Thị trường vốn quốc tế: đặc điểm và phân loại
Căn cứ vào loại hàng hóa giao dịch người ta chia thị trường vốn quốc tế thành thị trường trái phiếu quốc tế và thị trường cổ phiếu quốc tế.
Nội Dung
1. Thị trường trái phiếu quốc tế
Thị trường trái phiếu quốc tế là nơi các nhà đầu tư và nhà phát hành từ các nước có nền tảng pháp lý khác nhau gặp gỡ, giao dịch mua bán trái phiếu.
Bạn đang xem: Thị trường vốn quốc tế: đặc điểm và phân loại
Thị trường trái phiếu quốc tế bao gồm hai loại thị trường cơ bản: Thị trường trái phiếu nước ngoài và thị trường trái phiếu Châu Âu.
1.1. Thị trường trái phiếu nước ngoài
Là thị trường trao đổi, mua bán các trái phiếu do người không cư trú phát hành để thu hút các nhà đầu tư nội địa và được định danh bằng tiền tệ nước đó. Vì dụ: công ty Anh phát hành trái phiếu ghi bằng USD và bán trên thị trường Mỹ. Hoặc công ty Nhật Bản phát hành trái phiếu định danh bằng Bảng Anh và bán trên thị trường Anh.
Thị trường trái phiếu nước ngoài lớn nhất là thị trường trái phiếu Mỹ và Nhật Bản.
– Thị trường trái phiếu Mỹ là thị trường rất đa dạng. Bao gồm:
+ Thị trường chào bán công khai (thị trường Yankee): Thị trường này cung cấp nguồn vốn dài hạn cho các nhà đầu tư nước ngoài.
+ Thị trường chào bán không công khai: Nhà phát hành không phải đăng ký với Sở giao dịch chứng khoán khi phát hành trên thị trường này và được phép bán trực tiếp cho nhà đầu tư.
– Thị trường trái phiếu Nhật Bản bao gồm:
+ Thị trường trái phiếu Samurai: Các nhà phát hành phải có điều kiện tiên quyết là đã được xác định hệ số tìn nhiệm và phải đạt từ BBB trở lên. Các trái phiếu Samurai chủ yếu được các nghiệp đoàn và các công ty chứng khoán Nhật Bản bảo lãnh.
+ Thị trường chào bán không công khai: Các nhà phát hành không phải công bố bất kỳ một tài liệu nào theo luật giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên, số lượng trái phiếu ở thị trường này thường ìt và cũng có ìt nhà đầu tư.
1.2. Thị trường trái phiếu châu Âu
Là thị trường nằm ngoài nước phát hành đồng tiền ghi trên trái phiếu. Nó là thị trường trái phiếu quốc tế lớn nhất thế giới. Trái phiếu Châu Âu được các công ty, các ngân hàng, các chính phủ và các tổ chức tài chính quốc tế phát hành.
Xem thêm : Quy định trợ cấp thôi việc bhxh
Ví dụ: Một người đi vay phát hành trái phiếu được định danh bằng USD cho các nhà đầu tư ở Anh, Pháp, Đức, Ý,…Hoặc trái phiếu định danh bằng EUR cho các nhà đầu tư Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc…
– Đặc điểm của thị trường trái phiếu Châu Âu:
+ Trái phiếu châu Âu được phát hành đồng thời ở nhiều trung tâm tài chính và được định danh chủ yếu bằng dollar Mỹ.
+ Hầu hết do các nhà phát hành có hệ số tín nhiệm cao từ AA trở lên phát hành (chiếm tới 80%).
+ Hầu hết là trái phiếu vô danh và không phải nộp thuế từ lãi do nắm giữ trái phiếu nên rất thu hút các nhà đầu tư, và thị trường thứ cấp rất hẹp do ít người bán lại.
+ Chủ yếu là thị trường cho vay trung hạn với kỳ hạn đa dạng (5 năm, 7 năm, 10 năm).
– Các công cụ của thị trường trái phiếu châu Âu:
+ Trái phiếu có lãi suất cố định: Lãi suất được xác định và không đổi trong thời hạn của trái phiếu.
+ Trái phiếu có lãi suất thả nổi: Lãi suất thay đổi theo từng kỳ hạn 3, 6 tháng trong thời hạn của trái phiếu. Nó được tính dựa trên một loại lãi suất tham khảo nào đó, thông thường là Libor loại 3 tháng hay 6 tháng.
+ Trái phiếu gắn với cổ phiếu: Có hai loại là trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu với giấy chứng nhận quyền mua một số lượng cổ phiếu.
+ Trái phiếu không tính lãi: Được bán dưới dạng chiết khấu mệnh giá.
+ Trái phiếu lưỡng tệ: Là trái phiếu có lãi suất cố định được phát hành bằng một loại tiền tệ, khi đến hạn được hoàn trả gốc và lãi bằng một ngoại tệ khác.
Xem thêm : Nguyễn Thiếp (La Sơn Phu Tử) – Tùy thời co duỗi âu là phải
+ Trái phiếu tiền tệ đa quốc gia: Là trái phiếu được định danh bằng một nhóm tiền tệ như SDR, hay EUR, hay bằng nhiều đồng tiền khác nhau cho một đợt phát hành.
2. Thị trường cổ phiếu quốc tế
2.1. Cơ cấu và đặc trưng thị trường cổ phiếu quốc tế
a. Cơ cấu thị trường cổ phiếu quốc tế
– Thị trường sơ cấp là nơi phát hành lần đầu các cổ phiếu;
– Thị trường thứ cấp là nơi mua đi bán lại các cổ phiếu phục vụ 2 mục tiêu chính là: (1) Tạo thị trường cổ phiếu; (2) Định giá cổ phiếu.
Nhín chung, các giao dịch trên thị trường đều thông qua người môi giới.
b. Đặc trưng thị trường cổ phiếu quốc tế
– Thị trường cổ phiếu quốc tế có mức độ thanh khoản cao;
– Ngày càng có nhiều cổ phiếu được đăng ký trên nhiều Sở giao dịch;
– Thị trường quốc gia càng ít tập trung vào một số loại cổ phiếu thí càng có nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư quốc tế đa dạng hóa danh mục đầu tư quốc tế của mình.
– Công ty tài chính quốc tế (IFC) cung cấp số liệu thống kê về thị trường chứng khoán các nước phát triển và cả nước mới nổi. Chỉ số thế giới (World Index) là chỉ số bình quân theo giá trị, thường gồm 20 chỉ số quốc
2.2. Hoạt động của thị trường cổ phiếu quốc tế
Nhà đầu tư trên thị trường cổ phiếu thường là các tập đoàn lớn, các công ty đa quốc gia có khả năng tài chính. Tham gia phát hành và phân phối cổ phiếu thường do một nghiệp đoàn lãnh đạo có một ngân hàng chỉ huy và được hưởng hoa hồng chỉ huy (thường 0,25% -0,5%). Bên cạnh đó có một nghiệp đoàn bảo lãnh phát hành và được hưởng hoa hồng bảo lãnh (thường 0,25% – 0,5%). Mặt khác còn có một nghiệp đoàn bán cổ phiếu và được hưởng hoa hồng bán cổ phiếu (thường 0,5% – 1%). Những khoản này được tính trên giá trị đợt phát hành và do người phát hành cổ phiếu trả.
Trên thị trường cổ phiếu quốc tế những giao dịch quyền chọn mua, chọn bán đã tồn tại nhiều năm tại các trung tâm giao dịch lớn trên thế giới. Về nguyên lý, có thể thực hiện giao dịch quyền chọn mua, chọn bán với mọi loại cổ phiếu, nhưng trên thực tế các quyền chọn chỉ tập trung vào một số ít cổ phiếu của các tập đoàn nổi tiếng. Người mua quyền còn phải chịu phí quyền chọn và phì cho người môi giới quyền chọn. Cách giao dịch và tính toán tương tự quyền chọn mua ngoại hối.
(Nguồn tài liệu: Bùi Thị Lệ, Giáo trình Tài chính quốc tế. 2014)
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức