Nguyên tắc phát hành tiền
Hai nguyên tắc phát hành tiền:
1. Nguyên tắc trữ kim (phát hành tiền khả hoán)
Phát hành tiền theo nguyên tắc trữ kim là việc phát hành tiền trên cơ sở có lượng vàng dự trữ tương đương làm đảm bảo.
Bạn đang xem: Nguyên tắc phát hành tiền
Việc phát hành tiền theo nguyên tắc này là để tránh sự mất giá của đồng tiền, các quốc gia phải dự trữ một số lượng vàng hoặc dự trữ một số ngoại tệ để làm bảo đảm cho lưu thông tiền tệ.
Xem thêm : Trợ cấp thôi việc bao nhiêu tiền?
Trước đây các ngân hàng chỉ phát hành một lượng tiền tương đương với dự trữ vàng và điều đó không làm cho tiền tệ mất giá vì khi tiền mặt mất giá người ta có thể đem tiền đến ngân hàng trung ương để đổi lấy vàng.
Sự phát hành tiền như vậy đã làm hạn chế số lượng tiền trong lưu thông và ảnh hưởng đến sản xuất và lưu thông hàng hóa vì nó có tính linh hoạt và chủ động phát triển kinh tế bị hạn chế. Vì vậy, sau này người ta thấy rằng có thể phát hành tiền nhiều hơn số vàng dự trữ vì rằng không phải tất cả mọi người đều đem tiền đổi lấy vàng một lượt với nhau.
Dần dần người ta thấy sử dụng vàng hoặc ngoại tệ làm bản vị khả hoán cho tiền giấy là không ổn thỏa và lần lượt các nước đều bỏ bản vị vàng khả hoán. Ngày nay các ngân hàng trung ương của các nước vẫn dự trữ vàng và ngoại tệ để can thiệp khi đồng tiền bị mất giá so với vàng hoặc ngoại tệ.
2. Nguyên tắc tín dụng (phát hành tiền tín dụng)
Phát hành tiền theo nguyên tắc tín dụng là việc phát hành tiền để cho vay nền kinh tế.
Xem thêm : Trái đất lớn đến mức nào? Bán kính, đường kính, chu vi
Theo nguyên tắc này, việc phát hành tiền không lệ thuộc vào dự trữ vàng mà lệ thuộc vào yêu cầu của nền kinh tế. Chủ yếu khối cung tiền tệ lệ thuộc vào sự tăng trưởng của nền kinh tế, sự thâm hụt của cán cân thanh toán quốc tế. Cải để đảm bảo cho giá trị tiền tệ ở đây không còn là vàng hay ngoại tệ nữa mà là lượng hàng hóa do chính quốc gia đó sản xuất được.
Ngày nay đa số các quốc gia đều áp dụng nguyên tắc phát hành tiền thông qua tín dụng, gọi là nguyên tắc tín dụng, hay nguyên tắc ngân hàng (banking principle).
Dựa vào nguyên tắc này, tiền ngân hàng được phát ra qua hai kênh chính thức là kênh ngân hàng thương mại và kênh kênh ngân sách Nhà nước.
Thực chất là ngân hàng trung ương cho vay các ngân hàng thương mại thông qua nghiệp vụ tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá trị hoặc là tạm ứng tạm thời cho ngân sách chi tiêu, việc ứng tiền cho ngân sách chi tiêu thường gây ra lạm phát nên các ngân hàng trung ương rất hạn chế phát hành tiền qua kênh này, khi ngân sách thiếu hụt thường Chính phủ sử dụng hình thức phát hành công trái để vay tiền dân chúng phục vụ cho chi tiêu. Sự tăng khối tiền cung ứng hoặc giảm thấp khối tiền cung ứng lệ thuộc vào chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức