Sử thi Homer: khái quát nội dung và nghệ thuật

0

Illiade và Odysse là hai thiên sử thi bất hủ của văn học cổ đại Hi Lạp, là sáng tác hoặc sưu tập của nhà thơ Homer, người được coi là “cha đẻ của thi ca Hi Lạp”.

I. VẤN ĐỀ HOMER VÀ THỜI ĐẠI HOMER

Giới nghiên cứu văn học trên thế giới đến nay vẫn còn tồn tại hai khuynh hướng về tác giả của hai kiệt tác nói trên. Một hướng cho rằng đó là sáng tác dân gian, truyền miệng và Homer chỉ là người sưu tập thành văn bản. Hướng khác cho rằng Homer chính là tác giả.

Nhà phê bình văn học Nga Bielinski đã đưa ra luận điểm khá thuyết phục rằng sáng tạo của Homer gắn liền với những đoạn, mẩu truyện rời rạc trong dân gian. Homer đã tổng hợp và sáng tạo rất công phu để cho ra hai tác phẩm vĩ đại.

Homer sinh vào khoảng cuối thế kỉ thứ 9 trước C.N, trong một gia đình nghèo. Thuở nhỏ học hành thông minh, lại được mời đi làm gia sư và có dịp đi du lịch nhiều nơi. Sau khi bị mù, ông kiếm sống bằng nghề hát rong, từ đó mang biệt danh Homer (gốc tiếng Hi Lạp Homeros: người mù). Ông hát và kể những chuyện sử thi. Trong thời gian đó, ông sáng tác hai bộ sử thi đó để làm công cụ lao động hát rong.

Hai bộ sử thi là tác phẩm văn học, đồng thời cũng là hai bộ lịch sử khá chân xác của thời  cổ đại. Về sau , các nhà khảo cổ học, nhà sử học, nhà xã hội học đã phải dựa vào văn bản sử thi để dựng lại lịch sử Hi Lạp cổ đại. Họ đặt tên cho thời kì từ thế kỉ 13 đến 12 trước C.N là “thời kì Homer”. Đó là giai đoạn quá độ từ “thời kì dã man” sang “thời kì văn minh”. Nói cách khác, từ chế độ công xã thị tộc chuyển sang chế độ chiếm hữu nô lệ.

Đặc trưng của thời đại đó là: chiến tranh bộ lạc là hoạt động chủ yếu tạo điều kiện tích lũy của cải, nhân lực (nô lệ), mở mang bờ cõi xây dựng thành bang và ổn định một xã hội có phân chia giai cấp. Sự chiếm đoạt cướp bóc được coi là vinh dự cao cả hơn lao động sáng tạo” (nhận xét của Engels), đó là thời kì “văn minh đẫm máu” (K. Marx ).

II. ILLIADE – BẢN ANH HÙNG CA CHIẾN TRẬN Ở THÀNH TROIE

Thành Illion (tên Hi Lạp) còn có tên gọi quen thuộc hơn là thành Troie- tiếng Latinh, và Trois – tiếng Anh. Quân đội Hi Lạp gọi là quân Akay từ thành Athens kéo quân theo đường biển đi trừng phạt thành Troie. Chiến tranh kéo dài 10 năm. Thành Troie vỡ, quân Akay toàn thắng. Biến cố lịch sử này được kể lại trong một câu chuyện thần thoại “Cuộc chiến tranh thành Troie“. Sử thi Illiade chỉ miêu tả một sự kiện vào năm cuối của cuộc chiến tranh vây hãm thành Troie ấy (ade là chiến công, chiến tích, cuộc đọ sức. Illiade nghĩa là chiến công thành Illion. Hãy so sánh với Olympiade: nghĩa là cuộc đấu ở núi Olympe ).

1 – Một biến cố lịch sử được thần thoại hóa

Biến cố lịch sử này được kể thành câu chuyện thần thoại nhằm miêu tả cuộc xung đột của các thần linh đã lôi kéo người Hi Lạp tham gia.

Thần chiến tranh Arex không được mời dự đám tiệc cưới của nữ thần đất Thetis với vua Pelet, tức giận tìm cách phá rối đám cưới. Y sai nữ thần Bất Hòa ném một quả táo vàng khắc dòng chữ “tặng người đẹp nhất“ vào giữa bàn tiệ. trong lễ cưới có ba vị nữ thần được coi là đẹp nhất: Hera, Venus và Athena. Cả ba nữ thần đều muốn giành quả táo về mình, họ nhờ thần tối cao Zeus phán xử. Thần Zeus sợ mất lòng cả ba người thân thích (Hera là vợ, Athena con gái và Venus con dâu) bèn tìm cách thoái thác. Zeus đưa ra giải pháp nhờ chàng hoàng tử Paris – con trai thứ nhì của vua thành Troie đến làm trọng tài. Khi lên núi Olympe, chàng hoàng tử Paris được cả ba vị nữ thần lôi kéo dụ dỗ trao táo chọ với những lời hứa đền ơn chàng. Sau khi suy ngh , chàng đã trao táo vàng cho nữ thần Venus. Từ đó Venus được coi là nữ thần Sắc đẹp và tình yêu. Đổi lại, nữ thần Venus giúp chàng quyến rũ được người phụ nữ chàng yêu nhấ – éo le thay lại là hoàng hậu Helen – vợ vua Hi Lạp (thành Akay – Athens).

Bị mất vợ, vua Menenax sai người anh trai là tướng Agamennon cầm quân đi chinh phạt thành Troie. Các vị thần linh cũng chia hai phe xuống đánh giúp hai bên. Cuộc chiến keó dài ngót mười năm không phân thắng bại , cuối cùng một dũng sĩ phe Akay tên là Odysse dùng mưu “con ngựa gỗ“ chiếm được thành Troie. Từ đó thành TROIE sáp nhập vào Hi Lạp (ban đầu chỉ có thành Akay / Athens ).

Sử thi Illiade chỉ miêu tả một sự kiện xảy ra trong khoảng 50 ngày cuối cùng của cuộc chiến. Tạm gọi sự kiện đó là “cơn giận của Achille”:

Sau một trận tấn công, quân Akay chiếm được một số chiến lợi phẩm trong đó có hai cô gái thành Troie xinh đẹp. Hai cô được đem chia cho hai dũng sĩ hạng nhấ. Tướng chỉ huy Agamennon nhận cô Crizeid, còn dũng sĩ Achille vô địch nhận cô Brizeid làm nữ tỳ. Cha của Crizeid là viên tư tế trông coi đền thờ thần Apollon. Vì quá thương con gái, ông đem nhiều của cải xin cuộc lại Crizeid. Nhưng tướng Agamennon chối từ. Cha của Crizeid liền cầu khẩn thần Apollon trừng phạt kẻ thù. Thần Apollon liền gieo bệnh dịch hạch khủng khiếp xuống trại quân Akay. Nhiều binh lính ngã bệnh chết thảm khố. Nhờ thần linh mách bảo, quân Akay biết rõ nguyên nhân, liền họp hội đồng quân sự, yêu cầu tướng Agamennon trao đổi cô Crizeid. Ban đầu y phản đố. Khi hội đồng binh sĩ đe dọa bỏ về  quê , y đành nhượng bộ nhưng dành lại cô Brizeid của dũng sĩ Achille. Chàng nổi giận phản đối , nhưng lại nhượng bộ vì quyền lợi chung của toàn quân. Nhưng chàng tuyên bố không chiến đấu nữa mà đi nằm ngủ. Trong những trận giao chiến sau đó , quân Akay bị thất bại liên miên vì thiếu người dũng sĩ vô địch Achille.

Dũng sĩ Patriot – bạn thân thiết của Achille trong một trận đấu với Hector – hoàng tử tài giỏi nhất thành Troi , chàng đã ngã gục dưới mũi giáo Hecto. Đau đớn, thương bạn vô cùn , Achille khóc lóc thảm thiết , Achille lên ngựa xông ra trận với tuyên bố quyết trả thù cho bạn. Cả thành Troie can ngăn Hector nên đóng cổng thành cố thủ, tránh đối đầu Achille. Nhưng ngày nào quân Achille cũng kéo tới chửi mắng. Hector không thể chịu đựng, mặc vợ là nàng Andromac ẵm con can ngăn, mọi người níu kéo, chàng cầm giáo lên ngựa mở cổng thành. Trận giao tranh ác liệt chưa từng có suốt 10 năm. Cuối cùng,  Hector ngã xuống dưới ngọn giáo của Achille vô địch. Chưa hả giận vì thương bạn, Achille buộc xác Hector vào sau ngự , kéo xác chàng vòng quanh cổng thành Troi. Cả thành Troie và ông vua già Priam bàng hoàng , đau đớn. Mặc mọi người can ngăn, người cha già ấy dũng cảm một mình mang của cải sang trại quân thù xin chuộc xác con trai – Hector – người anh hùng thành Troie. Nhờ thần linh yểm trợ và tài hùng biện khôn ngoan của mình, ông vua già anh hùng đã thuyết phục được Achille. Kết thúc sử thi là cảnh đám tang trọng thể bi thương của thành Troie, chàng Hector anh hùng trở về trong nỗi tiếc thương vô hạn của dân chúng, của người vợ Andromac trong mấy ngày tạm đình chiến ở thành Troie.

2 – Phân tích tác phẩm

Theo truyện thần thoại, nguyên nhân chiến tranh là do các thần linh với quả táo bất hòa – cuộc thi hoa hậu độc đáo đầu tiên của nhân loại. Nhưng đến sử thi Illiade, nhà thơ Homer đã miêu tả chiến tranh xảy ra rõ ràng bắt nguồn từ lòng tham lam của con người. Thần tối cao Zeus nói: “Chính họ đã gây ra cuộc chiến vì lòng tham mù quáng của mình“.  Tác phẩm chỉ xoay quanh cơn giận của Achille – xét cho cùng nguyên nhân chỉ vì xung đột về quyền lợi khi chia phần. Họ kéo đến đây vì thành Troie giàu có nhiều bạc vàng châu báu  và gái đẹp, và vị trí đầu mối giao thông quan trọng. Họ đưa ra cái cớ đi đòi nàng hoàng hậu đa tình, điều đó vô lí vì nàng tự nguyện theo người tình sang thành Troie. Cảnh cuối cùng của sử thi rất có ý nghĩa: nàng Helen khóc lóc thảm thiết bên xác Hector – người anh chồng mà nàng quí trọng.

Lí tưởng anh hùng và nhân vật anh hùng lí tưởng

(Lí tưởng thẩm mĩ của thời đại)

Lí tưởng thời cổ đại chính là phẩm chất của những người anh hùng của cả hai bên tham chiến. Thời ấy chưa phân biệt chiến tranh phi nghĩa hay chính nghĩa. Miễn là người anh hùng chiến đấu cho cộng đồng thì được ca tụng. Những người anh hùng mang trong mình lí tưởng của thời đại. Chúng ta hãy tổng hợp tính cách của họ thì sẽ xác định được lí tưởng của thời đại ấy.

Trước hết, người anh hùng coi trọng danh dự, khao khát chiến công. Hãy nghe Sarpedon thủ lĩnh quân Troie nói trước toàn quân: « Vì sao mọi người kính trọng chúng ta hơn kẻ khác, dành cho chúng ta ngồi đầu bàn tiệc, coi chúng ta như thần thánh ? Hãy xông lên! Hoặc là chúng ta nhường vinh quang cho kẻ khác hoặc giữ lấy cho mình…”

Dũng tướng Hector trước khi xuất trận gặp vợ là Andromac  bồng con ra ngăn chàng ,  khóc lóc thảm thiết:” Hector chàng ơi, với em chàng là tất cả. Chàng là cha, là mẹ cũng là người chồng đang độ thanh xuân. Xin hãy thương em mà ở lại để cho con chàng khỏi phải mồ côi, vợ chàng khỏi thành kẻ góa bụa“. Chàng ngậm ngùi xúc động nhưng vẫn nói”.Nàng ơi chính ta cũng lo lắng như thế. Nhưng nếu ta lẩn trốn thì còn mặt mũi nào mà nhìn người dân thành Troie trùm khăn dài tha thướt… Ta đã quen anh dũng chiến đấu ở hàng đầu quân Troie để giữ gìn danh tiếng của phụ thân ta và ta… Ta biết rằng thành Illion một ngày kia sẽ bị tiêu diệt. Ta nghĩ tới cảnh nàngbị bắt mang đi làm nô lệ. trông thấy nàng nước mắt đầm đìa, người ta sẽ bảo – đó là vợ của Hector kẻ thiện chiến nhất thành Illion… Ta muốn chết để khỏi nghe tiến nàng kêu khóc và nhìn thấy nàng bị lôi đi. Dù có chết , ta cũng phải chết một cách vinh quang. Phải lập chiến công oanh liệt lưu danh hậu thế“ – Biết mình sắp hy sinh, dũng sĩ Hector vẫn nói “những lời có cánh“.

Người anh hùng không chỉ sống với vinh quang trước mắt mà còn cảm thấy sẽ tồn tại cùng vinh quang vĩnh cửu. Họ tin rằng sự nghiệp anh hùng tồn tại lâu dài hơn bản thân anh hùng. Đó là sự bất tử được phong thần. Lí tưởng anh hùng được miêu tả tập trung cao độ ở nhân vật Achille. Những trang thơ hay nhất, những từ ngữ đẹp nhất dành cho chàng:

“Một con người ưu việt, một đứa con lỗi lạc sức lực phi thường. Xuất sắc hơn tất cả mọi anh hùng“ (lời bà mẹ – nữ thần Thetis, khi mới sinh ra Achille liền nhúng anh vào nước thần để được bất khả xâm phạm- tiếc thay còn sót cái gót chân). “Achille chạy nhanh như gió, Achille lẫm liệt như thần, Achille vô địch“.

Achille là hiện thân sức mạnh lí tưởng và lòng dũng cảm lí tưởng. Thấy chàng xuất trận, “đầu gối tất cả người dân thành Troie run rẩy, bàng hoàng. Nghe tiếng chàng thét, trái tim người Troie tan ra như nước“.

Ngay cả dũng tướng Hector trông thấy Achille còn run lập cập, hoảng sợ quay ngựa chạy. “Kẻ chạy trốn, người đuổi theo. Người chạy trước rất anh dũng, kẻ chạy sau còn anh dũng hơn“.

Achille không chỉ là hiện thân của sức mạnh và lòng dũng cảm, chàng còn có vẻ đẹp tâm hồn. Khóc bạn chết trận như Achille thực là cảm động: “chàng bốc tro bếp bỏ lên đầu, bôi lên khuôn mặt tuấn tú, chàng nằm vật xuống đất, giơ tay bứt ra từng nắm tóc“.

Priam cất tiếng van xin tha thiết:

“Hỡi Achille sánh tựa thần linh! Xin ngài hãy nhớ đến thân phụ ngài. thân phụ ngài cũng vào trạc tuổi tôi , cũng gần kề mộ huyệt như tôi. Có lẽ ngài cũng bị những kẻ láng giềng  ức hiếp mà không có ai cứu thoát khỏi chiến tranh và những tai họa của chiến trận. Nhưng ít ra , biết ngài còn sống người cũng được mát dạ mát lòng và ngày ngày người còn hi vọng thấy con trai từ thành Troie trở về. Còn tôi, thảm thương thay ! trên đất thành Troie bao la này tôi đã sinh ra biết bao con trai lỗi lạc, nhưng giờ đây xem như tôi không còn một đứa nào. Khi quân Akay tới đâ , tôi có năm mươi đứa con trai, mười chín đứa cùng một mẹ, số còn lại do các thê thiếp trong cung điện sinh ra. Phần lớn chúng đều bị thần Arex hung tàn giết chết Nhưng còn Hector, người con độc nhất vô nhị của tôi, vị cứu tinh của thành bang và của chúng tôi. Người con đó vừa rồi trong khi bảo vệ nước nhà cũng đã bị ngài giết chết. Hôm nay cũng vì nó, để cứu nó ra khỏi tay ngài nên tôi tới đoàn thuyền Akay đem theo một số của cải rất hậu để xin chuộc nó v. Hỡi Achille , xin ngài hãy tôn trọng thần linh và nghĩ về thân phụ ngài mà thương xót cho tôi. Tôi còn đáng thương hơn thân phụ ngài, vì tôi đã can đảm làm một việc mà trên cõi đời này chưa có người nào từng làm: tôi đã đưa lên miệng và hôn bàn tay người đã giết con tôi“.

Cụ nói như vậy, khiến Achille động lòng thương cha nơi quê nhà, chàng muốn khóc. Chàng đặt tay lên người cụ già khẽ đẩy cụ ra. Cả hai người đều lặng đi trong nỗi nhớ. Quỳ dưới chân Achille. cụ Priam nhớ Hector mà khóc dầm dề, còn Achille cũng khóc vì thương cha hoặc thương bạn Patriot.Tiếng gào khóc của hai người anh hùng vang dậy trại quân. Sau đó Achille đỡ cụ già ngồi dậy, cởi mở tâm sự nhớ thương cha già và tự trách mình không làm tròn bổn phận người con, rồi đồng ý trao trả xác Hector cho cụ già anh hùng.

Chàng lặng nghe ông vua già Priam người cha thương con rất mực than van những lời lẽ thương tâm và hùng biện về người con trai anh hùng bại trận của ông. Chàng cảm động trước mái tóc bạc như tuyết và nỗi khổ của ông già. Chàng cũng hiểu được cái sai trái tàn nhẫn của mình khi nghe ông già khéo léo tế nhị vạch ra.Người anh hùng Achille không chỉ dũng cảm, quyết chiến mà còn có tâm hồn cao thượng, biết lắng nghe với một trí tuệ sáng suốt tỉnh táo.

Người anh hùng Achille còn cao thượng trong tình yêu. Chàng thương yêu tha thiết cô Brizeid – nữ nô lệ bắt được của thành Troie: “tôi yêu tha thiết người con gái đó mặc dù tôi mới chiếm được nàng bằng mũi giáo mà thôi“. Đối với anh, cô gái đã là người yêu chứ không còn là tù binh nữa, nên khi bị tước đoạt anh rút gươm ra định chém chủ tướng Agamennon để bảo vệ danh dự. Đó là sự nổi loạn của ý thức cá nhân – sự nổi loạn của thời đại qua cơn giận của một anh hùng ý thức được gía trị con người.

Ông vua già Priam cũng là một người anh hùng chân chính. Lòng can đảm và tình thương con, ý thức trọng danh dự thành bang đã khiến ông đủ can đảm đi chuộc xác con trai trước cơn giận khủng khiếp của kẻ thù. Ông còn có tài hùng biện- đó là phẩm chất sáng suốt, uyên bác, nhạy cảm của một con người anh hùng. Vùa nhún mình lại vừa tự hào tự trọng , ông nói: “tôi còn đáng thương hơn thân phụ ngài nhiều, vì tôi đã có can đảm làm một việc mà trên đời này chưa có người cha nào từng làm: tôi hôn bàn tay người đã giết con mình“

Tác giả sử thi miêu tả người anh hùng không phân biệt họ thuộc phe chính nghĩa hay phi

nghĩa. Vấn đề chủ yếu là phẩm chất cá nhân vai trò cá nhân đối với cộng đồng

Nghệ thuật xây dựng nhân vật anh hùng rất tiến bộ- thậm chí nhiều thời đại sau không làm được: đó là miêu tả cả hai mặt ưu điểm và nhược điểm của nhân vật, không thiên lệch. Achille nóng nảy giận hờn và có chỗ yếu ở gót chân. Tuy là người anh hùng vô địch,  chàng đã ngã xuống khi bị thần linh phản bội trước khi thành Troie thất thủ.

III. ODYSSE – BẢN ANH HÙNG CA THỜI HÒA BÌNH

1. Hành trình gian khổ trở về cuộc sống hòa bình :

Bản sử thi thứ hai miêu tả nhân vật Odyssee (tên Latinh là Ulise) dũng tướng Hi Lạp sau khi dùng mưu “con ngựa gỗ” hạ được thành Troie cùng các chiến hữu tìm đường trở về quê nhà xứ Itac. Đó là cuộc hành trình đầy phong ba bão táp với bao gian lao nguy hiểm, cả những sự quyến rũ ngọt ngào thử thách lòng chung thủy của họ trên vùng biển Địa Trung hải mênh mông, xa lạ và bí ẩn.

Mở đầu sử thi là những lời ca ngợi hào hùng sảng khoái :

“Hỡi nữ thần Thi ca, hãy hát lên bài ca về người anh hùng muôn vàn trí xảo sau khi dùng mưu kế hạ thành Troie thần thánh, đã phiêu bạt khắp nơi, đặt chân lên nhiều đô thị và am hiểu nhiều phong tục”.

Hãy nhớ lại cuộc chiến tranh thành Troie, Odyssee bất đắc dĩ phải tham gia cuộc chiến tranh mà chàng không muốn. Đang làm vua xứ Itac, chàng có người vợ tốt là Penelop mói sinh đứa con trai Telemac, chàng yêu cuộc sống hòa bình, luyện võ nghệ và chăn cừu. Nhưng vì bị ràng buộc bởi một lời thề với liên minh bộ tộc Akay, chàng cố tìm cách thoái thác. Chàng giả bộ bị điên, nhưng người bạn ranh mãnh đã lật tẩy chàng khiến Odyssee đành phải chia tay gia đình để tham gia cuộc viễn chinh. trong suốt 10 năm ở thành Troie, chàng buồn chán không muốn xung trận. Đến năm thứ 10, sau khi Achille tử trận, quân Akay khó bề chiến thắng, người anh hùng bất đắc dĩ Odyssee buộc phải ra  tay  với mưu  kế “con ngựa gỗ“ để mau kết thúc chiến tranh trở về quê nhà. Đây cũng là đoạn mở đầu giới thiệu một người anh hùng kiểu mới và một thiên sử thi mới của thời đại.

Theo truyện thần thoại nguyên nhân của bao gian nan nguy hiểm trong suốt 10 năm hành trình trở về quê hương của chàng là do bị thần linh trừng phạt chàng về tội kiêu ngạo với thần linh. Nhưng sử thi miêu tả thêm một nguyên nhân khác: trí phiêu lưu, tò mò khám phá những miền đất là bên kia bờ biển Địa Trung Hải với khát vọng chuẩn bị xây dựng phát triển cuộc sống hòa bình. Những đoàn quân khác theo đường cũ trở về, riêng chàng dẫn  đội quân của mình đi ngược chiếu bờ biển Địa trung Hải về quê.

Lại mất thêm 10 năm nữa lênh đênh qua những bến bờ xa lạ với 12 lần gặp nạn. Những người lính không chịu đựng nổi đã lần lượt ngã xuống hoặc bị thần đại dương Pozeidon nhận chìm dưới những cơn sóng dữ. Chỉ còn sót lại một người anh hùng trí dũng song toàn Odyssee bền bỉ về tới quê nhà. Hãy kể qua một số tai nạn:

Họ đã từng đi lạc vào miền đất Lotapha – châu Phi , xứ sở có những “quả lú“ – kẻ đói khát vội vã ăn vào thì mất hết trí nhớ Do cảnh giác “đa nghi” Odyssee không vội ăn nên thoát nạn.

Thuyền của họ bị thần biển đánh dạt vào một hòn đảo của những người khổng lồ một mắt Poliphem ăn thịt người. Nhờ gan dạ và mưu trí , chàng đã dẫn quân trốn thoát.

Sắp đi qua một vùng biển lạ, đoàn quân Odysseeđược biết trước rằng nơi ấy có những  nàng tiên cá Sierens tiếng hát mê hồn quyến rũ bao thủy thủ lao đầu xuống biển khơi. Nhung người anh hùng có tâm hồn phong phú kia không tìm đường tránh né, chàng quyết định vượt qua để thưởng thức tiếng hát ngọt ngào đắm say của biển cả. Odyssee chuẩn bị đối phó: cho bịt tai bịt mắt và trói chân tất cả thủy thủ vào cột buồm trên thuyền trước khi đi vào vùng biển của các nàng tiên cá. Riêng chàng không bịt tai để tự do thưởng thức vì chàng tự tin ở bản lĩnh của mình. Biết thưởng thức nghệ thuật cũng là một phẩm chất của ngưới anh hùng đây là một bước tiến bộ quá sớm của người cổ đại Hi Lạp.

Lạc vào hòn đảo của mụ phù thủy Kiexe, nhờ sự kiên trì nhẫn nại và chịu đựng, chàng lại thoát hiểm và cứu được cả đồng đội khỏi kiếp loài vật và ra đi an toàn.

Lạc vào hòn đảo có đường đi xuống âm phủ Odyssee gặp những linh hồn thân thuộc hỏi thăm được tình hình ở quê nhà.

Thuyền dạt vào hòn đảo có nữ thần Calypso xinh đẹp cô đơn bị thần Zeus đày đọa. Chàng đành ở lại đó làm người chồng bất đắc dĩ vì thuyền đã vỡ nát, không thể tự mình vượt được biển khơi. Suốt bảy năm trời sống buồn bã nơi đây, chàng không nguôi thương nhớ gia đình. Nhờ lệnh thần Zeus yêu cầu nữ thần Calypso tạo điều kiện cho Odyssee ra đi , chàng mới tiếp tục cuộc hành trình. Nữ thần ra sức năn nỉ chàng ở lại sống cuộc đời tự do, hạnh phúc trẻ mãi không già nhưng thất vọng.

Thuyền Odyssee lại lênh đênh trên biển và chịu một cơn bão lớn, dạt vào một tiểu vương quốc của công chúa Nodica, được nàng cứu sống và triều đình ưu ái, muốn giữ chàng làm phò mã truyền ngôi vua. Nhưng chàng vẫn một lòng xin về quê hương đoàn tụ gia đình. Mọi người thông cảm và khâm phục người anh hùng nổi tiếng từ cuộc chiến tranh thành Troie nên giúp đỡ chàng tiếp tục cuộc hành trình.

Khi về tới quê nhà, bản lĩnh của người anh hùng còn được thử thách một lần nữa mà không kém phần quyết liệt Odyssee khôn ngoan không chạy vội về nhà, biết đâu những nguy hiểm nào đó sẽ rình rập chờ anh ngay sau cánh cửa ! Odyssee đã gặp ông già chăn cừu ngoài đồng cỏ, họ nhận ra nhau trong căn lều cừu. Anh biết tình hình nguy hiểm trong nhà – một bọn quí tộc địa phương đang ép nàng Penelop nhận lời cầu hôn bằng cuộc thi đấu. Nàng đã chối từ, trì hoãn nhiếu lần, bọn chúng gây sức ép bằng cách đóng quân tạm trú trong nhà nàng khiến chủ nhà phải phục dịch vất vả. Nàng cho con trai là Telemac đi tìm hỏi thăm tin tức cha ở những vương quốc, thành bang láng giếng. Không ai biết tin tức gì về Odyssee. Nhưng họ vẫn đều tin rằng người anh hùng Odyssee muôn vàn trí xảo không thể chết…

Con trai người anh hùng buồn bã quay về thì  được gặp cha ở ngoài lều chăn cừu. Cha con gặp nhau mừng khôn xiết kể. Hai cha con bàn tính kế hoạch chống lại bọn cầu hôn. Nàng Penelop hẹn với họ rẵng nàng còn phải dệt tấm vải liệm cho người cha chồng cho tròn bổn phận nàng dâu, sau đó sẽ nhận lời cầu hôn. Đó là kế hoãn binh. Ngày dệt, đêm nàng âm thầm tháo gỡ ra. Một con nữ tỳ phản bội, dan díu với một kẻ cầm đầu lũ cầu hôn, đã để lộ việc dệt vải liệm của chủ. Bọn chúng rình bắt gặp và nàng không còn cách nào trì hoãn. Nàng hẹn ngày so tài cầu hôn. Odyssee giả làm ông lão hành khất, ghé vào nhà xin trú ngụ, được tiếp đãi theo tục lệ Hi Lạp. Odyssee còn muốn dò xét tình cảm và lòng chung thủy của người vợ để quyết định trước khi hành động. Khi biết chắc nàng vẫn mong chồng về, Odyssee cùng con trai và một số đầy tớ chuẩn bị phản công giành lại tất cả những của cải, cơ ngơi do công sức lao động gian khổ của chàng đã tạo dựng được. Cuộc thi đấu giữa những kẻ cầu hôn bắt đầu – họ phải giương được cây cung lớn của Odyssee để lại, bắn một mũi tên xuyên qua những chiếc vòng gắn trên cán hàng chục cây búa sắt xếp thẳng hàng – đó là bài tập bắn cung ngày xưa của vị vua anh hùng Odyssee. Trong lúc đó, người của Odyssee thu gom hết vũ khí của họ giấu vào một nơi. Bọn họ thất vọng vì không ai sử  dụng được cây cung của người anh hùng Odyssee. Ông già hành khất ung dung giương cung, lắp tên trước sự kinh ngạc của mọi người và bắn trúng đích. Odyssee chính thức xuất hiện, sai đóng chặt cửa, hai cha con bắt đầu tấn công tiêu diệt bọn cầu hôn.

Nàng Penelop còn thử thách chàng một lần chót mới chịu nhận chồng. Con chó già Acgos cố bò lê đến bên chân ông chủ cũ hôn hít rồi mới chịu ngã ra chết. Đến đây bản anh hùng ca còn thêm một đoạn vĩ thanh.(những kẻ cầu hôn trả thù kéo quân đến đánh, Odyssee chỉ huy chống lại quyết tiêu diệt hết kẻ thù. Nữ thần Athena xuất hiện khuyên chàng tha thứ. Odyssee nghe lời, lập lại hòa bình, xây dựng cuộc sống.

2. Odyssee – mẫu người anh hùng lí tưởng của thời đại :

Ngay ở cuối thiên sử thi Illiade, sự xuất hiện anh hùng Odyssee đã báo hiệu một nhân vật mới của thời đại, một lí tưởng mới của thời đại đã đến: TRÍ TUỆ.

Suốt cuộc hành trình trở về, Odyssee đã bộc lộ tất cả phẩm chất cần thiết của người anh hùng kiểu mới để đáp ứng yêu cầu thời đại.

Nếu Achille  là  hiện thân của SỨC MẠNH cùng  với những phẩm chất  chủ  yếu khác như QUYẾT CHIẾN, XẢ THÂN, TÌNH ĐỒNG ĐỘI… thì Odyssee là hiện thân của TRÍ THÔNG MINH.

Chẳng những là người “mưu trí sánh tựa thần linh”, Odyssee còn là người rất phong phú về tình cảm, chẳng những chung thủy một lòng với gia đình mà còn có óc phiêu lưu mạo hiểm dấn thân khám phá những chân trời xa lạ vì khát vọng tìm cách mở mang phát triển đất nước sau này. Chẳng những đủ gan dạ tỉnh táo vượt qua bao nguy hiểm, chàng còn đủ nghị lực vượt qua những sự quyến rũ của sắc đẹp và những hạnh phúc mới mẻ ngọt ngào chào đón. Hòn đảo của nữ thần Calypso khác nào thiên đường trên trần thế nhưng mỗi buổi chiều “ngày nào cũng như ngày nào, chàng ngồi trên bãi biển mà cõi lòng tan ra thành lệ“. Chàng nói: “không có cảnh vật nào đẹp bằng cảnh quê nhà”. Đó là tiếng nói lý trí của trái tim người anh hùng. Nữ thần Calypso bất tử trẻ đẹp muôn đời kiêu hãnh hỏi chàng:

– Vợ chàng hẳn bây giờ đã già lắm rồi. Nàng ấy có đẹp bằng ta không ?

Chàng thành thực đáp:

– Tôi biết, về nhan sắc Penelop vợ tôi không sao bì được với những nàng tiên trẻ đẹp như nàng. Vợ tôi chỉ là người trần. Còn nàng là vị thần bất tử không biết đến tuổi gia.  Tuy thế tôi vẫn mong muốn được trở lại quê nhà.(Nhà thơ Đức Henrich Heine đã ca ngợi sử thi này: Bài ca Odyssee vừa cổ xưa vừa vĩnh viễn trẻ trung).

Tương xứng với người anh hùng là vợ chàng – Penelop. Nàng được coi là hiện thân của đạo đức thanh cao, tên nàng đã trở thành biểu tượng của tình yêu chung thủy. Tấm vải liệm của nàng cũng trở thành hình ảnh của trinh tiết. Qua hai mươi năm chinh chiến và gian nan trong cuộc phiêu lưu tìm đường trở về, chàng chỉ khóc khi nghĩ đến nàng và bây giờ chàng khóc tràn trề khi ôm nàng trong tay ở chốn quê nhà.

Odyssee còn là người có tâm hồn nghệ sĩ, biết yêu quí, trân trọng cái đẹp và nghệ thuật nhưng không buông mình vào sự quá đỗi đam mê đến nỗi mất mạng khi đi qua vùng biển của những nàng tiên cá Sirens hát hay múa đẹp.

Hình tượng anh hùng Odyssee trí dũng song toàn, tình nghĩa thủy chung, chan chứa tình người là sự đánh dấu một bước tiến trong quá trình hoàn thiện CON NGƯỜI. Có thể coi Odyssee là mẫu người anh hùng lí tưởng thời hòa bình.

Con trai của họ là chàng trai trẻ Telemac, ngày cha lên đường viễn chinh cậu còn nhỏ xíu lẫm chẫm tập đi theo luống cày của cha ngoài ruộng, bây giờ đã là một thanh niên trưởng thành có ý thức bảo vệ mẹ và danh dự gia đình.

Trong cuộc đoàn tụ, Odyssee vẫn dạy bảo con: “Telemac con. Bây giờ con hãy nhớ lấy điều này: khi xông vào nơi chiến trận, con phải tỏ mặt anh hùng con chớ làm nhục dòng dõi cha ông. Cho đến nay chúng ta là những người lừng lẫy trong thiên hạ về sức mạnh, vềø trí tuệ và lòng dũng cảm”.

Cha của Odyssee – ông già Laot sung sướng cất cao tiếng gọi: “Hỡi các vị thần linh ! Ngày hôm nay đối với tôi đẹp đẽ biết chừng nào. Tôi sung sướng thấy con trai tôi và cháu tôi tranh luận về giá trị con người”.

IV. NGHỆ THUẬT SỬ THI

Tính hoành tráng đồ sộ của sử thi

Những bức tranh tả cảnh chiến trận dựng lại một quá khứ lừng lẫy sôi động của chiến tranh cổ đại. Lều trại san sát, chiến luỹ của đốI phương tường thành kiên cố, chói ngời ánh đuốc, những cuộc họp hội đồng binh sĩ bên ánh đuốc, giọng nói vang lên đanh thép của những anh hùng Akay (Akê en). Những cuộc bàn luận của các vị bô lão trên mặt thành Troie chỗ kia là lễ tế thần, chỗ khác là tiệc tùng đãi khách, lễ tang và những lời than khóc vang dội. Sử thi Illiade đã phát huy lốI kể chuyện đến đỉnh cao, vừa chấm phá lại vừa xen chi tiết tỉ mỉ rất hấp dẫn và sinh động.

Giọng kể chuyện khi gọi nhân vật, đặc biệt Homer hay dùng định ngữ kèm tẹn nhân vật. Đây là thủ pháp giúp người nghe dễ nhớ tên và tính cách nhân vật, chẳng hạn «Diomet dũng cảm, Ajax to như tháp chuông, Achill thần thánh, Athena đôi mắt cú mèo, Aphrodite tóc vàng, Hera mắt bò cái. Apollon bắn xa muôn dặm… ».

Lối văn so sánh rất ưa dùng, hình tượng hoá tính cách và hành động của nhân vật và cảnh vật giúp người nghe dễ nhớ và đánh giá, chẳng hạn « chàng như con sư tử xông vào» , chiếc khiên «như bức tường thành vững chắc», «sáng như vừng đông mới mọc», lời nói của anh «tuôn chảy như mật ong»…

Bên cạnh bút pháp hùng tráng sử thi tả cảnh hoành tráng, sôi động, Homer cũng vận dụng bút pháp trữ tình, như cảnh «Hector từ giã vợ con» đi quyết chiến với Achill cảnh « Hera lừa Zeus».

Đáng chú ý nữa là thủ pháp xây dựng nhân vật và tính cách. Nhân vật chính Achill của Illiade được miêu tả công phu. Chàng không có một quá trình lai lịch nhưng chỉ cần vài cảnh xuất hiện, đôi đoạn miêu tả đã in dấu ngay cho người đọc. Sự dũng mãnh của chàng khác hẳn vớI một Ulise (Odyssee) thận trọng khôn ngoan, tính toán, trí xảo. Nhưng Ulise khôn ngoan khác với ông già Nexto từng trải cuộc đời. Và Diomete kiêu hùng rất ghét anh hùng Paris thạo quyến rũ phụ nữ và ưa bắn lén…

Hai chiến tuyến với hàng trăm nhân vật anh hùng đa dạng tính cách, mỗi người một vẻ, được miêu tả chọn lọc, chấm phá nhưng rất ấn tượng và rõ nét.

Đặc biệt khi mô tả anh hùng chiến bại rõ là khó khăn hơn tả anh hùng chiến thắng. Chiến bại nhưng vận là kẻ anh hùng đáng ca ngợi

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.