Chính sách tài chính là gì? Mục tiêu và nội dung cơ bản của chính sách tài chính quốc gia

0

Trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị trường, với chức năng và vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế, Nhà nước phải có định hưởng sử dụng toàn bộ các khâu của hệ thống tài chính để phục vụ cho việc thực hiện các chức năng nói trên, đó là các chính sách kinh tế vĩ mô liên quan để sự vận động của các dòng vốn, tiền tệ và các nguồn lực tài chính, qua đó tác động vào các hoạt động của nền kinh tế theo định hướng của Nhà nước đã xác định.

1. Chính sách tài chính là gì?

Theo nghĩa rộng, các chính sách kinh tế vĩ mô điều tiết sự vận động của các dòng vốn, tiền tệ nói trên có thể gọi chung là chính sách tài chính. Trong thực tế, chính sách tài chính của Nhà nước lâu nay được hiểu theo nghĩa hẹp – đó là định hướng của Nhà nước về sử dụng ngân sách Nhà nước. Trên góc độ này, chính sách tài chính thường được hiểu chỉ bao gồm chính sách thuế, chính sách chi tiêu ngân sách, phân cấp ngân sách đó chỉ là những mặt liên quan đến việc tạo lập và sử dụng ngân sách Nhà nước, nó chưa phản ánh một cách đầy đủ nội dung của chính sách tài chính.

Chính sách tài chính theo nghĩa rộng bao gồm các nội dung sau:

– Chính sách ngân sách thuế, chính sách huy động vốn trong nước và ngoài nước, chính sách sử dụng các nguồn lực tài chính.

– Chính sách tiền tệ

– Chính sách đối với thị trường vốn

Chính sách ngân sách là công cụ hữu hiệu để điều tiết thu nhập. hướng dẫn tiêu dùng và đầu tư. Đồng thời việc chi tiêu của ngân sách cũng sẽ ảnh hưởng đến tổng cầu của xã hội trong ngắn hạn và tăng cường tiềm lực kinh tế, quốc phòng trong dài hạn. Bên cạnh đó, về mặt xã hội chính sách ngân sách góp phần thực hiện các chương trình phúc lợi xã hội, chương trình việc làm, từ đó giảm bớt tình trạng đói nghèo và khắc phục tình trạng không công bằng trong phân phối do cơ chế thị trường đưa đến.

Chính sách tiền tệ mà trong đó phần quan trọng là chính sách lãi suất sẽ quyết định đến khuynh hướng đầu tư của các doanh nghiệp. Do đó, một chính sách lãi suất đúng đắn một mặt sẽ có tác dụng thúc đẩy các nhà đầu tư mạnh dạn lựa chọn phương án có lợi để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thị trường nước ngoài, mặt khác nó cũng khuyến khích tiết kiệm, tạo nguồn vốn cho tăng trưởng trong dài hạn.

Chính sách tỷ giá có vị trí quan trọng trong chính sách tại chính, nó sẽ tác động đến tình hình xuất nhập khẩu, đến tình trạng nợ nần của doanh nghiệp và Chính phủ. Sự biến động của tỷ giá sẽ gây ra những xáo trộn về giá cả tương đối giữa đồng ngoại tệ và đồng nội tệ, ảnh hưởng đến tích lũy ngoại tệ của dân cư. Một chính sách tỷ giá linh hoạt là điều kiện quan trọng giúp nền kinh tế điều chỉnh nhanh nhạy trước những biến động của tình hình kinh tế – tài chính của thế giới.

Thị trường vốn là thị trường nhằm tạo ra vốn trung và dài hạn. Ở nước ta, việc hình thành và phát triển thị trường vốn là một nhu cầu bức thiết nhằm cung ứng vốn trung, dài hạn cho các doanh nghiệp cũng như cho các dự án đầu tư và phát triển kinh tế. Chính sách tài chính liên quan đến nhiều lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế thị trường. Đó là một công cụ quan trọng của Nhà nước nhằm điều tiết và quản lý hoạt động của toàn bộ nền kinh tế. Một chính sách tài chính linh hoạt, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế và cơ chế tài chính của đất nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.

Việt Nam là một nước đang phát triển nên việc xây dựng chính sách tài chính quốc gia đúng đắn có ý nghĩa quyết định đến quy mô tốc độ phát triển và tăng trưởng kinh tế, đồng thời biến nó trở thành công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô nhằm bảo đảm cho nền kinh tế phát triển theo định hướng của Nhà nước.

2. Mục tiêu của chính sách tài chính

Mục tiêu của chính sách tài chính là sự định hướng cho các hoạt động tài chính cần phải đạt tới trong một thời gian nhất định nhằm thực hiện nhanh các nhiệm vụ kinh tế – xã hội tương ứng. Mục tiêu này bao gồm mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể.

Mục tiêu tổng quát của chính sách tài chính: trong điều kiện hiện nay và trong những năm sắp tới chính sách tài chính phải góp phần tăng cường tiềm lực của nền tài chính quốc gia, trước hết là tiềm lực của ngân sách Nhà nước và tài chính doanh nghiệp; khôi phục vị trí của tài chính trong nền kinh tế; chuyển hoạt động tài chính từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường có điều tiết, đủ sức chi phối và điều chỉnh quá trình phân phối và phân phối lại các nguồn lực tài chính nhằm thỏa mãn nhu cầu vốn cho nền kinh tế, đi đôi với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng tích lũy từ nội bộ nền kinh tế quốc dân, thực hiện công bằng xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của chiến lược ổn định và phát triển kinh tế.

Mục tiêu cụ thể của chính sách tài chính: mục tiêu tổng quát của chính sách tài chính trên đây được chi tiết hóa thành những mục tiêu cụ thể sau:

Khai thác mọi nguồn lực tài chính, khả năng tiềm tàng sẵn có trong nền kinh tế quốc dân để đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ tăng tích lũy từ nội bộ nền kinh tế, tăng dần tỷ trọng vốn đầu tư trong nước và đi đến chiếm ưu thế trong cơ cấu đầu tư.

Động viên mọi nguồn lực tài chính của đất nước để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế tạo tiền đề cho việc đảm bảo nhu cầu vốn trong giai đoạn phát triển cao của nền kinh tế,

Ngăn ngừa nguy cơ tái lạm phát và áp dụng mọi biện pháp để kiểm soát lạm phát, ổn định sức mua của đồng tiền, bình ổn vật giá, duy trì và nâng cao mức sống của nhân dân.

Sắp xếp lại các doanh nghiệp theo hướng cổ phần hóa, bảo đảm tính hợp lý và hiệu quả trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, tạo điều kiện cho Nhà nước chủ động nguồn vốn đầu tư tập trung và có định hướng.

Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính thống nhất, phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế và đáp ứng được yêu cầu đổi mới của đất nước.

3. Nội dung cơ bản của chính sách tài chính quốc gia

Nội dung của chính sách tài chính hay cụ thể hơn là các chủ trương, biện pháp của chính sách tài chính được định hình bắt nguồn từ những mục tiêu đã được xác định trên. Cấu thành của chính sách tài chính quốc gia bao gồm các chính sách thuộc các lĩnh vực sau:

3.1. Chính sách ngân sách

Chính sách ngân sách là hệ thống các quan điểm chủ trương và biện pháp hình thành và sử dụng ngân sách Nhà nước. Trong việc hình thành nguồn thu cho ngân sách Nhà nước thì chính sách thuế đóng vai trò rất quan trọng, vì thế trong thời gian tới chính sách thuế phải góp phần nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, bảo đảm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, đồng thời bảo hộ tích cực sản xuất trong nước. Để thực hiện tốt phương án trốn cần có những giải pháp cụ thể sau:

– Đối với thuế nhập khẩu:

Thực hiện nghiêm việc giảm dần vai trò thuế nhập khẩu trong cơ cấu nguồn thu ngân sách của Nhà nước. Điều chỉnh thuế nhập khẩu theo hướng cắt giảm dần theo cam kết tham dự chương trình AFTA vào những năm của thế kỷ XXI, tiến tới xây dựng hệ thống thuế quan hợp lý, phù hợp với quy định của WTO, bảo đảm chính sách thuế thực sự là phương tiện bảo hộ hợp lý hữu hiệu cho sản xuất trong nước.

– Đối với các loại thuế giản thu trong nước:

Tiếp tục hoàn thiện các sắc thuế, đặc biệt là thuế giá trị gia tăng (VAT) để khắc phục hiện tượng chồng thuế và giúp tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp, đồng thời bù đắp phần nào cho ngân sách khi thuế nhập khẩu bị giảm đi.

– Đối với thuế thu nhập:

Các mức huy động thuế trực thu, đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp cần được duy trì hợp lý và mang tính lãi dài. Hướng trong tương lai là áp dụng một loại thuế suất thu nhập doanh nghiệp cho cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Mở rộng diện đánh thuế thu nhập cá nhân với mức thuế suất thấp để dễ quản lý.

Bên cạnh hình thức động viên vốn thông qua việc thực hiện chính sách nói trên, cần tiến hành các hình thức huy động vốn thông qua việc phát hành công trái, trái phiếu với nhiều hình thức linh hoạt, thu hút dân cư tham gia. Ngoài ra, việc thực hiện chủ trương cổ phản hóa các doanh nghiệp Nhà nước cũng là một trong những biện pháp quan trọng nhằm giảm đi phần đầu tư của Nhà nước ở khu vực này, tạo điều kiện cho Nhà nước tập trung vốn đầu tư vào các công trình trọng điểm quốc gia.

Một biện pháp lớn hơn nữa là tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài dưới mọi hình thức. Chuyển mạnh việc thu hút vốn đầu tư sang các công ty, tập đoàn Bắc Mỹ, Tây Âu, Bắc Âu nhằm tranh thủ công nghệ kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Đồng thời, cũng cần chú trọng thu hút vốn từ các nước trong khu vực như Nhật, Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông đối với các dự án mà các quốc gia này có thể mạnh. Áp dụng các biện pháp hiệu quả để thu hút mạnh mẽ ngoại tệ, kiểu hối thông qua việc thực hiện một chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt. Ngoài ra, cần xúc tiến việc nghiên cứu phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ mạnh, nhằm thu hút vốn nhàn rồi của Việt kiều và nước ngoài.

Một vấn đề không kém phần quan trọng so với việc huy động nguồn thu cho ngân sách, đó là việc thực hiện bố trí các nguồn tài chính đã huy động được hướng vào việc phát triển kinh tế nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển, thực hành triệt để tiết kiệm, đáp ứng những nhu cầu chi tiêu thường xuyên thực sự cần thiết cấp bách. Phải xử lý đúng đắn các mối quan hệ: tích lũy và tiêu dùng, ngân sách trung ương và ngân sách các địa phương, chi thường xuyên và chỉ đầu tư phát triển.

3.2. Chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ là hệ thống các quan điểm chủ trương và biện pháp nhằm giữ vững giá trị đồng tiền, tác động đến sự phát triển hay hạn chế đầu tư của các doanh nghiệp. Thông qua việc điều hành cung ứng tiến để góp phần khuyến khích đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và duy trì ổn định kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, thay cho chính sách ngân sách trong việc thực hiện chính sách tài chính quốc gia nhằm lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia hướng tới việc thực hiện các mục tiêu của chiến lược ổn định và phát triển đất nước cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Mục tiêu của chính sách tiền tệ:

Mỗi một quốc gia đều có chính sách tiền tệ riêng phù hợp với nền kinh tế đặc thù của mỗi nước. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ đều hướng vào những mục tiêu cuối cùng sau đây:

Ổn định tiền tệ, bảo vệ giá trị đối nội của tiền tệ trên cơ sở kiểm soát được lạm phát.

– Ổn định giá trị đối ngoại của tiền tệ trên cơ sở cân bằng cán cần thanh toán quốc tế và ổn định tỷ giá hối đoái.

– Tạo sự tăng trưởng kinh tế trong sự ổn định lâu dài.

– Tạo công ăn việc làm và giảm bớt thất nghiệp.

Để thực hiện được các mục tiêu của chính sách kinh tế đã định, ngân hàng trung ương các nước thường điều hành chính sách tiền tệ bằng các công cụ như: lãi suất, tỷ giá hối đoái, tái cấp vốn, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở.

Xem thêm: Chính sách tiền tệ là gì? Các mục tiêu, công cụ của CSTT

(Nguồn tài liệu: TS. Lê Thị Mận, Lý thuyết Tài chính Tiền tệ, 2010)

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.