Dấu treo là gì? Tất tần tật thông tin cần biết về đóng mộc treo
Dấu treo là gì? Tất tần tật các thông tin cần biết về đóng mộc treo sẽ được tổng hợp trong bài viết dưới đây. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về dấu treo để có được những thông tin cần thiết.
- "Tự Học" trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt
- Mã MD5 là gì? Phần mềm kiểm tra mã MD5 tốt nhất
- Từ Vựng Tiếp Thị Sữa Là Gì ? Giải Nghĩa Cụm Từ Bộ Công An Cần Vào Cuộc Vụ 'Tiếp Thị Sữa'
- Dây cáp đồng trục là gì – Cấu tạo và sử dụng như thế nào ?
- Hệ thống phòng cháy, chữa cháy trong tiếng anh là gì?
Nội Dung
Dấu treo là gì? Đóng dấu treo là gì?
Dấu treo là gì? Dấu treo có thể được hiểu là dấu quan trọng của một doanh nghiệp nào đó được sử dụng để đóng lên những loại văn bản khác nhau và thường là đóng ở trang đầu tiên. Phần đóng dấu này sẽ gồm những vị trí như sau: Một phần tên của cơ quan hay tổ chức hoặc có thể đóng dấu tại phụ lục được đính kèm thêm trong những loại văn bản chính.
Bạn đang xem: Dấu treo là gì? Tất tần tật thông tin cần biết về đóng mộc treo
Đóng mộc treo là gì? Đóng dấu treo cũng như đóng những loại con dấu khác cũng cần phải tuân thủ theo những quy định. Đóng dấu treo chính là cách xét duyệt văn bản để thông báo rằng loại văn bản này đã được thông qua và chấp nhận.
Dấu treo có thể hiểu là dấu quan trọng của một doanh nghiệp nào đó được sử dụng để đóng lên những loại văn bản khác nhau và thường là đóng ở trang đầu tiên
Quy định của chính phủ về cách đóng mộc treo
Theo quy định chung về cách đóng dấu mộc treo được ghi rõ ở Điều 26 Nghị định 110/2004/NĐ-CP về công tác văn thư dưới đây:
“Điều 26. Đóng dấu
- Dấu treo đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và sử dụng đúng loại mực con dấu quy định.
- Khi đóng dấu treo lên chữ ký thì dấu phải đè lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
- Việc đóng dấu lên những phụ lục kèm theo văn bản chính do người ký văn bản quyết định và dấu được đóng lên trang đầu, đè lên một phần tên cơ quan và tổ chức hoặc tên của phụ lục.
- Việc đóng dấu giáp lai và đóng dấu nổi trên văn bản, tài liệu chuyên ngành được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành.”
Bạn cần nắm rõ quy định chung này để khi đóng dấu tránh vi phạm hoặc làm cho văn bản không được chấp nhận. Trong đó dấu treo được sử dụng cho những loại phụ lục kèm theo thì chú ý tới Khoản 3 của điều này. “Việc đóng dấu lên những phụ lục kèm theo văn bản chính bởi người ký văn bản quyết định và dấu treo được đóng lên trang đầu, đè lên một phần tên cơ quan và tổ chức hoặc tên của phụ lục.”
Dấu treo đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và sử dụng đúng loại mực con dấu quy định
Tính pháp lý của dấu treo
Theo Khoản 3 Điều 26 Nghị định 110/2004/NĐ-CP quy định: “Việc đóng dấu lên những phụ lục kèm theo văn bản chính do người ký văn bản quyết định và dấu treo được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan và tổ chức hoặc tên của phụ lục”.
Xem thêm : SDI là gì? Ưu điểm HD-SDI trong công nghệ camera
Thông thường, tên cơ quan hoặc tổ chức thường được viết ở bên phía trái, trên đầu của văn bản và phụ lục nên khi đóng dấu treo, người có thẩm quyền sẽ đóng dấu lên phía trái, dấu sẽ được đóng lên tên cơ quan, tổ chức, tên phụ lục đó.
Trên thực tế, một số cơ quan đóng dấu treo trên những văn bản nội bộ mang tính thông báo trong cơ quan, tổ chức hoặc trên phía góc trái của liên đỏ hoá đơn tài chính.
Do đó, việc đóng dấu treo lên văn bản không khẳng định giá trị pháp lý của văn bản đó mà chỉ nhằm mục đích khẳng định văn bản được đóng dấu treo là một phần của văn bản chính cũng như xác nhận những nội dung trên đó để tránh việc giả mạo giấy tờ hay thay đổi giấy tờ.
Dấu mộc treo được sử dụng như thế nào?
Dấu treo là một trong các con dấu quan trọng của mọi công ty, doanh nghiệp hay tổ chức nên việc sử dụng như thế nào cho đúng với quy định của Luật Pháp rất quan trọng. Đây là vấn đề mà không phải ai cũng hiểu rõ nên cần phải lưu ý kỹ hơn.
Khi không có sự ủy quyền
Dấu treo sẽ được dùng trong trường hợp là người chịu trách nhiệm được ký ở bên dưới không có thẩm quyền để đóng dấu treo lên chữ ký của mình đã ký ở văn bản đó.
Dấu treo là một trong các con dấu quan trọng của doanh nghiệp
Đối với trường hợp không có sự ủy quyền này thì hay gặp ở các phòng đào tạo của trường đại học hoặc phòng công tác sinh viên được dùng trong quá trình xin dấu của sinh viên hoặc có thể bạn sẽ bắt gặp loại dấu này ở những hóa đơn.
Khi ban hành những loại văn bản
Trường hợp thứ hai có thể sử dụng dấu treo là khi ban hành những loại văn bản. Trường hợp này được sử dụng cho những văn bản pháp luật hoặc những phụ lục theo đúng quy định của pháp luật. Chẳng hạn như là đối với các văn bản do cơ quan ban hành đã có hiệu lực được quy định theo Luật Pháp.
Các lưu ý khi đóng dấu treo
Trước khi đóng dấu treo sẽ căn cứ theo Điều 26, Nghị định 110/2004/NĐ-CP về công tác văn thư để đóng dấu cho đúng. Dưới đây sẽ là một vài lưu ý quan trọng khi đóng dấu treo:
– Dấu đóng rõ ràng, ngay ngắn, không xiêu vẹo, đúng chiều và đúng loại mực con dấu quy định.
Xem thêm : Tần Số Là Gì ? Tần Số Dòng Điện 50Hz-60Hz
– Dấu đóng cần được đè lên 1/3 chữ ký về phía bên tay trái.
– Những phụ lục kèm theo văn bản sẽ do chính người ký văn bản quyết định việc đóng dấu. Dấu sẽ được đóng trực tiếp tại trang đầu tiên, đè lên một phần tên cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp hoặc tên phụ lục. Dấu trên phụ lục sẽ được đóng tại trang đầu dấu giáp lai, dấu nổi theo quy định của cơ quan quản lý ngành.
Quản lý và sử dụng dấu treo hiện nay
Tại Điều 25, Nghị định 110/2004/NĐ-CP có ghi rõ về việc quản lý và sử dụng con dấu như sau:
“Việc quản lý và sử dụng con dấu trong công tác văn thư được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu và những quy định của Nghị định này”.
Con dấu của cơ quan hoặc tổ chức phải giao cho nhân viên văn thư giữ và thực hiện đóng dấu tại các cơ quan, tổ chức. Nhân viên văn thư phải có trách nhiệm trong việc thực hiện các quy định sau:
- Không giao con dấu cho người khác khi chưa có sự cho phép bằng văn bản của người có thẩm quyền;
- Phải tự tay đóng dấu vào những văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức;
- Chỉ được đóng dấu vào những văn bản và giấy tờ sau khi đã có chữ ký của người có thẩm quyền;
- Không được phép đóng dấu khống.
Việc sử dụng con dấu của cơ quan hay tổ chức và con dấu của văn phòng hoặc của đơn vị trong cơ quan, tổ chức được quy định như sau:
- Các văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành phải đóng dấu của cơ quan, tổ chức;
- Các văn bản do văn phòng hay đơn vị ban hành trong phạm vi quyền hạn được giao phải đóng dấu của văn phòng hay dấu của đơn vị đó”.
Con dấu của cơ quan hoặc tổ chức phải giao cho nhân viên văn thư giữ và thực hiện đóng dấu tại các cơ quan, tổ chức
Phân biệt rõ ràng giữa dấu treo và dấu giáp lai
Phân biệt giữa dấu treo và dấu giáp lai
Hy vọng rằng bài viết trên đây sẽ đem đến bạn những thông tin hữu ích về dấu treo là gì? Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ với Dịch vụ kế toán ACS để được tư vấn ngay hôm nay.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp