Vải acrylic là gì? Đặc tính và cách bảo quản vải acrylic
Tiếp nối thành công của nylon, polyester, sự ra đời của vải acrylic được hi vọng sẽ thay thế hoàn toàn cho dòng len lông cừu đắt đỏ. Ưu điểm nổi bật gì đã khiến các nhà sản xuất tin tưởng vào chất liệu tổng hợp này?
Nội Dung
Nguồn gốc vải acrylic
Vải acrylic còn được biết đến tên gọi là len nhân tạo. Về cơ bản, chất liệu này là nhựa có nguồn gốc từ polypropylene. Mỗi nhà sản xuất sẽ tạo ra công thức của riêng mình, phối trộn sợi với các chất khác để tạo nên thành phẩm cuối cùng. Khả năng hấp thụ thuốc nhuộm được cải tiến giúp vải acrylic có màu sắc đa dạng, đẹp mắt.
Bạn đang xem: Vải acrylic là gì? Đặc tính và cách bảo quản vải acrylic
Để có được một sợi vải, polyme đầu vào phải chứa ít nhất 85% monome acrylonitril. Trọng lượng trung bình của phân tử acrylic là -100.000 khoảng 1900 đơn vị monome.
Cũng như nhiều loại sợi tổng hợp khác, sợi acrylic được phát triển dưới bàn tay của tập đoàn Dupont, Mỹ. Đây được coi là cái nôi của hàng loạt các loại vải nhân tạo phổ biến như nylon, polyester. Sự ra đời của sợi acrylic năm 1940 chính là bước phát triển nhanh chóng của DuPont trên thị trường dệt may thế giới.
Tuy nhiên, chúng lại không được chú ý cho đến những năm 1950. Có thể nói, sự phổ biến rộng rãi của các mặt hàng dệt tổng hợp khác của DuPont đã có ảnh hưởng nhất định tới sự phát triển chậm chạp của sợi acrylic. Chính việc thay thế hàng loại các sản phẩm lụa bằng nylon, cotton bằng sợi polyster đã làm giảm khả năng tiếp thụ của người tiêu dùng với loại nhân tạo này.
Trong vòng 10 năm, những lợi ích mà vải acrylic mang lại dần trở nên rõ rệt hơn và giành được thị phần ngày càng lớn. Người tiêu dùng và người yêu thích hàng công nghiệp thời kỳ đó đều rất lạc quan cho rằng sợi tổng hợp có thể thay thế hoàn toàn hàng dệt may tự nhiên. Tuy nhiên, họ dần trở nên lo lắng về đặc tính dễ cháy của acrylic.
Đến thập niên 1970, phong trào môi trường nổi lên đã kiến quyết chống lại các loại vải tổng hợp. Đồng thời, thông tin về các chất độ tiềm tàng và thuộc tính gây ung thư của acrylic đã được đưa ra ánh sáng. Trong khi sản lượng sợi acrylic tại Hoa Kỳ liên tục suy giảm trong suốt nhiều thập kỷ qua thì việc mở rộng thị trường sang châu Á và châu Phi đã giúp quá trình sản xuất acrylic tiếp tục phát triển.
Hiện nay, DuPont đã không còn là công ty sản xuất sợi acrylic hàng đầu thế giới. Các nhà sản xuất tại Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và nhiều nước ASEAN khác đã trở thành người dẫn đầu thị phần, trong đó Trung Quốc đứng đầu về sản lượng acrylic với hơn 30% trang phục toàn cầu. Tuy nhiên, công ty sản xuất nổi tiếng nhất lại thuộc về thương hiệu Aksa Akrilik Kimya Sanayii AŞ, Ấn Độ trong khi công ty sản xuất acrylic lớn nhất Trung quốc, Dralon chỉ đứng thứ ba. Đồng thời, nhu cầu sử dụng mặt hàng này ở Mỹ cũng ít ỏi hơn nhiều so với các nước đang phát triển.
Quy trình sản xuất vải acrylic
Tạo sợi acrylic
Sợi acrylic thường được tạo ra tại các cơ sở sản xuất cùng các loại vải dệt tổng hợp khác. Để chuẩn bị sản xuất acrylic, người ta sử dụng phản ứng trùng hợp gốc tự do polypropylene để làm ra acrylonitrile. Các sợi polymer được hòa tan với dung môi mạnh như DMF hoặc natri thiocyanate.
Các gel hình thành tiếp tục được đùn qua máy trộn nhiều lỗ. Chúng tiếp tục được đông tụ trong dung dịch có cùng dung môi, bước này được gọi là kéo sợi ướt. Tuy nhien, quy trình kéo sợi khô cũng được sử dụng bằng cách làm bay hơi dung môi trong dòng khí trơ đã được làm nóng. Phương pháp này được đánh giá là hiệu quả và thân thiện với môi trường hơn so với cách thức truyền thống do không phải sử dụng thêm bất kỳ hóa chất nào.
Kéo sợi acrylic
Các sợi acrylic sau đó sẽ được mang đi rửa sạch, kéo dài và kéo giãn thành các sợi dài, mỏng hơn. Giống như nhiều loại sợi tổng hợp khác, việc kéo giãn acrylic là cần thiết để tạo ra mảnh vải dệt có thể sử dụng được. Quá trình kéo dài gấp nhiều lần kích thước ban đầu giúp giảm thiểu chi phí và mang lại hiệu suất cao hơn.
Dệt vải acrylic
Sau khi được kéo sợi, acrylic tiếp tục được đưa lên ống cuộn và chuyển tới khu vực dệt may. Các nhà sản suất có thể dệt sợi thành hàng may mặc, sử dụng cho đồ vật khác hoặc bán sợi hiện tại cho những người thích đan lát.
Tại nơi cơ sở dệt may, công nhân cũng có thể thay đổi cấu trúc sợi acrylic với thuốc nhuộm hoặc phương pháp cải tiến khác nhau. Chẳng hạn, chất kháng cháy là thành phần rất quan trọng cho vải acrylic để hạn chế tối đa sự nguy hiểm của chúng mặc dù phương pháp xử lý này rất độc hại.
Đặc tính chất liệu vải acrylic
Ưu điểm
Nhẹ, ấm
Điểm cộng hoàn hảo nhất của chất liệu vải acrylic là trọng lượng nhẹ, giữ ấm tốt. Sự liên kết chặt chẽ đảm bảo độ bền chắc và khả năng cách tiết trong nền nhiệt lạnh. Bạn có thể sử dụng chúng để mặc thay thế cho len lông cừu.
Đàn hồi tốt
Xem thêm : Ty Treo Tiếng Anh Là Gì – Ty Ren Inox 304 M16 (Thread Rod Stainless Steel)
Vải acrylic có độ co giãn ấn tượng. Đặc tính này giúp sản phẩm có khả năng phục hồi nguyên trạng hình dạng ban đầu, chống nếp nhăn, vết gập hiệu quả. Vì vậy, chúng có thể được sử dụng để làm vải bọc cao cấp.
Khô nhanh, chịu nhiệt cao
Khả năng thoát ẩm của vải acrylic được đánh giá cao hơn nhiều so với các chất lệu tổng hợp khác. Chất liệu này có thể chịu được nhiệt độ cao, chống tia cực tắm và nắng nóng hiệu quả. Đồng thời, vải acrylic cũng có khả năng chống chọi lại sâu bướm, hóa chất và một số loại dầu khác.
Dễ nhuộm
Vải acrylic rất dễ nhuộm và bám màu tốt. Vì vậy, sản phẩm acrylic thường có màu sắc đa dạng, bắt mắt. Điều này sẽ giúp các nhà thiết kế tạo mẫu dễ dàng hơn, phát huy tối đa sức sáng tạo của mình.
Mức giá rẻ
So với nhiều chất liệu tổng hợp khác, vải acrylic có giá cả cực kỳ phải chăng, trải dài trên nhiều phân phúc. Chất liệu có điều kiện vệ sinh đơn giản, chăm sóc dễ dàng, thậm chí có thể giặt bằng máy.
Hạn chế
Dễ bai giãn
Tuy có độ bền cao, vải acrylic lại rất dễ bai giãn. Sau nhiều lần giặt và sử dụng, trang phục acrylic có thể bị mất form dáng, không chuẩn theo kích thước cơ thể.
Khá nóng, thô
Cũng như nhiều dòng vải nhân tạo khác, vải acrylic đem tới cảm giác khá nóng, bí bách cho người sử dụng trong nền nhiệt cao. Khi tiếp xúc với làn da, chúng cũng không được mềm mịn bằng sợi lông cừu tự nhiên.
Biến đổi khi gặp nhiệt độ cao
Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, vải acrylic sẽ biến đổi màu sắc và giảm suất chất lượng. Bản chất tĩnh điện do kỵ nước, độ cứng khiến acrylic tạo ra tiếng rít khi dệt.
Dễ xù lông
Đặc tính dễ xù lông xuất hiện ở phần nhiều các loại vải acrylic. Sau khi xảy ra, chúng sẽ tạo thành các hạt xoắn trên bề mặt gây mất mỹ quan sản phẩm. Bạn có thể sử dụng kéo để sửa sang lại trang phục của mình.
Chưa thân thiện với môi trường
Quá trình sản xuất sử dụng hóa chất phần nào đã gây ra những hệ quả không tốt tới môi trường. Chỉ khoảng 5% chất phản ứng được dùng để tái chế. Điều này đã dẫn tới việc tích tụ chất ô nhiễm. Hơn thế nữa, sau mỗi lần giặt chúng sẽ giải phóng 730.000 hạt tổng hợp có kích thước micro gấp 5 lần so với vải pha cotton-polyester và gấp 1.5 lần so với polyester nguyên chất. Các hạt này có thể dễ dàng tìm thấy ở ven biển và tập trung nhiều nhất là ở gần dòng hải lưu. Trong đó, 85% các loại vi sợi này được ứng dụng rộng rãi trong quần áo nylon, acrylic.
Phân loại vải acrylic
Acrylic
Vải acrylic được coi là acrylic nguyên chất. Loại vải này cần chứa ít nhất 85% acrylonitril.
Modacrylic
Xem thêm : Refrige Max Nghĩa Là Gì – Cách Điều Chỉnh Nhiệt Độ Của Tủ Lạnh
Đây là biến thể của sợi acrylic bao gồm một phần acrylonitril nhưng sử dụng thêm nhiều polyme khác trong sản xuất như vinylidene clorua. Chất liệu này có độ dẻo dai, chống nhăn tốt, độ bền cao hơn so với acrylic nguyên chất. Đặc biệt, modacrylic có khả năng chống mài mòn, chống cháy tốt hơn so với đặc tính dễ cháy của chất liệu truyền thống. Trang phục vải modacrylic cũng giữ form dáng tốt hơn nhiều.
Nytril
Khác với acrylic, nytril có thành phần chủ yếu là vinylidene clorua. Chúng xuất hiện trên thị trường Hoa Kỳ từ năm 1960 nhưng vẫn được sản xuất tại châu Á trước đó. Do đặc điểm khó nhuộm, chất liệu này không được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới.
Lastrile
Lastrile được tạo bằng cách phối trộn diene với acrylonitril. Loại vải này được phổ biến tương tự như Acrylic nhờ vào độ đàn hồi cao.
So sánh vải acrylic và polyster
Thành phần cấu tạo và tính năng
Về cấu tạo, acrylic và polysyer khá giống nhau vì đều được làm từ nhựa mặc dù không quá tương đồng. Hai chất liệu này đều thuộc loại vải tổng hợp, kỵ nước, dễ bám dầu và vết bẩn.
Ngược lại, khả năng cách điện của acrylic tốt hơn nhiều so với polyester mang lại đặc tính giữ ấm cho sản phẩm. Chính vì vậy acrylic được ưa chuộng trong mùa lạnh, trong khi polyester linh hoạt trong nhiều điều kiện thời tiết. Khi thời tiết ấm áp, áo acrylic sẽ nhanh chóng làm bạn cảm thấy nóng bức chỉ trong vài phút.
Độ bền chắc
Cùng thuộc chất liệu tổng hợp, acrylic và polyster đều có khả năng chống lại sự tấn công của sâu bướm. Nếu pha thêm sợi tự nhiên như len, bông, trường hợp này lại hoàn toàn có thể xảy ra.
Mặt khác, sợi acrylic rất dễ cháy, độ chống mài mòn hay hóa chất khá kém khi so với polyester. Các sợi chắc chắn đã mang lại tuổi thọ cao và khả năng chống chọi lâu dài cho polyester.
Bên cạnh đó, việc acrylic dễ bị khô cứng có thể ảnh hưởng tới thời gian sử dụng quần áo lâu dài mặc dù tính năng của chúng vẫn giữ nguyên.
Tính bền vững và bảo quản
Khả năng phân hủy của hai chất liệu vải tổng hợp này luôn đi đôi với quan ngại về môi trường. Vải polyester sẽ là sự lựa chọn tốt hơn vì chúng có độ bền cao hơn, dễ tái chế. Ngược lại, các vấn đề xảy ra với acrylic chỉ trong thời gian ngắn. Trong khi đó, phải mất tới 200 năm chúng mới phân hủy hoàn toàn. Quá trình này luôn song hành với việc giải phóng độc tố và hóa chất ra ngoài môi trường.
Về việc bảo quản, cả hai đều rất dễ vệ sinh. Tuy nhiên, acrylic đòi hỏi qui trình tỉ mỉ hơn do chúng khá dễ co ở nhiệt độ cao. Điều này có thể khiến bạn không mặc vừa trang phục đấy.
Ứng dụng của vải acrylic
Ứng dụng trong thời trang
Đối với những người có thu nhập chưa cao, vải acrylic sẽ thay thế nhu cầu về len và cotton để giữ ấm trong mùa đông. Một số trang phục acrylic có thể kế đến như quần áo thường ngày, áo len, áo khoác, quần áo dệt kim, quần áo thể thao,…
Ứng dụng trong phụ kiện trang phục
Nhờ vào ưu điểm vượt trội, vải acrylic cũng dùng trong phụ kiện như khăn quàng, lót giày, găng tay, giày,…
Ứng dụng khác
Bên cạnh những lĩnh vực phổ biến trên, vải acrylic còn được dùng để sản xuất chăn, thảm trải sàn, áo bọc đệm, vali, dụng cụ bảo quản gỗ,… Ngoài ra, chúng còn được dùng để sản xuất khăn lau, thay bê tông và vữa trong ngành công nghiệp.
Cách bảo quản vải acrylic
- Sử dụng nước ấm để giặt vải acrylic. Sử dụng thuốc làm mềm nếu thấu sản phẩm bị khô cứng.
- Sử dụng chế độ giặt nhẹ với máy. Hãy sử dụng nước ấm và nước xả vải cho lần giặt cuối.
- Hạn chế tối đa việc sấy khô, là ủi vải acrylic.
- Không vắt mạnh để tránh vải acrylic biến dạng.
- Không để nước chảy trực tiếp lên vải acrylic. Điều này có thể làm trang phục biến dạng.
Mời bạn tham khảo một số chất liệu vải khác:
Vải Tencel Vải Lụa Vải Cotton Vải đũi Vải Spandex Vải nylon Vải nỉ Vải không dệt Vải Microfiber Vải voan Vải Kaki Vải Jacquard Vải Satin Vải Chiffon Vải Len Vải Polyester Vải Jean Vải Kate Vải thô Vải Modal Vải Thun Vải Ren Vải lanh Foam Vải Viscose Vải Denim Vải gấm Vải Bamboo
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp