Thanh toán nhờ thu (collection of payment)
Thanh toán nhờ thu là gì? Quy trình thanh toán nhờ thu được thực hiện thế nào?
Nội Dung
1. Khái niệm
Thanh toán nhờ thu (collection of payment) là phương thức thanh toán mà trong đó người xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ chuyển giao hàng hóa, tiến hành ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền hàng ở người nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu do mình lập ra.
Bạn đang xem: Thanh toán nhờ thu (collection of payment)
2. Thành viên tham gia thanh toán
Tham gia vào collection of payment có một số các thành viên sau dây:
Người nhờ thu (còn gọi là người ủy thác thu hay người hưởng lợi) có thể là người xuất khẩu, người bán, chủ nợ.
Người trả tiền nhờ thu có thể là người nhập khẩu, người mua, người nhận dịch vụ hoặc con nợ.
Ngân hàng nhận nhờ thu (còn gọi là ngân hàng ủy thác thu, ngân hàng xuất khẩu hay ngân hàng hưởng lợi) là ngân hàng phục vụ người nhờ thu.
Ngân hàng xuất trình nhờ thu (còn gọi là ngân hàng thu tiền hay ngân hàng nhập khẩu) là ngân hàng đại lý của ngân hàng phục vụ người nhờ thu, ngân hàng xuất trình nhờ thu ở tại nước nhập khẩu hoặc có thể là ngân hàng phục vụ người nhập khẩu.
3. Các loại nhờ thu
Có hai loại nhờ thu, là nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ.
Nhờ thu trơn (clean collection) là phương thức thanh toán nhờ thu mà trong đó, người xuất khẩu ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền ở người nhập khẩu dựa trên hối phiếu do mình lập ra, còn các chứng từ hàng hóa được gửi thẳng cho người nhập khẩu để đi nhận hàng, tức là không kèm theo một chứng từ nào ngoài hối phiếu.
Xem thêm : Thực dân Pháp mở rộng đánh chiếm ra Bắc – Sự sụp đổ hoàn toàn của nhà nước phong kiến triều Nguyễn
Nhờ thu trơn ít sử dụng để thanh toán ngoại thương vì khó đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất khẩu.
Quy trình thanh toán nhờ thu trơn được tiến hành theo sơ đồ như sau:
Nội dung:
- (*) Người xuất khẩu chuyển giao hàng hóa, đồng thời chuyển giao bộ chứng từ hàng hóa cho người nhập khẩu.
- (1) Người xuất khẩu lập hối phiếu đòi tiền người nhập khẩu và ủy nhiệm gửi ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền người nhập khẩu.
- (2) Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu chuyển hối phiếu qua ngân hàng phục vụ bên nhập khẩu để nhờ thu tiền người nhập khẩu.
- (3) Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu đòi tiền người nhập khẩu hoặc yêu cầu người nhập khẩu ký chấp nhận hối phiếu.
- (4) Người nhập khẩu thanh toán tiền cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng phục vụ.
- (5) Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu chuyển tiền qua ngân hàng phục vụ người xuất khẩu.
- (6) Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu thanh toán tiền cho người xuất khẩu bằng cách ghi có và báo có cho nhà xuất khẩu.
Thanh toán clean collection cũng khó đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu, nên người ta ít sử dụng clean collection mà sử dụng nhờ thu kèm chứng từ.
Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection) là phương thức thanh toán nhờ thu mà trong đó, người xuất khẩu ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền ở người nhập khẩu không những chỉ dựa vào hối phiếu do mình lập ra mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hóa gửi kèm theo, với điều kiện là ngân hàng chỉ trao bộ chứng từ hàng hóa cho người nhập khẩu để di nhận hàng sau khi họ trả tiền (trường hợp này gọi là nhờ thu trả tiền đổi chứng từ Documents against payment – D/P) hoặc ký chấp nhận trả tiền trên hối phiếu (trường hợp này gọi là nhờ thu chấp nhận đổi chứng từ – Document agains acceptance – D/A).
Quy trình thanh toán nhờ thu kèm chứng từ được tiến hành theo sơ đồ như sau:
Nội dung:
- (*) Người xuất khẩu xuất chuyển hàng hóa cho người nhập khẩu.
- (1). Người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán gồm chứng từ hàng hóa và hối phiếu gửi tới ngân hàng để nhờ ngân hàng thu hộ tiền hàng.
- (2). Ngân hàng xuất khẩu chuyển bộ chứng từ thanh toán qua ngân hàng nhập khẩu để nhờ thu hộ tiền hàng từ người nhập khẩu.
- (3). Ngân hàng nhập khẩu xuất trình giấy nhờ thu để thu tiền ở người nhập khẩu (hoặc yêu cầu người nhập khẩu ký chấp nhận hối phiếu).
- (4). Người nhập khẩu trả tiền (D/P) hoặc ký chấp nhận hối phiếu (D/A).
- (5). Ngân hàng nhập khẩu trao bộ chứng từ hàng hóa để người nhập khẩu đi nhận hàng.
- (6) Ngân hàng nhập khẩu chuyển tiền cho nhà xuất khẩu hoặc thông báo về D/A qua ngân hàng xuất khẩu.
- (7). Ngân hàng xuất khẩu thanh toán tiền cho người xuất khẩu hoặc thông báo nội dung D/A.
4. Văn bản luật pháp điều chỉnh thanh toán nhờ thu
Xem thêm : Hoàn cảnh lịch sử ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam
Để tiến hành thanh toán theo phương thức nhờ thu, bản xuất khẩu phải lập chỉ thị nhờ thu, kèm theo các chứng từ nhờ thu, gửi tới ngân hàng ủy thác. Các ngân hàng tham gia nghiệp vụ nhờ thu chỉ
được thực hiện theo đúng chỉ thị, với nội dung phù hợp quy định URC (The Uniform Rules for Collection) được dẫn chiếu.
URC là “Quy tắc thống nhất về nhờ thu chứng từ thương mại do Phòng Thương mại Quốc tế ICC (International Chamber of Commerce) ban hành, số xuất bản 522 – năm 1995 có giá trị hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1996. URC là văn bản pháp lý để điểu chỉnh quan hệ giữa ngân hàng thương mại với người nhờ thu. URC thường bao gồm những nội dung chủ yếu như: Người yêu cầu nhờ thu; Người trả tiền nhờ thu; Ngân hàng nhận ủy thác thu; Ngân hàng xuất trình ủy nhiệm thu; Số tiền nhờ thu; Bộ chứng từ nhờ thu; Điểu kiện thanh toán; Phí nhờ thu phải trả; Cách thanh toán và thông báo; Xử lý khi bị từ chối;
– Về điều kiện thanh toán: khách hàng chỉ thị rõ đối với ngân hàng về yêu cầu thanh toán của mình. Cụ thể là thanh toán theo điều kiện D/P hay D/A?
Nếu theo điều kiện D/A, bên nhập khẩu sẽ chỉ được ngân hàng trao bộ chứng từ hàng hóa để đi nhận hàng, sau khi họ đã ký chấp nhận trả tiền trên hối phiếu.
Nếu theo điều kiện D/P, bên nhập khẩu sẽ chỉ được ngân hàng trao bộ chứng từ hàng hóa sau khi đã thanh toán đủ số tiền ghi trên hối phiếu.
– Về chi phí nhờ thu: Thông thường bên xuất khẩu chịu toàn bộ phí nhờ thu gửi đi, gửi đến; hoặc bên xuất khẩu chịu phí nhờ thu của ngân hàng nhận ủy thác thu, bên nhập khẩu chịu phí của ngân hàng xuất trình giấy nhờ thu. Trường hợp nhờ thu bị từ chối thanh toán một cách hợp lệ, có thể bên xuất khẩu phải chịu luôn cả phí của ngân hàng xuất trình.
– Cách xử lý của ngân hàng khi bên nhập khẩu từ chối trả tiền hoặc từ chối chấp nhận hối phiếu, hoặc bên nhập khẩu không có khả năng thanh toán: Thông thường, khi bên nhập khẩu có biên bản từ chối trả tiền (hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu) ngân hàng xuất trình phải thông báo ngay tình trạng này cho ngân hàng nhận ủy thác thu và thực hiện theo các yêu cầu nêu trong chỉ thị nhở thu. Các yêu cầu đó có thể là: thực hiện kháng nghị hối phiếu; tổ chức bán đấu giá hàng hóa hoặc liên hệ người mua khác; lưu kho và bảo hiểm hàng hóa trong khi chờ chỉ thị xử lý tiếp theo; tổ chức đưa hàng về lại nước người nhập khẩu. Như vậy, với phương thức thanh toán bằng nhờ thu, dù là nhờ thu kèm chứng từ, rủi ro đến với bên xuất khẩu vẫn là một vấn đề rất đáng quan tâm. Do vậy, trước khi quyết định lựa chọn phương thức thanh toán này, cần xem xét kỹ lưỡng về uy tín, thiện chí và khả năng thanh toán của người nhập khẩu, để có thể hạn chế rủi ro thanh toán.
(Nguồn tài liệu: TS. Lê Thị Mận, Lý thuyết Tài chính Tiền tệ)
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức