Bước đầu làm quen với chụp ảnh thương mại (phần 1)
Bước đầu làm quen với chụp ảnh thương mại (phần 1)
Bài dịch từ:
Bạn đang xem: Bước đầu làm quen với chụp ảnh thương mại (phần 1)
https://digital-photography-school.com/practical-tips-doing-commercial-product-photography/
#photographytalk, #thu3hangtuan
Nếu các bưởi là gà mờ, câu hỏi đầu tiên thường sẽ là: Nhiếp ảnh thương mại chính xác là gì?
Nói chung định nghĩa đơn giản hết mức có thể đó là ảnh chụp để bán làm thương mại. Quảng cáo, sản phẩm, hình ảnh website, catalogue, thực đơn,…. Mọi ngành nghề các bưởi có thể tưởng tượng đều cần hình ảnh để thể hiện nó.
Ảnh chụp thương mại có sức ảnh hưởng rất lớn. Khách hàng có thể sử dụng nó từ nhỏ như một cửa hàng online trên Etsy hoặc to như một website giới thiệu sản phẩm. Và không chỉ sử dụng trong các mục đích online, rất nhiều người muốn in lớn sản phẩm và treo trên hành lang của công ty. Hoặc các hình ảnh mang ý nghĩa hài hước hoặc mạnh mẽ cho thông điệp tinh thần trong công ty.
Xem thêm : Hướng dẫn sử dụng chế độ Av trên Canon 70D
Ở trong bài này tôi (tác giả) sẽ nói về một số vấn đề cơ bản khi bạn làm quen với ảnh thương mại. Chúng ta sẽ tìm hiểu cách chuẩn bị 1 lightbox, chọn đúng hệ thống lens và body, tạo dựng ánh sáng cho sản phẩm và hậu kỳ cơ bản.
Nội Dung
Thiết bị chụp ảnh
1. Hộp chụp
Cực kỳ hữu dụng để bắt đầu. Có nhiều thể loại hộp chụp có thể gấp dẹp lại và mở ra khi cần. Dễ dàng để chụp những hình ảnh dùng cho website sản phẩm, catalogue. Tiện dụng cho các buổi chụp ở không gian nhỏ. Thay đổi nền dễ dàng, các nền thông dụng mà tôi hay dùng khi chụp ảnh là trắng hoặc đen.
2. Ống kính
Tôi lựa chọn ống kính Nikon 105mm, f2.8 và thực sự yêu thích nó. Thực tế thì tất cả các hình ảnh dùng trong bài viết này đều sử dụng ống kính 105mm. Phóng lớn những vật nhỏ, sắc nét và chi tiết, đó là những lợi ích khi các bưởi dùng ống kính macro trong chụp ảnh thương mại.
Nhưng hãy nhớ rằng hình ảnh thương mãi cần phải được chăm chút. Ống kính macro dễ dàng phóng đại những chi tiết không mong muốn như vết trầy hoặc bụi trên sản phẩm. Tôi sẽ quay lại cách chúng ta giải quyết vấn đề này ở phần sau với Lightroom hoặc Photoshop.
3. Ánh sáng
Tôi sử dụng một bộ đèn Led có thể tăng giảm độ sáng thay cho các đèn studio chuyên dụng. Nó là một khởi đầu tốt và rẻ tiền khi các bưởi mới bắt đầu làm quen với nghề chụp ảnh. Ở một mức độ nào đó ánh sáng Led mềm mại hơn đèn studio, nhất là khi các bưởi chưa có những thiết bị tản sáng đắt đỏ.
Kể cả khi dùng đèn Led, tôi vẫn có thể tạo ra những bức hình có độ tương phản tốt. Tôi yêu việc chơi vòng vòng xung quanh với mấy cái đèn để tạo được phần bóng đổ như ý mình ở đằng sau.
Xem thêm : Phơi sáng (Exposure) trong nhiếp ảnh, những khái niệm cơ bản
Nhớ lưu ý tới Flare, việc phiền phức mỗi khi ánh sáng chiếu trực tiếp vào ống kính. Đôi khi Flare giúp bưởi tạo ra một bức ảnh tuyệt đỉnh siêu cấp vũ trụ thiên hà, nhưng phần lớn trường hợp, nó là một kẻ phiền phức vì nó làm mất chi tiết, thay đổi màu sắc và sự tương phản của vật cần chụp.
Bắt đầu chụp
Trước khi shoot, việc quan trọng hàng đầu là làm sạch bụi trên bề mặt sản phẩm. Bóng thổi bụi và cọ quét là những trợ thủ đắc lực. Chân máy ảnh gần như là một thiết bị bắt buộc. Các bưởi có thể tham khảo những thứ cần chuẩn bị khi chụp sản phẩm bóng ở 2 bài viết này và này.
Tôi thường chụp ở khẩu độ nhỏ. Không phải khẩu lớn là không tốt, nó giúp bạn làm nổi bật vật thể trong khi xung quanh mờ đi. Thế nhưng nó cũng làm mờ cả phần rìa sản phẩm. Cân bằng DOF là một cuộc chơi tinh tế và nhớ tham khảo yêu cầu của khách hàng trước khi chụp.
Một cái remote (có dây/không dây) giúp các bưởi nhiều thứ, chẳng hạn như khi chụp vật phản chiếu 360 độ và các bưởi phải nấp xuống gầm bàn chụp. Nếu remote có chế độ hẹn giờ nữa thì đơn giản nó là thiên đường. Remote giúp hạn chế tối đa tình trạng ảnh nhòe, rung (ngay cả khi sử dụng chế độ 2s).
Tui sẽ gặp các bưởi ở phần 2 với bài viết về hậu kỳ và phần chú ý cơ bản nhe.
Chụt chụt
#wpdevar_comment_1 span,#wpdevar_comment_1 iframe{width:100% !important}
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Kỹ Thuật Nhiếp Ảnh