Thanh toán quốc tế: Cơ sở và Phương tiện thanh toán
Nội Dung
1. Cơ sở của thanh toán quốc tế
Các nước trên thế giới đều có mối liên hệ với nhau về nhiều mặt như: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và các quan hệ khác. Các quan hệ kinh tế và phi kinh tế đó phải được kết thúc bằng việc trả tiền, việc trả tiền giữa các quốc gia gọi là thanh toán quốc tế.
dây:
Như vậy, thanh toán quốc tế căn bản dựa trên các cơ sở sau
– Quan hệ ngoại thương (xuất nhập khẩu hàng hóa).
– Quan hệ cung cấp và nhận dịch vụ quốc tế.
– Quan hệ tài chính quốc tế.
– Quan hệ tín dụng quốc tế.
– Các quan hệ kinh tế và phi kinh tế quốc tế khác.
2. Phương tiện thanh toán quốc tế
Trong thanh toán quốc tế có thể dùng vàng, ngoại tệ tiền mặt, cũng có thể sử dụng các phương tiện thanh toán không bằng tiền mặt.
Vì khoảng cách địa lý giữa các quốc gia, nếu sử dụng vàng, ngoại tệ tiền mặt để thanh toán rất bất lợi, nên trong thanh toán người ta sử dụng các phương tiện thanh toán không bằng tiền mặt là phổ biến, như hối phiếu, lệnh phiếu, sắc.
2.1. Hối phiếu
Xem thêm : Truyện ngụ ngôn là gì?
Hối phiếu (Bill of exchange or Draft) là phương tiện thanh toán được sử dụng rất rộng rãi và thông dụng trong thương mại quốc tế.
Hối phiếu là một mệnh lệnh trả tiền võ điều kiện của một người (người xuất khẩu; người bán; chủ nợ;) cho một người (người nhập khẩu; người mua; con nợ;.), yêu cầu người này phải trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi quy định trong hối phiếu hoặc theo lệnh của người này hay trả cho người cầm hối phiếu tại một địa điểm nhất định, trong một thời gian nhất định.
2.2. Lệnh phiếu
Lệnh phiếu (Promissory Note) là lời hứa bằng văn bản do một người (người mua hàng trả chậm, người nhập khẩu.) ký phát trao cho người khác (người bán hàng trả chậm, người xuất khẩu.) để cam kết rằng, đến một thời hạn xác định hoặc đến một ngày có thể xác định được trong tương lai, sẽ trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi ghi trên lệnh phiếu hoặc theo lệnh của người này.
2.3. Séc
Séc (Cheque – check) là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện của người chủ tài khoản tiền gửi, ra lệnh cho ngân hàng phục vụ mình trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định để trả cho người có tên trong séc, hoặc trả theo lệnh của người này, hay trả cho người cầm séc.
Những thành viên có liên quan đến việc thanh toán séc bao gồm:
– Người ký phát séc: Là người chủ tài khoản tiền gửi thanh toán ở ngân hàng.
– Người thụ lệnh: Là ngân hàng thương mại phục vụ người ký phát séc.
– Người hưởng lợi: Là người sẽ nhận số tiền hoặc là người có quyền hưởng lợi số tiền ghi trên tờ séc.
Séc được xem là một phương tiện thanh toán khá phổ biến trên thế giới vào những thập niên của thế kỷ XIX, và đầu thế kỷ XX. Nhưng đến giữa thế kỷ XX và bước sang thế kỷ XXI các loại thẻ thanh toán (payment cards) lại được sử dụng thịnh hành nên sức sử dụng trong thanh toán nội địa và thanh toán quốc tế ít dẫn đi.
Nhìn chung, các nước sử dụng séc làm phương tiện thanh toán quốc tế đều áp dụng những quy định có liên quan đến việc lưu thông séc trong công ước Giơnevợ năm 1931 (Conventions for cheque 1931).
2.4. Thẻ thanh toán quốc tế
Xem thêm : Khấu hao tài sản cố định là gì? Phạm vi và thời điểm trích khấu hao
Thẻ thanh toán là một phương tiện chi trả hiện đại ra đời từ đầu thế kỷ XX. Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà người chủ sở hữu thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán thẻ.
Việc thanh toán có thể được thực hiện bằng các máy đặc biệt được lắp đặt tại các cửa hàng, như máy chà hóa đơn, máy xử lý cấp phép tự động có nối mạng trực tiếp với trung tâm xử lý thẻ. Cơ sở chấp nhận thẻ là các đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ mà ở đó có chấp nhận thanh toán bằng thẻ chi trả quốc tế. Những cơ sở này phải có ký hợp đồng với các thành viên của hiệp hội thẻ quốc tế.
Khi thẻ thanh toán ra đời dẫn dần đã thay thế một phần thanh toán bằng séc, thẻ thanh toán chủ yếu phục vụ cho mục đích tiêu dùng. Thẻ thanh toán không thích hợp cho việc mua bán hàng hóa có giá trị lớn.
Thẻ thanh toán ra đời đầu tiên ở Mỹ vào năm 1914, nhưng nó thực sự phát triển trong những năm 1950. Ở Châu Âu thẻ thanh toán xuất hiện vào năm 1965 và thực sự phát triển kể từ năm 1971.
Thể thanh toán quốc tế có rất nhiều loại, nếu phân loại theo tài khoản có hai loại:
Thẻ tín dụng (Credit card): là loại thể dùng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hay rút tiền mặt khi chủ thể sử dụng thẻ. ngân hàng chỉ được ghi nợ vào tài khoản của khách hàng sau một thời gian nhất định. Thông thường cuối mỗi tháng ngân hàng sẽ gửi cho chủ thẻ một bảng kê hóa đơn và yêu cầu chủ thủ dối chiếu để thanh toán.
Mỗi thể đậu có một hạn mức tín dụng riêng. Khi chủ thể sử dụng thì mà chưa đến ngày thanh toán, lúc đó họ không sử dụng tiền của mình mà đang sử dụng tiến của ngân hàng, tức là ngân hàng đang cung cấp tín dụng cho chủ thẻ. Chính vì thế, thẻ tín dụng được xem là một phương tiện chi trả, đồng thời cũng là một hình thức tín dụng tiêu dùng hiện đại. Thẻ tín dụng ngày càng được phát triển và mang tính chất phổ biến, khẳng định tính tiện lợi, hữu dụng của mình.
– Thẻ ghi nợ (Debit card): là loại thẻ được dùng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hay rút tiền. Khác với Credit card là khi chủ thẻ sử dụng thẻ thì ngay lập tức ngân hàng sẽ ghi nợ vào tài khoản của chủ thẻ. Thông thường đối với thẻ ghi nợ chủ thẻ phải ký quỹ đầy dủ trước vào tài khoản và mỗi thẻ chỉ có một hạn mức thanh toán mà người sử dụng không được sử dụng vượt quá hạn mức này. Loại thẻ này ít được sử dụng rộng khắp trên thế giới mà thường chỉ được sử dụng theo khu vực hoặc theo nước, bởi tính chất ghi nợ ngay lập tức của nó.
Ở Việt Nam, thẻ tín dụng bắt đầu có mặt từ cuối tháng 7 năm 1990. Đến nay có nhiều ngân hàng đã là thành viên của các tổ chức phát hành thẻ tín dụng quốc tế như: Vietcombank, Eximbank, ACB, Techcombank, EAB, v.v…..
Các phương thức thanh toán quốc tế:
- Chuyển tiền (Remittance)
- Thanh toán nhờ thu (collection of payment)
- Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary credits)
(Nguồn tài liệu: TS. Lê Thị Mận, Lý thuyết Tài chính Tiền tệ)
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức