Camera Raw – Plugin Photoshop Chỉnh Ảnh RAW Cực Đẹp!
Camera Raw là một trong những công cụ không thể thiếu cho các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và được đánh giá rất cao từ kể từ lần đầu ra mắt vào năm 2003. Vậy Camera Raw là gì, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Nội Dung
Camera Raw là gì?
Adobe Camera Raw là tiện ích bổ sung (Plug-in) của Adobe Photoshop. Khi bạn mở định dạng file RAW trong Photoshop thì Camera Raw sẽ tự động được kích hoạt và mở ở một cửa sổ riêng biệt để bạn có thể tập trung vào việc chỉnh sửa màu sắc hình ảnh.
Bạn đang xem: Camera Raw – Plugin Photoshop Chỉnh Ảnh RAW Cực Đẹp!
Tuy nhiên, tùy từng dòng máy ảnh mà bạn cần tải đúng bản plugin Camera Raw để được hỗ trợ.
Camera Raw trong Photoshop chỉ được tích hợp ở phiên bản PS và CC từ CS6 trở lên. Nếu như bạn dùng Photoshop mà không tìm thấy chức năng này nghĩa là máy của bạn đang ở phiên bản thấp, hãy nâng cấp phiên bản của mình lên để được sử dụng tính năng này nhé.
Bên cạnh đó, trong hệ sinh thái của Adobe thì cũng có một phần mềm khác là Lightroom được tích hợp sẵn công nghệ xử lý ảnh thô mạnh mẽ và tương tự Camera Raw để người dùng có thêm lựa chọn trong quy trình làm việc về hình ảnh của mình.
Công dụng của Camera Raw
– Với Adobe Camera Raw, bạn có thể chỉnh sửa ảnh Raw mà không bị ảnh hưởng gì. Nó xử lý tất cả các định dạng raw hiện đại như: CR2 , CR3 , NEF , ORF hoặc DNG mà không có vấn đề gì.
– Hỗ trợ các chức năng tùy chỉnh ảnh rất đa dạng và phong phú: Chỉnh nhiệt độ màu, sáng tối, grade màu, tăng nét, khử noise,…
– Bên cạnh chỉnh sửa, nó cho phép bạn chọn cài đặt xuất. Bạn có thể đặt định dạng tệp đầu ra mong muốn, độ sâu bit, độ phân giải, không gian màu và tỷ lệ nén.
– Bạn cũng có thể nhập nhiều hình ảnh và chỉnh sửa chúng cùng nhau. Bạn sẽ thấy điều này hữu ích khi bạn đang chỉnh sửa một loạt các hình ảnh.
Hỗ trợ
Với việc luôn theo sát thị trường, Adobe liên tục đưa ra những bản cập nhật cho Camera Raw để đảm bảo cho việc đọc được tất cả file Raw của những dòng máy ảnh và ống kính mới nhất
Các hãng máy ảnh được hỗ trợ bởi Camera Raw
Apple | Canon | Casio |
Contax | DxO | Fujifilm |
GoPro | Hasselblad | |
Kodak | Konica | Leica |
Minolta | Mamiya | Nikon |
Nokia | Olympus | Phase One |
Ricoh | Samsung | Sigma |
Sony | Yuneec |
Xem thêm : Xem lại ảnh trên máy Nikon
Ngoài ra thì các hãng máy và model máy ảnh mới trong tương lai vẫn sẽ tiếp tục được Adobe cập nhật tại đây
Các ống kính Camera Raw hỗ trợ
Ngoài máy ảnh ra thì ống kính cũng là một thiết bị được Camera Raw lưu trữ data để giúp bạn trong việc phát hiện ra là ảnh của bạn được chụp bằng lens nào để từ đó tùy chỉnh độ méo (distortion) cho ảnh.
Xem tập hợp những ống kính hiện đang được Camera Raw hỗ trợ tại đây
Các ứng dụng có thể sử dụng Camera Raw
Hiện nay các ứng dụng trong hệ sinh thái Adobe được Camera Raw hỗ trợ bao gồm:
- Photoshop
- Photoshop Elements
- After Effects
- Bridge.
Download Camera Raw mới nhất
Để sử dụng phiên bản Camera Raw mới nhất với nhiều tính năng liên tục được cập nhật, bạn có thể download tại đây
Đây là một ứng dụng miễn phí nên sau khi download bạn chỉ cần cài đặt là có thể xài được, không cần phải tìm thêm “thuốc” đâu nhé
Hướng dẫn cài đặt Camera Raw
Sau khi download, thì bạn làm theo hướng dẫn sau để cài đặt
Đối với máy tính xài hệ điều hành Windows
- Thoát tất cả ứng dụng của Adobe
- Giải nén file cài đặt
- Click đúp vào file .exe để bắt đầu cài đặt
- Làm theo hướng dẫn cài đặt trên màn hình cài đặt
- Khởi động lại ứng dụng Adobe
Đối với máy tính xài hệ điều hành macOS
- Thoát tất cả ứng dụng của Adobe
- Click chọn vào file .dmg
- Click đúp vào file .pkg để bắt đầu cài đặt
- Làm theo hướng dẫn cài đặt trên màn hình cài đặt
- Khởi động lại ứng dụng Adobe
Cách mở Camera Raw trong Photoshop
Để vào được công cụ Camera Raw, bạn làm như sau:
Xem thêm : Canon 6D Mak II dùng pin nào
Bước 1: Mở file ảnh cần chỉnh sửa:
- Cách 1: Menu File => Open
- Cách 2: Ấn tổ hợp phím Ctrl + O (Windows) hoặc Command + O (Mac)
Bước 2: Mở plugin Camera Raw:
- Cách 1: Menu File => Filter => Camera Raw
- Cách 2: Ấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + A (Windows) hoặc Command + Shift + A (Mac)
Lưu ý là với các phiên bản Photoshop mới sau này thì chỉ cần bạn vừa kéo file ảnh RAW vào Photoshop là cửa sổ plug-in Camera Raw tự động được kích hoạt mở lên luôn nhé
Cách kiểm tra phiên bản Camera Raw hiện tại
Để xem được là Photoshop của bạn đang xài phiên bản Camera Raw phiên bản nào, hãy làm theo hướng dẫn bên dưới:
Mở Menu Help -> About Plug-In -> Camera Raw…
Một cửa sổ hiện ra với đầy đủ thông tin về Camera Raw
Vậy là bài viết này đã giúp bạn có thêm khái niệm về Camera Raw cũng như là hướng dẫn download và cài đặt plugin thần thánh này. Trong phạm vi bài viết này chỉ có thể chia sẻ như vậy, nếu như bạn muốn học cách sử dụng plugin thì có thể tham khảo và nghiên cứu thêm ở các nguồn khác.
Đây có thể được xem là plugin quốc dân mà gần như mọi nhiếp ảnh gia đều đã & đang sử dụng. Tuy hiện nay cũng có nhiều phần mềm khác cũng có thể đọc và xử lý file ảnh thô nhưng Camera Raw vẫn có vị trí và chỗ đứng nhất định của nó.
Hướng dẫn Chỉnh ảnh RAW cơ bản với Camera Raw
EXPOSURE
Thanh trượt đầu tiên bạn sẽ thấy là tăng giảm độ sáng, tương đương với việc thay đổi tốc độ màn trập hoặc tăng/giảm f-stop đến 5 stop. Điều này ảnh hưởng đến độ sáng của toàn bộ hình ảnh của bạn. Hãy xem ví dụ dưới đây để biết bạn có thể tăng/giảm độ sáng đến mức nào nhé.
CONTRAST và CLARITY
Thanh trượt tiếp theo bạn sẽ thấy là Contrast (độ tương phản), đó là mối quan hệ giữa các vùng sáng và tối trong ảnh của bạn. Nếu bạn kéo nó sang bên phải, bạn sẽ tăng độ tương phản đó là lý do tại sao một dấu cộng (+) sẽ xuất hiện bên cạnh chỉ số. Di chuyển nó sang trái sẽ giảm độ tương phản, do đó dấu trừ (-) xuất hiện. Nếu độ tương phản thấp cũng sẽ làm cho bức ảnh có vẻ “phẳng” hơn, do phạm vi chênh lệch sáng tối giảm xuống.
Bỏ qua 1 vài thanh trượt, chúng ta đi tới thanh Clarity (độ nét). Đây là chức năng được nhiều người sử dụng để làm ảnh trông sắc nét hơn, nhưng cũng không nên lạm dụng nó sẽ khiến ảnh trông không tự nhiên. Clarity được xếp chung với Contrast bởi nó về cơ bản cũng là làm tăng độ tương phản nhưng là giữa các tông màu. Hệ thống thông minh của nó sẽ tự tìm các viền của đối tượng rồi làm tăng tương phản, làm đậm lên so với xung quanh.
Ví dụ dưới đây sẽ minh họa cho bạn thấy chức năng của 2 công cụ này.
HIGHLIGHTS và WHITES
Tiếp theo, 2 thanh trượt được đề cập tới là Highlights và Whites. 2 thanh này có liên quan với nhau chặt chẽ và mỗi cái tên cũng mô tả khá chính xác chức năng của chúng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nó cũng khá rối rắm.
Vì vậy, nếu bạn di chuyển thanh trượt Whites, nó sẽ có ảnh hưởng đến phạm vi của Highlights.
SHADOWS và BLACKS
Cũng ở khu vực các thanh trượt, bạn sẽ thấy các thanh Shadows và Blacks, chúng hoạt động cũng giống như 2 thanh Highlights – Whites, nhưng ở phần ngược lại là các khu vực tối của bức ảnh.
Thanh trượt Blacks ảnh hưởng tới khắp các khu vực tối con Shadows là những chỗ tối nhất.
SATURATION và VIBRANCE
Saturation là thanh trượt tiếp theo trong danh sách. Nó có tác động đến tất cả các màu sắc của hình ảnh chứ không chỉ ở khu vực nhỏ nào. Nếu kéo hoàn toàn sang bên trái, bạn sẽ mất tất cả màu và để hình ảnh của bạn đen trắng. Kéo tất cả các cách bên phải, Saturation có thể đạt đến màu sắc rất rực rỡ.
Vibrance là bản nâng cấp của Saturation, nó sẽ tác động tới những màu sắc yếu hơn chứ ko phải tất cả màu sắc như Saturation. Những khu vực đã có màu sắc rực rỡ rồi thì sẽ ít bị tác động hơn so với khu vực màu sắc nhạt hơn.
Khi bạn đã hài lòng với các tùy chọn của mình, bạn chỉ có thể lưu ảnh để sử dụng luôn hoặc có thể mở hình ảnh trong Photoshop để tiếp tục xử lý thêm.
Bạn cứ tin chắc rằng chỉ cần bạn nắm vững và sừ dụng thuần thục công cụ này thì hình ảnh của bạn sẽ được cải thiện đáng kể. Còn chần chờ gì nữa, hãy down ngay Camera Raw về và trải nghiệm thôi.
Tổng hợp: pus.edu.vn
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Kỹ Thuật Nhiếp Ảnh