiệp đổi mới….
Đối với những vấn đề mới nảy sinh, DLXH thường dễ thay đổi. Cái mới lúc đầu thường chỉ được số ít nhận thấy và do đó dễ bị đa số phản đối. Tuy nhiên, ý kiến của đa số sẽ nhanh chóng, dễ dàng thay đổi khi cái mới vươn lên, khẳng định mình trong cuộc sống.
Cần đặc biệt quan tâm đến sự thay đổi thái độ của DLXH đối với các sự kiện, hiện tượng, quá trình, đối tượng… quen thuộc vì nó phản ánh sự chuyển hướng trong cách suy nghĩ của xã hội.
e. Sự tiềm ẩn
DLXH về những vấn đề của cuộc sống xã hội có thể ở trạng thái tiềm ẩn, không bộc lộ bằng lời. Có người dùng thuật ngữ “dư luận của đa số im lặng” để nói về trạng thái này. Trong những xã hội thiếu dân chủ, DLXH đích thực thường tồn tại dưới dạng tiềm ẩn. Phương pháp thăm dò DLXH có thể làm bật ra nội dung của các luồng DLXH tiềm ẩn. Đối với những nơi chưa coi trọng quyền dân chủ của nhân dân, để nắm bắt DLXH chúng ta nên dùng phương pháp phỏng vấn dấu tên (không ghi tên, nơi làm việc, cư trú của người trả lời), nếu không, người trả lời có thể sẽ không dám nói ra sự thật.
4. Vai trò và chức năng của Dư luận xã hội
Vai trò
Trong xã hội hiện đại, có hai hình thức quản lý xã hội:
+ Hình thức Nhà nước quản lý bằng pháp luật.
+ Hình thức xã hội quản lý chủ yếu bằng dư luận xã hội.
Dư luận xã hội khi đã hình thành thì đó là sự biểu thị thái độ của đông đảo người trong cộng đồng nên có sức mạnh to lớn, biểu thị sức mạnh của quần chúng.
Chức năng
- Dư luận xã hội là thước đo bầu không khí chính trị, xã hội;
- Điều hoà, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội và những sai lệch diễn ra trong đời sống xã hội;
- Giáo dục và tư vấn;
- Kiểm tra và giám sát không chính thức.
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu, tìm hiểu Dư luận xã hội
Phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Tăng cường mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền Nhà nước với quần chúng nhân dân.
Góp phần hoàn thiện công tác lãnh đạo, quản lý xã hội trên cơ sở khoa học.
6. Sự hình thành Dư luận xã hội
Kết cấu của Dư luận xã hội
Dư luận xã hội được kết cấu bởi hai bộ phận: chủ thể của dư luận xã hội và đối tượng của dư luận xã hội.
Sự hình thành Dư luận xã hội
- Bước 01: Mọi người chứng kiến sự việc xảy ra hoặc hình dung nó qua các kênh thông tin khác nhau có liên quan đến lợi ích của bản thân, cộng đồng (một cách có ý thức hoặc vô thức), trực tiếp hoặc gián tiếp, nảy sinh nhu cầu bày tỏ và tìm cách bộc lộ ý kiến ban đầu bằng nhiều cách khác
- Bước 02: Mọi người tiếp tục trao đổi thông tin, tranh luận về các quan điểm, ý kiến khác nhau xung quanh đối tượng của dư luận xã hội, tạo thành các nhóm ý kiến lớn. Đây là quá trình xã hội hóa ý kiến, chuyển từ ý kiến cá nhân sang ý thức xã hội.
- Bước 03: Các loại ý kiến khác nhau thống nhất lại theo các quan điểm cơ bản, hình thành sự phán xét, đánh giá chung thoả mãn được lợi ích nhu cầu, tâm tư nguyện vọng cơ bản của đại đa số người.
- Bước 04: Hình thành lập trường cộng đồng thống nhất, nêu lên những yêu cầu, kiến nghị đòi hỏi cách giải quyết để thoả mãn lợi ích chung cho cộng đồng.
Dư luận xã hội là sản phẩm của quá trình giao tiếp xã hội. Trong đó truyền thông đại chúng là cơ chế hữu hiệu đảm bảo sự hình thành dư luận xã hội trên phạm vi rộng lớn và trong giới hạn thời gian phù hợp để đảm bảo tính thời sự.
Người lãnh đạo lưu ý: Dùng biện pháp tích cực để mọi người hiểu đúng đắn bản chất của sự kiện không nên ép quần chúng hiểu theo ý kiến cá nhân lãnh đạo. Dư luận nào lành mạnh thì duy trì, dư luận thiếu lành mạnh thì không duy trì.
Những yếu tố tác động đến sự hình thành dư luận xã hội
Xem thêm : Những tư tưởng cơ bản trong triết học Trang Tử
– Tính chất của sự kiện gây nên dư luận ảnh hưởng đến tốc độ và cường độ dư luận:
+ Động chạm đến quyền lợi nhiều người: dư luận hình thành nhanh.
+ Động chạm đến những quyền lợi thiết thân, những chuẩn mực được tôn trọng thì dư luận hình thành nhanh, mạnh.
– Chất lượng và số lượng thông tin về sự kiện ảnh hưởng đến tốc độ hình thành và mức độ đúng đắn phù hợp của dư luận.
+ Thông tin đầy đủ thì dư luận hình thành nhanh.
+ Thông tin chính xác thì dư luận hình thành đúng với bản chất của sự kiện và chuẩn mực chung.
Nếu thông tin thiếu, không rõ ràng, không chính xác dẫn đến sự phán đoán mơ hồ, kéo dài thì dư luận chưa chắc đã hình thành lúc đó người ta gọi là “tin đồn”.
– Mức độ chuẩn bị của tập thể đối với sự kiện xảy ra ảnh hưởng đến tốc độ hình thành dư luận. Nên tập thể được chuẩn bị trước về thái độ, tư tưởng, được hướng dẫn thì những sự kiện xảy ra dư luận hình thành nhanh chóng và đúng đắn. Nếu tập thể bị bất ngờ dư luận khó hình thành, ý kiến dễ bị phân tán. Do đó nếu đoán trước được luồng tư tưởng trong tập thể sẽ điều khiển được quá trình hình thành dư luận.
– Mức độ phát triển của tập thể ảnh hưởng đến cường độ và tốc độ hình thành dư luận: Tập thể phát triển cao, đoàn kết, dư luận hình thành nhanh mạnh và ngược lại tập thể mới hình thành, thiếu đoàn kết thì khó có dư luận đúng đắn.
– Nếp nghĩ của mọi người trong tập thể ảnh hưởng đến tính chất của dư luận.
– Nếp nghĩ chủ quan phiến diện, định kiến sẽ dẫn đến phán đoán sai lệch – dư luận không đúng. Nếp nghĩ toàn diện, không định kiến dư luận sẽ đúng đắn hơn.
– Không khí đạo đức thói quen và tâm trạng chung của cộng đồng cũng có ảnh hưởng nhất định đến sự hình thành dư luận xã hội.
Tóm lại, dư luận xã hội là một hiện tượng tinh thần của xã hội, biểu hiện trạng thái ý thức xã hội, là sản phẩm giao tiếp XH mang tính chất tổng hợp của ý thức xã hội. Dư luận XH không những có khả năng phản hồi, giáo dục cao, nó còn có khả năng mạnh hơn cả pháp luật, tạo sức ép đối với cá nhân hay tổ chức XH.
7. Định hướng dư luận xã hội
Định hướng DLXH là một quá trình tác động hợp quy luật vào diễn biến của nó nhằm xác định phương hướng đúng để hướng dẫn, thúc đẩy sự hình thành DLXH tích cực, có tính tư tưởng cao, khách quan, chân thực, tập trung thống nhất và có tác động giáo dục.
– Nội dung định hướng DLXH:
+ Một là, hình thành ở công chúng nhận thức đúng đắn về sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội;
+ Hai là, hình thành ở công chúng thái độ phù hợp với sự kiện, hiện tượng. Ba là, hình thành hành vi phát ngôn hợp lý của công chúng đối với sự kiện, hiện tượng.
– Phương thức định hướng DLXH:
+ Định hướng thông qua uy tín của người lãnh đạo, thủ lĩnh nhóm xã hội;
+ Định hướng dư luận thông qua sinh hoạt, hội họp của các tổ chức;
+ Định hướng dư luận thông qua hoạt động của các phương tiện truyền thông đại chúng:
- Thứ nhất, tạo điều kiện để nhân dân được biết, được bàn, được kiểm tra những vấn đề có liên quan đến lợi ích chính đáng của họ;
- Thứ hai, hình thành, tạo lập DLXH tích cực về một vấn đề, sự kiện nào đó nhằm thúc đẩy hay hạn chế sự phát triển của sự kiện, hiện tượng đó;
- Thứ ba, thông tin cho nhân dân về tình trạng của DLXH đối với các vấn đề đang tạo nên mối quan tâm chung của toàn xã hội, nhất là những vấn đề có tính cấp;
- Thứ tư, xây dựng lòng tin, thế giới quan khoa học và các chuẩn mực giá trị đúng đắn, tiến bộ, nhân văn;
- Thứ năm, điều chỉnh hành vi của các cá nhân trong xã hội, tăng cường tính tích cực chính trị – xã hội của quần chúng;
+ Định hướng dư luận bằng dư luận;
+ Định hướng dư luận bằng cách tác động vào các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành, thay đổi quan niệm, thái độ của con người (tác động đến yếu tố nhận thức của chủ thể dư luận bằng cách cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời; Đứng trên quan điểm lợi ích, giải thích làm rõ các mối quan hệ về lợi ích để định hướng DLXH) .
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức