Những biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước
1. Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước là gì?
Hậu quả ô nhiễm nguồn nước cho sức khỏe con người
Theo thống kê mỗi năm có đến 9000 người chết vì ô nhiễm nguồn nước, và phát hiện 100.000 trường hợp ung thư mỗi năm mà nguyên nhân chính là do sử dụng nguồn nước ô nhiễm. Khảo sát 37 xã mang tên “làng ung thư” đã có 1.136 người chết vì các bệnh ung thư. Ngoài ra, còn có 380 người ở các xã lân cận cũng chết bởi ung thư và một số địa phương, tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường nước như tiêu chảy do nước nhiễm bị khuẩn ecoli, viêm da, hoặc các bệnh đau mắt ngày càng nhiều, và có khả năng lây lan thành dịch bệnh.
Ô nhiễm nước ảnh hưởng đến sức khoẻ con người bởi các hợp chất hữu cơ: các hợp chất hữu cơ thường độc và có độ bền sinh học cao, đặc biệt là các hidrocacbon thơm gây ô nhiễm môi trường mạnh, gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người. Các hợp chất hữu cơ như: phenol, chất bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, linden, sevin, endrin… và các chất tẩy hoạt tính đều là những chất ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ, nếu nhiễm phải, nguy cơ gây ung thư rất cao.
Nguồn nước nhiễm kim loại nặng có độc tính cao như thuỷ ngân, chì, asen…: Các kim loại nặng có trong nước là cần thiết cho sinh vật và con người vì chúng ta là nguyên tố vi lượng mà sinh vật cần tuy nhiên nếu hàm lượng quá cao sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, gây nhiễm độc trầm trọng sau đó dẫn đến rất nhiều bệnh như đột biến, ung thư.
Các vi khuẩn có hại trong nước bị ô nhiễm có từ chất thải sinh hoạt của con người, động vật có thể gây ra các bệnh tả, bại liệt và thương hàn. Trong một vài nghiên cứu cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn uống, con người có thể mắc bệnh ung thư da. Người nhiễm chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm Amoni, nitrat, nitrit gây bệnh da xanh, thiếu máu. Nếu nhiễm lưu huỳnh lâu ngày, con người có thể bị bệnh về đường tiêu hoá. Nhiễm natri gây bệnh tim mạch và cao huyết áp.
Xem thêm : Trợ cấp thôi việc cán bộ công chức
Hậu quả ô nhiễm nguồn nước cho nền kinh tế
Ô nhiễm môi trường nước có thể gây tổn hại cho nền kinh tế vì nó có thể tốn kém chi phí để xử lý và ngăn ngừa ô nhiễm. Chất thải không bị phân hủy nhanh chóng tích tụ trong nước và gây ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm, nước mặt
– Nguồn nước ngầm: Hậu quả ô nhiễm nguồn nước ngoài việc tạo ra các cặn lơ lửng trong nước mặt, các chất thải nặng lắng xuống đáy sông. Sau một thời gian phân hủy, 1 phần được các sinh vật tiêu thụ, một phần sẽ thấm xuống mạch nước bên dưới qua đất và làm biến đổi tính chất của nguồn nước ngầm.
– Nước mặt: Các chất thải ra môi trường nước và các sinh vật tiêu thụ gây ra nhiều vấn đề khác nhau. Như phát sinh bệnh tật, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất của con người, …
2. Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước
Để khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước cần phải có chính sách, kế hoạch cụ thể, lâu dài và yếu tố quan trọng nhất là có sự chung tay của cả xã hội. Do đó, trước hết, cần đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân về tác động của ô nhiễm nguồn nước đến môi trường cũng như sức khỏe của mỗi người.
Cách khắc phục ô nhiễm môi trường nước
Biện pháp bảo vệ môi trường nước
Xem thêm : Maximilian Weber và Xã hội học
– Cần tuyên truyền, thúc đẩy người dân nâng cao ý thức cộng đồng để chung tay giữ sạch nguồn nước bằng các cách đơn giản như không xả rác nơi công cộng, không xả chất thải trực tiếp vào nguồn nước sạch, không sử dụng chất thải tươi làm phân bón. Hạn chế tối đa việc sử dụng các hóa chất, để bảo vệ nguồn nước sạch vì nước đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với con người
– Cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động xả thải tại các khu công nghiệ để kịp thời phát hiện và xử lý sai phạm.
– Đối với các nhà máy xí nghiệp cần xây bể xử lý nguồn nước thải thay vì xả trực tiếp ra bên ngoài cũng là biện pháp hiệu quả.
– Khuyến khích người dân vùng nông thôn áp dụng giải pháp khắc phục ô nhiễm bằng cách xây dựng hầm tự hoại, cải tiến để xử lý nước thải, tránh xả trực tiếp nước thải sinh hoạt, phân nước tiểu ra môi trường bên ngoài.
– Cải tiến công tác sản xuất nông nghiệp bằng cách dung phương pháp tự nhiên để tạo dinh dưỡng cho đất, kết hợp với sử dụng cây trồng kháng sâu bệnh tốt để hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại.
– Nhà nước cần đẩy mạnh đầu tư các công trình xử lý nước thải, rác thải đạt chuẩn, và nghiên cứu các biện pháp khắc phục ô nhiễm hiệu quả.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức