Chỉ số Fractal là gì? Phương pháp giao dịch với Fractal

0

Mặc dù giá có thể di chuyển một cách ngẫu nhiên, nhưng chúng vẫn tạo ra các mô hình và xu hướng lặp đi lặp lại. Một trong những mô hình cơ bản nhất là fractal. Fractal là các mô hình đảo chiều gồm 05 thanh nến đơn giản. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Fractal là gì và cách mà bạn có thể áp dụng chúng vào chiến lược trade coin của mình.

Khi nói đến “Fractal”, mọi người thường nghĩ về một thứ gì đó rất phức tạp. Tuy nhiên, về cơ bản Fractal là một mô hình định kỳ xảy ra trên chu kỳ giá.

Fractals bao gồm 05 thanh nến trở lên. Các quy tắc để xác định fractal như sau:

  • Bearish fractal (fractal hướng giảm) là điểm cao nhất chính giữa trong chuỗi 5 nến.
  • Bullish fractal (fractal hướng lên) là điểm thấp nhất chính giữa trong chuỗi 5 nến.

Dưới đây là 02 ví dụ về Fractal. Lưu ý rằng nhiều mô hình fractal khác có thể xảy ra, nhưng đây là mô hình cơ bản nhất của nó.

Chỉ số Fractal là gì

Fractal là các lagging indicator (chỉ số chậm) – nghĩa là, một fractal không thể được hình thành cho đến khi chúng ta xác nhận mô hình đảo chiều xuất hiện sau 2 nến. Mặc dù điều này có thể đúng, nhưng hầu hết sự đảo chiều diễn ra trong nhiều nến hơn, vì thế xu hướng sẽ được giữ lâu hơn (như chúng ta sẽ thấy trong ví dụ dưới đây).

Áp dụng Fractal trong trade coin

Hầu hết các nền tảng hiện nay cung cấp fractal như một chỉ báo giao dịch. Điều này có nghĩa là trader không cần phải vẽ và tìm kiếm mô hình. Trader chỉ việc chọn chỉ báo và phần mềm sẽ tự động tìm kiếm chỉ báo đó. Trader đã từng tham gia thị trường sẽ thấy rằng: mô hình này xảy ra khá thường xuyên.

Fractal được sử dụng tốt nhất khi kết hợp với các chỉ báo hoặc hình thức phân tích khác. Một chỉ báo phổ biến được sử dụng với Fractal là Alligator. Đó là một công cụ được tạo ra bằng cách sử dụng nhiều đường trung bình động. Biểu đồ bên dưới cho thấy một xu hướng tăng dài hạn với mức giá chủ yếu nằm bên trên ngưỡng Alligator (đường MA giữa). Do xu hướng đang tăng, tín hiệu tăng có thể được sử dụng để tạo tín hiệu mua.

Bearish Fractal thường được vẽ trên một biểu đồ với một mũi tên hướng lên. Bullish fractal được vẽ bằng một mũi tên hướng xuống. Vì vậy, nếu sử dụng fractal trong một xu hướng tăng trên các nền tảng giao dịch, hãy tìm các mũi tên hướng xuống. Nếu tìm kiếm bearish fractal trong xu hướng giảm, thì bạn nên để ý đến các mũi tên hướng lên.

Đôi khi việc chuyển sang khung thời gian dài hơn sẽ làm giảm số tín hiệu fractal, giúp dễ dàng phát hiện các cơ hội giao dịch.

Chỉ số Fractal là gì

Hệ thống này cung cấp các điểm vào, nhưng trader có thể tùy chỉnh để kiểm soát rủi ro. Trong trường hợp trên, mô hình không được xác nhận cho đến khi giá đã bắt đầu tăng và chạm mức đáy gần đây. Do đó, một lệnh dừng lỗ có thể được đặt ngay dưới mức đáy đó trước khi thực hiện giao dịch. Nếu tham gia short trade, trong một xu hướng giảm, một lệnh dừng lỗ có thể được đặt trên đỉnh gần đây.

Một chiến lược khác là sử dụng Fractal với Fibonacci retracement. Một trong những vấn đề với fractal là nó xuất hiện quá thường xuyên. Và một trong những vấn đề với Fibonacci là chúng ta nên sử dụng mức retracement nào. Bằng cách kết hợp cả 02, nó sẽ giúp cho ra tín hiệu tốt hơn, vì Fibonacci sẽ chỉ được giao dịch nếu fractal đảo chiều diễn ra.

Các trader cũng có xu hướng tập trung vào giao dịch tại các mức Fibonacci nhất định. Điều này có thể thay đổi tùy theo trader, nhưng nhìn chung trader thích tham gia long trade hơn, trong một xu hướng tăng mạnh và sử dụng mức retracement 61,8%. Fractal có thể được sử dụng cùng với chiến thuật trade coin: chẳng hạn như trader chỉ thực hiện giao dịch nếu fractal đảo chiều xảy ra gần mức retracement 61,8%, khi tất cả các điều kiện khác được đáp ứng.

Trong biểu đồ bên dưới, giá đang trong xu hướng tăng, và sau đó đảo chiều giảm. Giá hình thành đảo chiều fractal gần mức 0.618 của Fibonacci retracement. Một khi fractal hình thành (hai ngày sau khi giá chạm đáy), bạn có thể tham gia long trade với xu hướng tăng dài hạn hơn.

Chỉ số Fractal là gì

Mọi người cũng có thể sử dụng fractal để tiến hành chốt lời. Ví dụ, nếu tham gia long trade với bullish fractal, trader có thể thoát vị trí khi bearish fractal xảy ra.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng fractal

Dưới đây là một vài điều mà bạn cần nhớ khi sử dụng fractal.

  • Chúng là các chỉ báo tín hiệu trễ.
  • Do fractal là rất phổ biến, chúng thường được kết hợp với các chỉ số hoặc chiến lược khác. Không nên sử dụng chúng độc lập.
  • Khoảng thời gian càng dài thì sự đảo chiều càng đáng tin cậy hơn. Điều quan trọng cần lưu ý là khoảng thời gian càng dài, số lượng tín hiệu sẽ càng ít.
  • Tốt nhất là xem xét fractal trong nhiều khung thời gian khác nhau. Ví dụ, chỉ tham gia các giao dịch ngắn hạn với fractal trong xu hướng dài hạn. Như đã thảo luận, tập trung vào các tín hiệu long trade trong xu hướng tăng và tập trung vào các tín hiệu short trade với xu hướng giảm.
  • Hầu hết các nền tảng hiện đều tích hợp fractal trong danh sách chỉ báo.

Kết luận

Fractal có thể là công cụ hữu ích. Nó có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau, và mỗi trader có thể tìm thấy biến thể của riêng họ, chẳng hạn như kết hợp với chỉ báo Alligator hoặc Fibonacci retracement. Sẽ có người thích và không thích sử dụng fractal. Tuy nhiên, xin lưu ý rằng, mọi người không nên sử dụng fractal một mình mà nên kết hợp nó cùng các chỉ báo khác để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Theo Pink Blockchain

Biên soạn lại bởi: 25giay.vn

Có thể bạn chưa biết:

  • Những điều bạn cần biết về sàn giao dịch crypto
  • 7 lỗi “chết người” trong Trade coin
  • Tầm quan trọng của Bitcoin ETF đối với thị trường tiền điện tử

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.