Phương thức giao dịch chứng khoán / Đấu giá theo lệnh
[Lytuong.net] – Phương thức giao dịch là cách thức tổ chức, thực hiện các giao dịch chứng khoán trong một phiên giao dịch, là tổng hợp những nghiệp vụ liên quan đến kỹ thuật giao dịch chứng khoán tại SGDCK.
Trên thế giới hiện nay tồn tại 2 hệ thống giao dịch: đấu giá theo giá (price driven system) và đấu giá theo lệnh (order driven system) còn gọi là phương thức khớp lệnh.
Bạn đang xem: Phương thức giao dịch chứng khoán / Đấu giá theo lệnh
Đấu giá hiểu theo nghĩa thông thường là một người bán và nhiều người mua ra giá để tìm ra người mua trả giá cao nhất. Trên TTCK, đấu giá là cơ chế xác định giá trong đó nhiều người bán và nhiều người mua ra giá để tìm ra mức giá tốt nhất đối với người mua và người bán.
1. Đấu giá theo giá (Price driven system)
Trong hình thức đầu giá theo giá, các nhà tạo lập thị trường phải luôn cho giá mua và giá bán khi khách hàng yêu cầu, đồng thời giữa các nhà môi giới – nhà tạo lập thị trường phải cạnh tranh với nhau để hình thành giá giao dịch.
Hệ thống này được áp dụng ở SGDCK Anh, TTCK phi tập trung của Mĩ…
Ưu điểm: có tính thanh khoản cao.
Nhược điểm: người tạo lập thị trường có thể bóp méo cơ chế xác lập giá trên thị trường và làm tăng chi phí giao dịch của đầu tư.
2. Đấu giá theo lệnh (Order driven system)
Khái niệm: Đấu giá theo lệnh (còn gọi là phương thức khớp lệnh) là phương thức giao dịch trong đó tất cả các lệnh mua và lệnh bán được chuyển đến SGDCK và khớp ghép với nhau theo nguyên tắc xác định giá khớp lệnh.
a. Các phương thức khớp lệnh
Theo thời gian xác định giá, khớp lệnh bao gồm: khớp lệnh định kỳ và khớp lệnh liên tục.
– Khớp lệnh định kỳ: là phương thức xác định giá, theo đó các lệnh giao dịch sẽ được tích lũy trong một khoảng thời gian nhất định và sẽ được đồng thời khớp ghép với nhau theo những nguyên tắc nhất định.
Đặc điểm:
- Khớp lệnh định kỳ thích hợp với những thị trường có quy mô nhỏ,
- Được áp dụng để xác định giá mở cửa và giá đóng cửa,
- Giúp cho giá thị trường ổn định trong cả thời gian của 1 kỳ khớp lệnh,
- Hạn chế sự biến động giá quá mức phát sinh từ việc phối hợp các lệnh giao dịch bất bình thường.
– Khớp lệnh liên tục: là phương thức giao dịch, trong đó các lệnh giao dịch sẽ được khớp ghép với nhau ngay sau khi lệnh được gửi tới sàn giao dịch nếu thỏa mãn các điều kiện giao dịch.
Đặc điểm:
- Khớp lệnh liên tục thích hợp với những thị trường có quy mô lớn,
- Cung cấp liên tục mức giá của các chứng khoán và thỏa mãn nhu cầu thực hiện lệnh giao dịch ngay lập tức của nhà đầu tư,
- Có thể phát sinh tình trạng giá biến động lớn trong 1 phiên giao dịch nhất là ở các thị trường không quy định biên độ dao động giá.
Tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi nước mà có
thể áp dụng 1 trong 2 hình thức khớp lệnh trên hoặc kết hợp cả 2 hình thức: khớp lệnh định kỳ để xác định giá mở cửa, đóng cửa; khớp lệnh liên tục được sử dụng để xác định giá trong suốt thời gian còn lại của phiên giao dịch.
Xem thêm : Mô hình xem xét kỹ lưỡng
b. Ưu nhược điểm của khớp lệnh
Quá trình xác lập giá được thực hiện một cách khách quan, đảm bảo tính minh bạch của thị trường do không có sự tham gia của những nhà tạo lập thị trường.
Nhà đầu tư được giao dịch với mức giá tốt nhất bởi vì tất cả các lệnh mua và bán đều được cạnh tranh nhau một cách công bằng.
Đảm bảo tính hiệu quả của thị trường, vì:
- Kỹ thuật giao dịch đơn giản,
- Chi phí giao dịch thấp,
- Nhà đầu tư có thể theo dõi kịp thời các thông tin của thị trường,
- Các cơ quan quản lý dễ theo dõi, kiểm tra và giám sát.
Nhược điểm: giá cả dễ biến động khi có sự mất cân đối quan hệ cung cầu, tính linh hoạt của thị trường thấp so với đấu giá theo giá.
c. Phương pháp xác định giá khớp lệnh
– Đối với khớp lệnh định kỳ
+ Cơ chế xác định giá khớp lệnh:
- Giá khớp lệnh là mức giá mà tại đó khối lượng chứng khoán được mua bán nhiều nhất.
- Nếu có nhiều mức giá cùng thỏa mãn yêu cầu khối lượng chứng khoán được mua bán nhiều nhất thì giá khớp lệnh là mức giá trùng hoặc gần với giá tham chiếu. Ví dụ: Có 2 mức giá 100 và 101 đều đảm bảo khối lượng chứng khoán mua bán nhiều nhất và bằng nhau (6.000 cổ phiếu chẳng hạn), giá tham chiếu là 99 thì giá khớp lệnh của phiên giao dịch được chọn là 100.
- Nếu có hai mức giá thỏa mãn yêu cầu khối lượng chứng khoán được mua bán nhiều nhất và gần giá tham chiếu như nhau, việc chọn giá nào làm giá khớp lệnh do SGDCK quyết định. Tuy nhiên trên thực tế, để đảm bảo mục tiêu phát triển TTCK người ta thường chọn mức giá cao hơn. Ví dụ: Có 2 mức giá 99 và 101 đều đảm bảo khối lượng chứng khoán mua bán nhiều nhất và bằng nhau (6.000 cổ phiếu chẳng hạn), giá tham chiếu là 100 thì giá khớp lệnh của phiên giao dịch được chọn là 101.
+ Nguyên tắc ưu tiên khi xác định giá khớp lệnh Trong một phiên giao dịch, có nhiều lệnh giao dịch cùng một loại chứng khoán được chuyển tới sàn giao dịch. Để đảm bảo công bằng quyền lợi cho các nhà đầu tư, các lệnh giao dịch được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau:
- Lệnh thị trường/ lệnh ATO/ ATC được ưu tiên thực hiện trước lệnh giới hạn.
- Đối với lệnh giới hạn, lệnh mua có mức giá cao hơn, lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước.
- Các lệnh có cùng mức giá, lệnh nào được nhập trước vào hệ thống giao dịch thì được ưu tiên thực hiện trước.
- Lệnh của nhà đầu tư cá nhân được ưu tiên thực hiện trước lệnh tự doanh của nhà môi giới, của công ty chứng khoán.
+ Các lệnh giao dịch được thực hiện:
- Lệnh mua: lệnh MP/ATO/ATC và các lệnh có giá đặt mua cao hơn giá khớp lệnh.
- Lệnh bán: lệnh MP/ATO/ATC và các lệnh có giá chào bán thấp hơn giá khớp lệnh.
Các lệnh giao dịch có giá đặt mua, chào bán bằng giá khớp lệnh sẽ được thực hiện toàn bộ hoặc một phần tùy theo tổng khối lượng chứng khoán được mua bán trong từng phiên giao dịch.
Ví dụ: Trên sổ lệnh của cổ phiếu XYZ có các số liệu sau:
Trong ví dụ ở bảng trên, mức giá 40.300 đồng là mức giá mà khối lượng mua bán đạt được ở mức cao nhất: 2.400 cổ phiếu, nên giá khớp lệnh là giá 40.300 đồng.
Như vậy, có 2.400 cổ phiếu được mua bán với giá 40.300 đồng; trong đó, các lệnh mua được thực hiện gồm: M1, M2, M3, M4, M5, M6, M7; các lệnh bán được thực hiện bao gồm: B14, B13, B12, B11, B10, B9, B8, B7, B6. Riêng lệnh B6 chỉ bán được 200 do tổng khối lượng cổ phiếu mua bán chỉ có 2.400. Tổng giá trị giao dịch của phiên khớp lệnh này là: 2400 x 40.300 = 96.720.000 (đồng).
– Đối với khớp lệnh liên tục
Trong khớp lệnh liên tục, giá thực hiện (giá khớp lệnh) là mức giá của các lệnh giới hạn đối ứng đang nằm chờ trên sổ lệnh. Nếu có nhiều lệnh nhập vào hệ thống cùng một lúc thì được xác định theo các nguyên tắc ưu tiên:
Xem thêm : Vốn cố định là gì? Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
+ Lệnh mua có mức giá cao hơn, lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước;
+ Nếu có nhiều lệnh cùng mức giá thì lệnh nào được nhập vào hệ thống trước sẽ được thực hiện trước;
+ Nếu lệnh mua và lệnh bán cùng thỏa mãn nhau về giá thì mức giá thực hiện sẽ là mức giá của lệnh được nhập vào hệ thống trước.
Ví dụ: trên sổ lệnh có lệnh mua 1.000 CP XYZ giá 120.000 đ/cp và lệnh bán 1000 CP XYZ giá 116.000 đ/cp. Hai lệnh này thỏa mãn điều kiện của nhau. Nếu lệnh mua được nhập vào hệ thống trước thì giao dịch mua bán 1.000 CP XYZ được thực hiện theo giá 120.000 đ/cp. Nếu lệnh bán nhập vào hệ thống trước thì giao dịch mua bán 1.000 CP XYZ được thực hiện theo giá 116.000 đ/cp.
+ Lệnh giao dịch có thể được thực hiện toàn bộ hoặc một phần theo bội số của đơn vị giao dịch.
Riêng đối với các lệnh MP chỉ được nhập vào hệ thống khi đã có lệnh giới hạn đối ứng nhập vào thị trường.
Ví dụ: Cổ phiếu AAA, giá tham chiếu: 99, sổ lệnh lúc 9.20 như sau:
Kết quả khớp lệnh:
- Giá 98.000 đ: Khối lượng khớp 1.000
- Giá 100.000 đ: Khối lượng khớp 1.000
(C) mua được 2.000 cổ phiếu trong đó 1.000 cổ phiếu giá 98.000 đ, 1.000 cổ phiếu giá 100.000 đ.
Sổ lệnh sau khi khớp như sau:
Câu chuyện thị trường chứng khoán: Thủ thuật tung hỏa mù bằng đặt lệnh giao dịch Những nhà đầu tư mới tham gia thị trường, còn thiếu kiến thức về chứng khoán thường nhìn nhận hoạt động giao dịch chứng khoán tựa như đi buôn, tức là chớp thời cơ mua ở giá thấp và đợi giá lên cao để bán ra. Một trong những dấu hiệu được các nhà đầu tư này sử dụng để đánh giá tình hình là khối lượng dư mua sau khớp lệnh mỗi phiên. Đối với nhiều hình thức đầu tư khác, tình hình cung cầu có thể nhận định khá chuẩn xác nhưng với thị trường chứng khoán, những mánh giao dịch của những cao thủ có thể khiến nhà đầu tư tay mơ phán đoán sai. Diễn biến giá cổ phiếu hiện bị tác động chủ yếu bởi quy luật cung cầu. Tuy nhiên, cầu cũng có loại thật và ảo. Cầu ảo dễ dàng được tạo ra bởi những nhà đầu tư nắm trong tay khối lượng cổ phiếu lớn hoặc tài khoản đầy tiền. Cầu ảo được tạo ra bằng những lệnh mua mà người đặt biết chắc chắn rằng lệnh đó không được khớp hoặc có khớp thì cũng chỉ được một khối lượng rất thấp. Với quy trình khớp lệnh định kỳ, lệnh nhập phải thông qua công đoạn thủ công tại sàn và trình tự ưu tiên khớp theo thời gian đặt lệnh. Nhà đầu tư có ý định tạo cầu ảo căn cứ vào diễn biến giao dịch để đặt lệnh sát giờ khớp, thường là trong đợt giao dịch thứ ba, đủ để lệnh được vào hệ thống nhưng không được khớp. Như vậy, khối lượng này sẽ trở thành dư mua nhưng lại không phản ánh đúng nhu cầu thị trường mà mang tính chất đổ thêm dầu vào lửa. Nhà đầu tư ít kinh nghiệm chỉ biết căn cứ vào khối lượng dư mua thông báo lên tới hàng trăm ngàn cổ phiếu để cho rằng cầu đang rất lớn nghĩa là giá sẽ còn tăng. Mánh này đặc biệt phát huy tác dụng trong thời điểm lượng bán quá ít và giá liên tục khớp mức trần. Một kỹ thuật khác hay được sử dụng nữa đó là kỹ thuật “rải đinh” tung hoả mù trên bảng giao dịch. Tuy kỹ thuật này đã được nhiều nhà đầu tư lão luyện “bật mí” từ lâu và không còn là bí mật, thậm chí người nước ngoài cũng học được và sử dụng. Nhưng với nhà đầu tư mới chơi, tìm được giá chào hợp lý là một bài toán nhức đầu và nhanh nhất là đặt mua giá trần. Đây cũng là nguyên nhân khiến giá cổ phiếu bị kích lên cao. Kỹ thuật “rải đinh” rất đơn giản: Lợi dụng giới hạn hiển thị 3 cột giá chào mua, chào bán tốt nhất của bảng giao dịch để che đi mức giá khớp thật. Trong biên độ dao động giá ±5%, nhà đầu tư có thể đặt tại nhiều mức giá khác nhau, nhưng trên bảng điện tử chỉ đủ chỗ để hiện 3 giá bán thấp nhất và 3 giá mua cao nhất. Như vậy, chỉ cần vài lệnh đặt bán thật thấp và vài lệnh đặt mua thật cao với khối lượng tối thiểu (10 cổ phiếu) là đã chiếm hết chỗ. Giá khớp sẽ là cuộc đấu trí đằng sau bảng giao dịch với các lệnh không hiện lên màn hình. Theo lời khuyên của các cao thủ, nhà đầu tư mới nên chú ý tới mức giá khớp dự kiến. Nếu muốn mua, nhà đầu tư nên đặt trên giá khớp dự kiến vài trăm đồng là có thể mua được và nếu muốn bán có thể làm ngược lại. Tuy nhiên, để có thể xác định chính xác giá khớp dự kiến, nhà đầu tư cần có thời gian và lượng lệnh tương đối lớn đã vào hệ thống rồi mới đặt lệnh. Cách căn cứ giá khớp dự kiến hầu như không có hiệu quả trong tình hình thị trường bốc hoả như hiện tại với số lệnh quá lớn, thậm chí được đặt ngay từ hôm trước. |
(Lytuong.net – Nguồn tham khảo: topica.edu.vn)
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức