Các hiện tượng thẩm mỹ
Trong mỹ học Mác – Lênin đã từng tồn tại hai quan niệm đối lập nhau về bản chất của các hiện tượng thẩm mỹ: quan niệm của những người “duy tự nhiên“ cho những phẩm chất, các thuộc tính tự nhiên của các sự vật, hiện tượng giữ vai trò quyết định các sự vật hiện tượng ấy là hiện tượng thẩm mỹ. Ngược lại, quan niệm của những người “duy xã hội” lại xem vai trò quyết định là ở những nhận định của xã hội trong quá trình hoạt động thực tiễn đã đi đến “người hóa” những tính chất của các sự vật, các giá trị thẩm mỹ.
Để tránh những cực đoan ấy, một mặt cần xác nhận những cơ sở khách quan của các hiện tượng thẩm mỹ: đó là những kết cấu hình thức – nội dung, là màu sắc dáng vẻ, là mức độ hài hoà tương xứng giữa các bộ phận trong một chỉnh thể với nhau và chính sự vật trong tính chỉnh thể của nó với môi trường xung quanh.
Bạn đang xem: Các hiện tượng thẩm mỹ
Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đây, hiện tượng vẫn chưa xuất hiện với tư cách là các hiện tượng thẩm mỹ, vì vậy phải đi đến xem xét cơ sở chủ quan của các hiện tượng thẩm mỹ. Trong hoạt động của con người có ý thức nhằm đồng hóa thực tại biến thực tại, giới tự nhiên từ bỏ chỗ “tự nó” thành “cho ta” các thuộc tính như màu sắc, dáng vẻ, sự tương xứng … làm cho con người rung cảm, những rung cảm này không bắt nguồn trực tiếp từ sinh lý của con người chính khi đó các sự vật hiện tượng nói trên mới bộc lộ với tư cách là các hiện tượng thẩm mỹ. Như vậy, cơ sở của các hiện tượng thẩm mỹ là sự thống nhất giữa yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan, giữa các phẩm chất thuộc về các sự vật hiện tượng khách quan và những rung cảm của chủ thể khi thưởng ngoạn các thuộc tính thẩm mỹ ấy.
Các hiện tưởng thẩm mỹ xuất hiện trong cuộc sống rất đa dạng. Sự đa dạng ấy được thể hiện ở hai phương diện: Thứ nhất, bản thân các sự vật, hiện tượng có chứa đựng giá trị thẩm mỹ trong quan hệ với con người thực sự phong phú; Thứ hai, các trạng thái rung cảm ở con người phức tạp và không giống nhau, thậm chí đôi khi trái ngược nhau. Nhưng các hiện tượng thẩm mỹ không chỉ đa dạng mà còn thống nhất, chúng được xếp theo các xu hướng khác nhau, tùy thuộc vào giá trị thẩm mỹ mà chúng bộc lộ ra đối với chủ thể thẩm mỹ. Song dù cá thể có phức tạp đến mấy vẫn tồn tại sự tương đồng nhất định giữa các chủ thể thẩm mỹ với nhau, đó là một trong những cơ sở xác lập sự thống nhất của các hiện tượng thẩm mỹ với tiêu chí xác định.
Xem thêm : Chủ thể xã hội là gì?
Để phân loại các hiện tượng thẩm mỹ có hai loại tiêu chí chính:
Loại thứ nhất, áp dụng đối với các sự vật trong tự nhiên, bao gồm cả con người về phương diện hình thức của nó, căn cứ vào mức độ phát triển, hoàn thiện của các sự vật so với giống loài của mình.
Loại thứ hai, áp dụng đối với các hiện tượng xã hội, bao gồm cả con người xét về phương diện nội dung của nó, căn cứ vào mức độ phù hợp với tiến bộ xã hội. Trong trường hợp ít phổ quát hơn, còn có thể áp dụng loại tiêu chí thứ ba, đó là sự phù hợp với tính dân tộc, tính giai cấp, tính Đảng chính trị. Ở điều kiện có giai cấp và đấu tranh giai cấp tiêu chí này còn chi phối hai loại tiêu chí trên.
Căn cứ vào tiêu chí phân loại, có thể chia ra ba cặp hiện tượng thẩm mỹ cơ bản: đẹp – xấu, bi – hài, cao cả – thấp hèn trong đó có bốn hiện tượng được nghiên cứu sâu sắc và cho bốn phạm trù mỹ học cơ bản tương ứng: cái đẹp, cái bi, cái hài, cái cao cả.
Xem thêm : Hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai là gì? So sánh 2 loại hợp đồng
Trong đời sống thẩm mỹ có hiện tượng thẩm mỹ theo nghĩa đầy đủ ít xuất hiện, chỉ thường gặp các hiện tượng thẩm mỹ phát sinh của các hiện tượng thẩm mỹ cơ bản. Thí dụ hiện tượng đẹp có các dạng phái sinh: xinh, duyên dáng, dễ thương, ưa nhìn, quyến rũ, gợi cảm và một số phẩm chất ở con người đôi khi được xem xét dưới gốc độ thẩm mỹ: thông minh, nhân hậu, tốt bụng … Hiện tượng xấu có các dạng phái sinh: xấu xa, xấu xí, què quặt, thui chột … Hiện tượng thấp hèn có tác dụng phái sinh: đê tiện, khốn nạn, bỉ ổi … Hiện tượng cao cả có các dạng phái sinh: anh hùng, vĩ đại, hùng tráng, hùng vĩ … Hiện tượng bi có các dạng phái sinh: bi ai, bi lụy, thống khổ, bi đát … Hiện tượng hài có các dạng phái sinh: đáng nực cười, đáng châm biếm, đáng đả kích …
Một loại hiện tượng thẩm mỹ nữa cũng hay gặp đó là hiện tượng thẩm mỹ giáp ranh, chúng dường như vừa thuộc loại hiện tượng thẩm mỹ này, vừa thuộc loại hiện tượng thẩm mỹ kia, thí dụ hiện tượng bi hùng, hiện tượng bi hài.
Các hiện tượng thẩm mỹ có mối quan hệ biện chứng với nhau, có khả năng chuyển hóa lẫn nhau đối lập với đẹp là xấu, trong hiện tượng đẹp có yếu tố xấu cũng như trong hiện tượng xấu có yếu tố đẹp. Đẹp và xấu giả định lẫn nhau. Vì vậy, chỉ được xem là đẹp, là xấu trong những xu hướng, những quan hệ nhất định. Khi quy mô tính chất của hiện tượng đẹp quá lớn, yếu tố xấu trong nó triệt tiêu hoặc nhỏ không đáng kể, hiện tượng đẹp vượt độ, trở thành cao cả. Ngược lại, khi quy mô, tác hại của hiện tượng xấu quá lớn, yếu tố đẹp trong nó không còn đáng kể, hiện tượng xấu vượt độ mà thành thấp hèn. Đó là kiểu quan hệ theo cấp độ.
Hiện tượng đẹp luôn luôn tồn tại trong trạng thái đấu tranh với hiện tượng xấu. Trong trường hợp nó bị thất bại trong cuộc đấu tranh ấy sẽ xuất hiện hiện tượng bi. Ngược lại hiện tượng xấu thường đội lốt, ngụy trang trong yếu tố đẹp mỏng manh mà nó có ít nhiều. Khi việc ngụy trang thất bại bất ngờ, bản chất xấu phơi bày đột ngột sẽ xuất hiện hiện tượng hài. Đây là mối quan hệ theo tình thái.
Trong đời sống xã hội, cùng một hiện tượng nhưng được đánh giá về phương diện thẩm mỹ theo các cách khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Nguyên nhân của tình trang này là ở những cá nhân khác nhau, cộng đồng người, tập đoàn người khác nhau có mục đích sống khác nhau. Đó là mối quan hệ theo thời gian và không gian của các hiện tượng thẩm mỹ.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức