Trào lưu là gì?
Khái niệm trào lưu
Một bộ phận, một yếu tố nào đó của lối sống nảy sinh vào phát triển đã lôi cuốn được đông đảo công chúng không phân biệt giai cấp, dân tộc, tôn giáo, thành phần… thì gọi là trào lưu. Trào lưu có thể đại diện cho một tư tưởng mới, một xu thế lành mạnh, một yếu tố tiến bộ trong lối sống.
Ví dụ, trào lưu văn hóa mới 1930 – 1945, trào lưu cách mạng 1945, trào lưu đổi mới sau đại học Đảng toàn quốc lần thứ VI v.v… song, trào lưu cũng có thể phản tiến bộ, phản văn hóa như trào lưu Hipi của Mỹ năm 19946 – 1968 và trào lưu “những đứa con của chúa” năm 1972 ở các nước Phương Tây, trào lưu mê tín dị đoan, làm giàu bất chính v.v…
Bạn đang xem: Trào lưu là gì?
Xem thêm : Tổng đài bảo hiểm xã hội Việt Nam – Số Hotline BHXH
Để có được trào lưu đòi hỏi phải có một lực lượng đi tiên phong, để xướng và khuếch trương trong cuộc sống. Sức lôi cuốn của trào lưu phụ thuộc vào sức hấp dẫn của vấn đề xướng và sự đáp ứng nhu cầu của công chúng.
Trào lưu liên quan đến những yếu tố thuộc về ý thức hệ, tư tưởng của con người, vì vậy, nó có tính bền vững nhất định và thường để lại những dấu ấn trong lối sống. Nếu nó được tất cả cộng đồng chấp nhận và tuân thủ theo thì nó trở thành một mặt, một yếu tố của lối sống. Nếu nó bị cộng đồng loại bỏ thì nó để lại hậu quả không nhỏ trong lối sống. Trào lưu làm thay đổi bộ mặt của đời sống xã hội, làm phong phú lối sống và giúp cho con người đạt được văn minh cuộc sống cao hơn.
Xem thêm : Xu hướng cải lương với Phan Chu Trinh
Trào lưu phụ thuộc trước hết vào trình độ văn minh của xã hội. Trình độ đó đã giúp cho con người hiểu được cái mới, tạo ra cái mới đáp ứng nhu cẩu của con người và đồng thời cũng giúp cho họ hiểu được sự lạc hậu, cổ hủ của cái cũ đang kìm hãm sự tự do cá nhân giúp họ loại bỏ nó và vươn tới cái mới, cái tốt đẹp và hạnh phúc của cuộc đời. Mặt khác, trào lưu còn phụ thuộc vào sự giao thoa lối sống giữa các vùng các dân tộc. Giai cấp, cá nhân… qua đó có thể chắt lọc được những cái mới, cái tốt đẹp để vươn tới hạnh phúc cuộc sống ngày càng cao.
(Nguồn tài liệu: TS. Nguyễn Thế Phán, Giáo trình Xã hội học, NXB Lao động Xã hội)
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức