Nguyên nhân, thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở TPHCM

0

1. Thực trạng ô nhiễm nguồn nước ở TP. HCM

thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở TPHCM
thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở TPHCM

Theo số liệu từ cuộc khảo sát của Sở Tài nguyên và Môi trường TP. HCM, hiện nay, mỗi

ngày hệ thống kênh rạch, sông ngòi trên địa bàn thành phố phải hứng chịu 40 tấn rác thải

sinh hoạt và 70.000m3 nước thải từ hoạt động sinh hoạt, sản xuất chưa qua xử lý thải trực

tiếp xuống.

Hình ảnh những dòng kênh nước đen ngòm, bốc mùi hôi đã trở nên quá quen thuộc với

người dân ở TP. HCM. Chất lượng nước ở các đoạn sông chính có nồng độ vượt quá tiêu

chuẩn cho phép từ 1.5 – 3 lần (Theo kết quả quan trắc của Tổng cục Môi trường thuộc Bộ

TNMT năm 2020).

Không những các kênh trong nội thành thành phố bị ô nhiễm, các con sông lớn – nơi cung

cấp nước sinh hoạt cho cả thành phố cũng đang trong tình trạng báo động.

Các nguồn nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nông nghiệp tác động đến nguồn

nước mặt sông Sài Gòn. Rất dễ bắt gặp hình ảnh rác thải nổi lềnh bềnh trên các con sông,

kênh rạch chết dần chết mòn vì rác.

Thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở TP. HCM ở mức báo động, chất lượng nguồn

nước mặt và nước ngầm ô nhiễm nặng nề kéo theo nhiều hệ lụy về sức khỏe, môi trường.

Đây là thách thức rất lớn đối với chính quyền và người dân. Nhất là khi nhiều nơi sử dụng

nguồn nước ngầm hoặc mua nước về để nấu nướng, ăn uống

2. Một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ở TP. HCM:

Nước thải sinh hoạt: Tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ kèm theo đó là sự bùng nổ về

dân số. TP. HCM là nơi tập trung đông dân nhất cả nước với 10 triệu người dân đang

sinh sống và làm việc, kèm theo lượng lớn nước thải sinh hoạt mỗi ngày môi trường. Tỷ

lệ xử lý nước thải đô thị của TP. HCM chỉ đạt 13,2% tổng lượng nước sinh hoạt (tính

đến hết năm 2020)

Nước thải công nghiệp: TP. HCM cũng là nơi có nhiều khu công nghiệp, cơ sở sản xuất,

kinh doanh có xả thải ra môi trường. Theo Trung tâm Nghiên Cứu Môi Trường Cộng

đồng, 70% nước thải từ các khu công nghiệp không qua xử lý mà xả thẳng ra môi

trường.

Nước thải bệnh viện: Với 107 bệnh viện đang hoạt động trên địa bàn phục vụ nhu cầu

khám chữa bệnh cho người dân 20 tỉnh thành, trung bình mỗi ngày, các bệnh viện thải

ra môi trường từ 17.000 – 20.000m3 nước thải và phàn lớn là chưa qua xử lý. Nước

thải y tế chứa nhiều vi rút, vi khuẩn gây bệnh và được xếp vào danh mục chất thải gây

nguy hại nhất.

3. Giải pháp nào cho tình trạng trên?

Với thực tình trạng ô nhiễm báo động trên, các nhà chức trách đã có nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước như:

Đẩy mạnh trạm xử lý nước thải tập trung.

Đẩy mạnh kêu gọi nguồn vốn ODA các nhà đầu tư tham gia đầu tư, xây dựng nhà máy XLNT.

Đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Tăng thu phí thoát nước và xử lý nước thải từ năm 2022 nhằm đảm bảo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải chịu trách nhiệm trả tiền.

 

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.