Lý thuyết về đại diện (Agency theory)
Lý thuyết về đại diện (Agency theory).
Lý thuyết về đại diện (còn gọi là lý thuyết giữa người chủ và người đại diện), một lý thuyết cổ điển trong kinh tế học tổ chức, do Ross (1973) là người đầu tiên đề xướng. Lý thuyết này nhằm giải thích mối quan hệ kinh tế hai bên (như giữa chủ và người làm công, giữa giám đốc điều hành và cổ đông, giữa người mua và người bán) có mục tiêu không đồng nhất với nhau. Mục đích của lý thuyết về đại diện là để xác định rõ các hợp đồng và các điều kiện tối ưu thực hiện hợp đồng nhằm giảm thiểu hậu quả xấu xảy ra. Dựa trên giả thiết cốt lõi rằng con người có bản tính tư lợi và sợ rủi ro, lý thuyết này có thể được áp dụng ở cấp độ cá nhân hoặc tổ chức
Bạn đang xem: Lý thuyết về đại diện (Agency theory)
Xem thêm : Trịnh Hoài Đức – Sáng cùng nhật nguyệt rạng trời Nam
Hai bên trong lý thuyết này là người chủ và người đại diện quản lý; người chủ thuê người đại diện thay mặt của mình để thực hiện một số nhiệm vụ. Trong khi mục tiêu của người chủ đòi hỏi hoàn thành nhanh, có hiệu quả các nhiệm vụ được giao, thì mục tiêu của người đại diện là làm việc theo tiến độ riêng của mình, tránh các rủi ro và tìm kiếm lợi ích cá nhân (như thu nhập cá nhân) trong số lợi ích của công ty. Do đó, các mục tiêu của họ không tương thích.
Bản chất của vấn đề có thể là do thiếu thông tin giữa hai bên. Do người chủ không có đầy đủ thông tin về phẩm chất đạo đức của người đại diện hoặc không đủ thông tin để đánh giá chính xác các kỹ năng của người đại diện. Việc thiếu thông tin như vậy có thể dẫn đến hệ quả là người đại diện không nỗ lực để hoàn thành tốt công việc được giao (rủi ro đạo đức); hoặc không hoàn thành công việc do thiếu kiến thức chuyên môn hoặc thiếu kỹ năng giải quyết công việc (rủi ro do lựa chọn). Các hợp đồng thông thường dựa trên hành vi (thời gian làm việc) để trả lương hàng tháng và như vậy không thể giải quyết được vấn đề này.
Xem thêm : Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918)
Do vậy, lý thuyết về đại diện khuyến cáo xây dựng hợp đồng lao động dựa trên kết quả làm việc (đầu ra), chẳng hạn như tiền hoa hồng hoặc tiền thưởng được trả dựa trên mức độ hoàn thành công việc. Hoặc có thể ký kết hợp đồng hỗn hợp vừa dựa trên hành vi (thời gian làm việc), vừa dựa vào kết quả công việc. Các hợp đồng ủy quyền mua bán chứng khoán cho nhân viên là ví dụ về loại hợp đồng dựa trên kết quả, trong khi lương của nhân viên là một hợp đồng dựa trên hành vi.
Lý thuyết về đại diện cũng khuyến cáo một số công cụ mà người chủ có thể sử dụng để nâng cao hiệu quả của hợp đồng dựa trên hành vi, chẳng hạn như đầu tư cải thiện cơ chế giám sát (như thuê giám sát viên) để tránh tình trạng thông tin không đầy đủ; xây dựng các hợp đồng có thời hạn, việc gia hạn phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của các đại lý hoặc bằng cách điểu chỉnh tiêu chí mô tả công việc sao cho thuận lợi hơn cho quá trình đánh giá hiệu quả công việc đã giao.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức