Thị trường hối đoái là gì? Các chủ thể tham gia và Nghiệp vụ

0

1. Khái niệm thị trường hối đoái

Thị trường hối đoái (Foreign Exchange Market) còn gọi là thị trường ngoại hối hoặc thị trường ngoại tệ.

Foreign Exchange Market là thị trường quốc tế, là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua – bán các ngoại tệ và các phương tiện thanh toán có giá trị bằng ngoại tệ.

Trên thị trường hối đoái mua bán loại hàng hóa đặc biệt – đó là ngoại tệ và các phương tiện thanh toán có giá trị như ngoại tệ, vì vậy so với các thị trường khác, thị trường hối đoái có đặc điểm riêng biệt: Thứ nhất, thị trường hối đoái là thị trường mang tính quốc tế chứ không phải chỉ đóng khung trong phạm vi một quốc gia, vì hàng hóa mua bán trên thị trường là ngoại hối.

Thứ hai, thị trường hối đoái hoạt động liên tục 24 giờ / 24 giờ, bởi có sự chênh lệch múi giờ giữa các quốc gia, giữa các châu lục.

Chính vì vậy mà tỷ giá hối đoái được niêm yết liên tục trên thị trường. Tỷ giá hối đoái được hình thành một cách hợp lý, linh hoạt thông qua sự cọ sát của cung – cầu ngoại tệ trên thị trường.

Thứ ba, Foreign Exchange Market là thị trường không có trụ sở riêng biệt, cũng không có một địa điểm hoặc bãi đất trống nào giành riêng cho thị trường này, các giao dịch hối đoái diễn ra tại các ngân hàng thương mại có kinh doanh ngoại hối.

Ở thị trường hối đoái có nhiều phương tiện giao dịch được sử dụng để thực hiện các nghiệp vụ hối đoái như điện thoại, Telex, fax, Swift (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunications – Hệ thống truyền tin điện tử liên ngân hàng toàn cầu).

2. Các chủ thể tham gia thị trường hối đoái

Bất kỳ doanh nghiệp, cá nhân hay một chủ thể kinh tế nào muốn đổi một đồng tiền nước này sang đồng tiền nước khác, đều trở thành chủ thể tham gia vào thị trường hối đoái.

Tùy theo luật lệ riêng của mỗi quốc gia mà việc quy định chủ thể tham gia thị trường hối đoái có thể khác nhau, nhưng nói chung chủ thể tham gia vào thị trường hối đoái thường bao gồm:

2.1. Doanh nghiệp

Những doanh nghiệp có chức năng xuất, nhập khẩu. Do nhu cầu buôn bán, đầu tư với các thương nhân nước ngoài, mà các doanh nghiệp này vừa là chủ thể có nhu cầu về ngoại tệ, vừa là chủ thể có nguồn cung ứng ngoại tệ. Khi thực hiện chức năng xuất khẩu thì các doanh nghiệp này trở thành chủ thể cung ứng ngoại tệ. Ngược lại, thực hiện chức năng nhập khẩu, các doanh nghiệp này lại cần phải có đồng tiền của nước xuất khẩu hoặc đồng tiền của một nước thứ ba nào đó được nước xuất khẩu chấp nhận, lúc này doanh nghiệp trở thành chủ thể có nhu cầu ngoại tệ. Tham gia thanh toán quốc tế có nhiều loại chủ thể, nhưng các doanh nghiệp được xem là chủ thể hình thành nên khối lượng mua và bán ngoại hối lớn nhất trên thị trường hối đoái.

2.2. Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại tham gia vào thị trường hối đoái có thể là người trung gian cho các khách hàng cần giao dịch trên thị trường hối đoái; cũng có thể để thực hiện một số giao dịch cho chính bản thân của ngân hàng thương mại nhằm cân đối ngoại tệ.

Dù là người trung gian phục vụ khách hàng hay cho chính ngân hàng thương mại thì ngân hàng thương mại tham gia thị trường cũng với mục đích tìm kiếm lợi nhuận.

2.3. Nhà môi giới

Các nhà môi giới là chủ thể trung gian trong các giao dịch ngoại hối được pháp luật quy định. Họ là người trung gian giữa các ngân hàng, giữa ngân hàng với doanh nghiệp hoặc giữa các doanh nghiệp với nhau để tạo điều kiện cho cung và cầu ngoại tệ tiếp xúc nhau.

Các nhà môi giới được hưởng phí môi giới theo từng chuyến giao dịch mà họ mang lại những tiện ích cho khách hàng của họ.

2.4. Ngân hàng trung ương

Khác với ngân hàng thương mại, ngân hàng trung ương tham gia thị trường hối đoái không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì sự ổn định tiền tệ, trong đó ổn định tỷ giá hối đoái là một nội dung của chính sách ổn định tiền tệ.

Ngân hàng trung ương không chỉ có trách nhiệm phát hành tiền tệ của quốc gia và quản lý cung ứng tiền tệ, mà nó còn có nhiệm vụ giữ ổn định tỷ giá giữa bản tệ với ngoại tệ. Bởi lẽ, sự mất cân đối giữa cung – cầu ngoại tệ trên thị trường ít đều có ảnh hưởng đến giá trị của bản tệ. Cũng vì lý do này, bắt buộc ngân hàng trung ương phải tham gia vào việc mua bán ngoại hối trên thị trường nhằm duy trì trật tự của thị trường và bình ổn tỉ giá hối đoái.

Tuy nhiên, bất kỳ hành động nào của ngân hàng trung ương thực hiện trên thị trường hối đoái đều có ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước, do vậy, ngân hàng trung ương rất thận trọng khi sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ quốc gia và có sự phối hợp các hành động của mình trên thị trường hối đoái không đi chệch hướng trong chiến lược tổng thể của toàn bộ nền kinh tế.

3. Nghiệp vụ thị trường hối đoái

3.1. Nghiệp vụ hối đoái giao ngay

Nghiệp vụ hối đoái giao ngay (Spot operaions) là nghiệp vụ trong đó việc trả tiền và giao ngoại tệ sẽ được thực hiện ngay theo tỷ giá trao đổi được ấn định tại thời điểm giao dịch.

Tuy nhiên, giao dịch giao ngay ở đây không có nghĩa là chuyển giao ngoại tệ ngay tức khắc mà thông thường ngoại tệ được chuyển giao sau hai ngày làm việc của ngân hàng (hiểu hối đoại giao ngay là nghiệp vụ mang tính chất quốc tốt.

3.2. Nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch giá

Nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrage) là nghiệp vụ dựa vào mức chênh lệch tỷ giá giữa các thị trường hối đoái để thu lợi nhuận. Nói cách khác, đây là nghiệp vụ trong đó tiến hành mua và bản cùng một loại ngoại tệ trên các thị trường hối đoái theo nguyên tắc mua ở nơi rẻ nhất và bán ở nơi đất nhất.

3.3. Nghiệp vụ hối đoái có kỳ hạn

Nghiệp vụ hối đoái có kỳ hạn (Forward) còn gọi là nghiệp vụ giao sau, là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận sẽ được thực hiện sau một thời gian nhất định theo tỷ giá thỏa thuận lúc ký hợp đồng. Tỷ giá thỏa thuận lúc ký hợp đồng là tỷ giá có kỳ hạn (forward Rate), tức là tỷ giá áp dụng cho tương lai nhưng được xác định trước ở hiện tại.

Nghiệp vụ hối đoái có kỳ hạn chiếm một vị trí quan trọng trong các nghiệp vụ hối đoái. Ngoài mục đích kinh doanh kiếm lời, hối đoái có kỳ hạn còn được xem là phương tiện quan trọng để tránh rủi ro về hối suất trong quan hệ xuất, nhập khẩu cũng như tài chính và là công cụ đầu cơ có hiệu quả cao.

3.4. Nghiệp vụ hối đoái tương lai

Nghiệp vụ hối đoái tương lai (Future) gần giống như nghiệp vụ hối đoái có kỳ hạn. Chẳng hạn: khách hàng có thu nhập hàng tháng bằng tiền A, nhưng chi tiêu định kỳ của khách hàng lại bằng tiền B. Để bảo hiểm rủi ro về sự sụt giảm giá trị của A, khách hàng tiến hành mua các hợp đồng tương lai AB có kỳ hạn gần nhất so với những khoản tiền B sắp chi tiêu của mình.

3.5. Nghiệp vụ mua bán quyền chọn

Nghiệp vụ mua bán quyền chọn (options) là nghiệp vụ mà trong đó, một bên cho bên kia được quyền mua, hoặc được quyền bán một lượng ngoại tệ nào đó, với một tỷ giá xác định trong một thời hạn nhất định. Quyền này sẽ hết giá trị hiệu lực vào ngày kết thúc thời hạn của nó. Người được quyền mua hoặc được quyền bán nêu trên phải trả cho đối tác một khoản tiền được gọi là trị giá quyển chọn.

Người này được gọi là người mua quyền chọn. Nghiệp vụ này chia làm hai loại: quyền chọn mua (call options) và quyền chọn bắn (put options).

3.6. Nghiệp vụ Swap

Nghiệp vụ Swap có thể tạm dịch là nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ, dây là nghiệp vụ hối đoái có sự kết hợp giữa hai nghiệp vụ hối đoái giao ngay và hối đoái có kỳ hạn để thu lợi nhuận hoặc duy trì quan hệ bạn hàng.

Swap là thực hiện việc mua bán ngoại tệ xảy ra tại đồng thời ở hai thời điểm khác nhau, bán một đồng tiền nào đó ở thời điểm hiện tại và mua lại chính đồng tiền đó vào một thời điểm xác định trong tương lai và ngược lại.

Nghiệp vụ Swap giúp các ngân hàng tạo ra lợi nhuận trong kinh doanh, bảo tồn ngân quỹ và phục vụ khách hàng, tăng cường uy tín của ngân hàng thương mại trong kinh doanh ngoại tệ.

(Nguồn tài liệu: TS. Lê Thị Mận, Lý thuyết Tài chính Tiền tệ)

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.