Xác định nhu cầu vốn thành lập doanh nghiệp
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp mới ra đời ngày càng nhiều, với loại hình và ngành nghề kinh doanh đa dạng. Tại Việt Nam, chính sách của Nhà nước ta là khuyến khích mọi người kể cả tổ chức, cá nhân nước ngoài có điều kiện đứng ra lập doanh nghiệp, kể cả ở trong nước và ở nước ngoài.
1. Điều kiện thành lập doanh nghiệp
Thành lập doanh nghiệp là việc thiết lập một tổ chức kinh tế nhằm sản xuất, cung ứng dịch vụ, hàng hoá đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và thông qua đó chủ doanh nghiệp thu được lợi nhuận.
Bạn đang xem: Xác định nhu cầu vốn thành lập doanh nghiệp
Trong điều kiện kinh tế thị trường, việc lập doanh nghiệp trước hết phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường. Chính cầu của thị trường là cơ hội của việc kinh doanh. Nhưng chỉ khi nào cung nào đó về hàng hoá, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của thị trường thì người kinh doanh mới có cơ hội thu được lợi nhuận như mong muốn. Tuy vậy, việc kinh doanh cũng phải tôn trọng pháp luật để đảm bảo lợi ích chung toàn xã hội.
Có 2 điều kiện cơ bản để thành lập một doanh nghiệp, đó là điều kiện kinh tế – tài chính và điều kiện pháp lý.
a. Điều kiện kinh tế – tài chính:
Điều kiện kinh tế – tài chính đòi hỏi ở người khởi nghiệp hai vấn đề, đó là có nghề và có vốn.
– Về nghề: Người khởi nghiệp là cá nhân phải có khả năng tổ chức sản xuất, kinh doanh để cung ứng sản phẩm, dịch vụ nào đó mà pháp luật không cấm cho nhu cầu xã hội và có thể thu được lợi nhuận. Trường hợp chủ doanh nghiệp là tổ chức cũng phải có khả năng tương tự và có đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành kinh doanh đáp ứng được tiêu chuẩn mà pháp luật yêu cầu.
Đối với ngành nghề đòi hỏi chứng chỉ hành nghề thì nhân sự chủ chốt của doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề.
– Về vốn: Chủ doanh nghiệp phải có số vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh, đó là vốn đầu tư ban đầu (với doanh nghiệp tư nhân) hoặc vốn điều lệ (với doanh nghiệp khác).
Xem thêm : Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ (1969-1972)
+ Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ Công
Thông thường vốn đầu tư ban đầu hoặc vốn điều lệ là do doanh nghiệp tự đăng ký khi lập hồ sơ đăng ký kinh doanh. Nhưng đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện pháp luật đòi hỏi cơ quan quản lý phải thẩm định trước khi cấp giấy phép thành lập, hoạt động rồi mới
được đăng ký kinh doanh thì mức vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định.
+ Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp.
b. Điều kiện pháp lý:
Điều kiện pháp lý đòi hỏi khi lập doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân phải thực hiện đúng những quy định của pháp luật về trách nhiệm dân sự, về điều kiện kinh doanh.
– Về trách nhiệm dân sự:
Pháp luật cấm những tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập doanh nghiệp (kể cả việc quản lý doanh nghiệp) tại Việt Nam:
- Cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang sử dụng tài sản Nhà nước thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.
- Cán bộ, công chức, theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong lực lượng quân đội, công an.
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu Nhà nước (trừ người được uỷ quyền cử làm đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác).
- Người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên.
- Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị toà án cấm hành nghề kinh doanh.
- Các trường hợp khác theo quy định của Luật phá sản.
– Về điều kiện kinh doanh:
Xem thêm : Nghệ thuật Nguyên thủy
Ngoài điều kiện kinh tế – tài chính trên đây, khi thành lập doanh nghiệp chủ doanh nghiệp phải thực hiện các quy định khác của pháp luật như:
- Lập đầy đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh theo từng loại hình doanh nghiệp.
- Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không thuộc lĩnh vực cấm kinh
- Có trụ sở chính, tên doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp.
- Nộp lệ phí đăng ký kinh
Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Xác định nhu cầu vốn thành lập doanh nghiệp
Để thành lập một doanh nghiệp, một trong những điều kiện phải có là hình thành vốn đầu tư ban đầu (đối với doanh nghiệp tư nhân) hoặc vốn điều lệ (đối với các loại hình doanh nghiệp khác). Số vốn ấy là bao nhiêu phụ thuộc vào 2 trường hợp:
- Trường hợp kinh doanh ngành nghề mà pháp luật có qui định mức vốn tối thiểu (vốn pháp định) thì bắt buộc người khởi nghiệp phải có đủ mức vốn tối thiểu, còn khả năng có vốn nhiều hơn thì không hạn chế.
- Trường hợp ngành nghề không quy định mức vốn tối thiểu thì vốn thành lập doanh nghiệp là do người khởi nghiệp quyết định.
Nhu cầu vốn thành lập doanh nghiệp thông thường là số vốn cần thiết ban đầu cho những khoản đầu tư, chi phí phải bỏ ra ngay. Trong quá trình kinh doanh, khi đã có tư cách pháp nhân, doanh nghiệp có thể huy động các nguồn vốn để bổ sung. Nhu cầu vốn đầu tư ban đầu bao gồm: các chi phí ban đầu cho việc thành lập doanh nghiệp, vốn đầu tư vào tài sản cố định, vốn đầu tư vào tài sản lưu động.
Nhu cầu vốn thành lập doanh nghiệp được lập theo dự kiến (kế hoạch) trong 3 đến 5 năm đầu. Còn nguồn vốn nào để hình thành vốn ban đầu, vốn điều lệ thì phải căn cứ vào quy định của từng loại hình doanh nghiệp là doanh nghiệp tư nhân hay công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, nhiều thành viên, công ty cổ phần, công ty hợp danh… để sắp xếp.
Sau đây là mẫu các bản dự toán cần lập khi thành lập doanh nghiệp.
(Nguồn tài liệu: TS. Phạm Thanh Bình, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, 2009)
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức