TÂN NGỮ LÀ GÌ – TỔNG HỢP KIẾN THỨC VỀ TÂN NGỮ | WOW ENGLISH
- Nghiên cứu sinh 9X tại Mỹ trăn trở đưa chương trình khơi gợi tiềm năng học sinh về Việt Nam
- Phrasal verb là gì? Tổng hợp 100 phrasal verb thường gặp
- Ngành Kỹ thuật điện tử, truyền thông là gì, Ra trường làm gì ?
- Phân biệt giữa kỹ thuật Staccato và Legato trong thanh nhạc.
- Vải acrylic là gì? Đặc tính và cách bảo quản vải acrylic
Tân ngữ là gì? Tân ngữ là một yếu tố quan trọng trong ngữ pháp và giao tiếp tiếng Anh. Chắc hẳn ai cũng biết cấu trúc câu đơn giản nhất của tiếng Anh: “S + V + O” và ai cũng biết O được gọi là tân ngữ tuy nhiên không phải ai cũng hiểu nhiệm vụ của nó thực chất là gì hay làm như thế nào để sử dụng được nó chính xác. Đặc biệt là cách sử dụng tân ngữ trong câu bị động? Hãy cùng WoW English ôn lại kiến thức về tân ngữ một cách ngắn gọn nhưng vô cùng đầy đủ nhé!
Bạn đang xem: TÂN NGỮ LÀ GÌ – TỔNG HỢP KIẾN THỨC VỀ TÂN NGỮ | WOW ENGLISH
Nội Dung
I. Tân ngữ là gì?
Tân ngữ (Object) là một thành phần thuộc vị ngữ trong câu, thường được đứng sau động từ, liên từ hoặc giới từ. Chúng có nhiệm vụ đảm nhiệm chức năng biểu đạt ý nghĩ của con người hoặc vật mà chịu sự tác động của động từ, giới từ đứng trước nó. Hoặc nó cũng có thể dùng để thể hiện mối liên kết giữa các tân ngữ với nhau thông qua liên từ.
II. Tầm quan trọng của tân ngữ trong tiếng Anh
Như đã nói ở trên, tân ngữ sẽ được đảm nhiệm nhiệm vụ biểu đạt và giúp làm rõ nghĩa của động từ hơn, từ đó khiến câu trở nên dễ hiểu và truyền đạt nội dung chính xác hơn. Ngoài ra, tầm quan trọng của tân ngữ còn được thể hiện ở việc nhiều động từ trong tiếng Anh sẽ bắt buộc cần có “Object” để bổ sung nghĩa cho chúng.
Trong khi các nội động từ (intransitive verbs) như cry, fall, run, die không cần có tân ngữ thì các ngoại động từ (transitive verbs) lại bắt buộc phải có chúng đi kèm. Những ngoại động từ mà thiếu tân ngữ sẽ làm câu không có ý nghĩa. Một số ngoại động từ phổ biến là: break, make, eat, cut, send, give,…
Ví dụ: Huy sends (Tôi gửi).
Nếu thiếu tân ngữ, người đọc sẽ không thể hiểu Huy gửi thứ gì. Nếu chúng ta bổ sung tân ngữ thì ý nghĩa của câu sẽ đầy đủ: “Huy sends a letter” (Huy gửi một bức thư.)
→ Xem thêm: Nội động từ và ngoại động từ trong tiếng Anh – WOW ENGLISH
III. Cách nhận biết tân ngữ
Trong Tiếng Anh, tân ngữ (Object) có nhiệm vụ đơn giản là dùng để chỉ đối tượng bị tác động bởi chủ ngữ, thường sẽ là một từ hoặc cụm từ đứng sau một động từ chỉ hành động (action verb).
Lưu ý là trong một câu, có thể có nhiều tân ngữ khác nhau.
Ví dụ:
- Huy plays tennis. (Huy chơi tennis.)
- Linh’s mother gives her some flowers. (Mẹ Linh đưa cô ấy một vài bông hoa.)
Lưu ý:
- Trong ví dụ 2 cả “her” và “some flowers” đều là tân ngữ.
- Khi cần xác định tân ngữ, ngoài việc đứng sau động từ, các bạn có thể đặt câu hỏi: “Ai/ Cái gì nhận hành động?” như “Ai được mẹ Linh tặng hoa?”, “Mẹ Linh đưa cô ấy cái gì?” hay “Cái gì Huy đang chơi?”.
IV. Phân biệt các loại tân ngữ
Nhìn lại ví dụ phần nhận biết: “Linh’s mother gives her some flowers”, trong đó “her” cùng “some flowers” đều là tân ngữ. Vậy 2 từ này có gì khác nhau? Câu hỏi này sẽ được trả lời ngay sau đây.
Trong tiếng Anh, dựa vào vị trí cũng như ý nghĩa của tân ngữ trong câu, ta có thể chia ra 3 loại khác nhau.
1. Tân ngữ trực tiếp (direct object)
Tân ngữ trực tiếp có thể hiểu là người/vật nhận tác động đầu tiên của hành động
Ví dụ:
- Huy caught a frog. (Huy đã bắt được một con ếch.)
- Linh reads some books. (Linh đọc một vài quyển sách.)
- Nam loves her. (Nam yêu cô ấy.)
2. Tân ngữ gián tiếp (indirect object)
Tân ngữ gián tiếp là người/vật mà hành động xảy ra đối với (hoặc dành cho) người/vật đó.
Tân ngữ gián tiếp thường xuất hiện khi trong câu có 2 tân ngữ.
Ví dụ:
- Huy gives me a pen (Huy đưa tôi một cái bút.)
- Huy gives a pen to me (Huy đưa một cái bút cho tôi.)
Lưu ý: Trong cả 2 ví dụ, “me” đều là tân ngữ gián tiếp
CHÚ Ý NHẬN BIẾT: Khi có 2 tân ngữ trong câu thì tân ngữ gián tiếp sẽ đứng sau giới từ (for, to) hoặc đứng ngay sau động từ (khi không có giới từ).
3. Tân ngữ của giới từ
Tân ngữ của giới từ là những từ hoặc cụm từ đứng sau một giới từ trong câu.
Ví dụ:
- The bag is on the table. (Cái túi đang ở trên bàn.)
- Linh wants to go out with him. (Linh muốn ra ngoài với anh ấy.)
V. Hình thức của tân ngữ trong câu
Trong một câu đúng ngữ pháp, tân ngữ có thể ở dạng Danh từ/Đại từ nhân xưng/Động từ nguyên thể/Động từ dạng V-ing.
1. Tân ngữ ở dạng danh từ (Noun)
Danh từ có thể sử dụng làm cả tân ngữ trực tiếp và gián tiếp trong 1 câu.
Ví dụ:
- Huy’s friends went to the cinema last week. (Bạn của Huy đi xem phim vào tuần trước.)
- Linh helps her mom do the housework. (Linh giúp mẹ cô ấy làm việc nhà.)
→ Xem thêm: DANH TỪ TRONG TIẾNG ANH – TỔNG HỢP KIẾN THỨC
2. Tân ngữ ở dạng đại từ nhân xưng (Personal Pronoun)
Đại từ nhân xưng bao gồm Đại từ chủ ngữ (subject pronouns) dùng làm chủ ngữ và Đại từ tân ngữ (object pronouns) dùng làm tân ngữ.
Dưới đây là bảng chuyển đổi từ đại từ làm chủ ngữ sang đại từ làm tân ngữ
Đại từ làm chủ ngữ
Đại từ làm tân ngữ
I
Me
You
You
He
Him
She
Her
We
Us
They
Them
It
It
Ví dụ:
- Huy love you. (Huy yêu bạn.)
- Linh like us. (Linh thích chúng ta)
“Huy” và “Linh” là đại từ chủ ngữ đứng vị trí chủ ngữ trong câu.
“You” và “Us” là đại từ vị ngữ đứng vị trí tân ngữ trong câu.
→ Xem thêm: Học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả (phần 3): Đại từ
3. Tân ngữ ở dạng động từ nguyên thể (to Verb)
Nhiều người vẫn nghĩ tân ngữ sẽ là danh từ hoặc đại từ, tuy nhiên sự thật không phải vậy. Một số động từ ở Tiếng Anh đòi hỏi theo sau nó là một động từ khác ở dạng “to verb”, khi đó động từ nguyên thể đi theo sau nó sẽ được coi là một tân ngữ.
Ví dụ:
- I agree to go out with Huy. (Tôi đồng ý đi ra ngoài với Huy.)
- Linh wants to watch TV. (Linh muốn xem TV.)
Bảng một số động từ đi với cấu trúc “to + Verb” để tạo thành tân ngữ:
agree
desire
hope
plan
strive
attempt
expect
intend
prepare
tend
claim
fail
learn
pretend
want
decide
forget
need
refuse
wish
demand
hesitate
offer
seem
4. Tân ngữ ở dạng động từ dạng V-ing
Tương tự, một số động từ trong Tiếng Anh đòi hỏi theo sau là một động từ khác ở dạng V-ing, khi đó, động từ V-ing đi theo được coi là một tân ngữ.
Ví dụ:
- I consider studying English with WoW English. (Tôi cân nhắc việc học tiếng Anh cùng WoW English.)
- They imagine traveling to London. (Họ tưởng tượng đi du lịch tới London.
Bảng một số động từ đi với cấu trúc “V-ing” để tạo thành tân ngữ
admit
enjoy
suggest
appreciate
finish
consider
avoid
miss
mind
can’t help
postpone
recall
delay
practice
risk
deny
quit
repeat
resist
resume
resent
→ Xem thêm: Học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả (phần 4): Động từ
5. Tân ngữ ở dạng mệnh đề (Clause)
Ở dạng nâng cao hơn một chút thì tân ngữ còn có thể ở dạng cả một mệnh đề.
Ví dụ:
- Linh knows how she can pass the test. (Linh biết cách cô ấy có thể vượt qua kì thi.)
- Huy can sympathize with what i am feeling now. (Huy có thể đồng với những gì tôi đang cảm nhận bây giờ.)
VI. Tân ngữ trong câu bị động (Passive voice)
Câu bị động là chủ điểm ngữ pháp quan trọng nhưng khiến nhiều người học dễ nhầm lẫn.
Tuy nhiên, chỉ cần nắm chắc về kiến thức tân ngữ, bạn có thể tự tin hơn và sẽ dễ dàng hơn trong việc ăn điểm phần này đó.
Các bước để chuyển đổi câu có tân ngữ sang câu bị động:
- Xác định tân ngữ muốn chuyển
- Chuyển tân ngữ đó lên đầu thành chủ ngữ
- Động từ chuyển từ thể chủ động sang bị động
- Chuyển chủ ngữ ở câu chủ động xuống cuối, thêm by đăng trước.
Chúng ta đi đến ví dụ sau:
People protect the jungle. (Mọi người bảo vệ rừng.)
- Xác định tân ngữ: “the jungle” (dạng danh từ, đứng sau động từ)
- Chuyển tân ngữ lên đầu thành chủ ngữ: “The Jungle”.
- Động từ chuyển từ bị động sang bị động: The jungle is protected…
- Chuyển chủ ngữ ở câu chủ động xuống cuối, thêm by: The jungle is protected by people.
⇒ Vậy là ta đã có 1 câu bị động hoàn chỉnh là : “The Jungle is protected by people”
VII. Bài tập về tân ngữ
Bài 1. Điền đại từ thích hợp thay thế cho danh từ trong ngoặc:
- (Huy) is dancing.
- (The car) is black.
- (The books) are on the table.
- (The cat) is eating.
- (My sister and I) are cooking a meal.
- (The motorbikes) are in the garage.
- (Nam) is riding his motorbike.
- (Linh) is from England.
- (Nam) has a younger sister.
Bài 2. Điền đại từ thích hợp vào chỗ trống:
- ……….am fishing now.
- ………. are listening to the radio.
- Are………. from Hoi An?
- ………. is going to the Zoo.
- ………. are cooking the duck.
- ………. was a nice day.
- ………. are watching tennis.
- Is ………. Linh’s sister?
- ………. are playing in the house.
- Are ………. in the market?
Đáp án:
Bài 1:
- He is dancing. (Anh ấy đang nhảy.) – “Huy” sẽ được đề cập đến là “He”: đại từ chủ ngữ ở ngôi thứ 3 số ít làm chủ ngữ cho câu.
- It is black. (Nó màu đen.) – “The car” là một vật. “It” là đại từ chủ ngữ làm chủ ngữ trong câu.
- They are on the table. (Chúng đang ở trên bàn.) – “The books” là số nhiều, “They” sẽ là đại từ chủ ngữ làm chủ ngữ trong câu.
- It is eating. (Nó đang ăn.) – “The cat” là một con vật nuôi trong nhà, nó có thể được gọi là “he” hoặc “she” nhưng trong trường hợp này chúng ta không biết giới tính của nó nên chúng ta sẽ sử dụng “It” làm đại từ chủ ngữ.
- We are cooking a meal. (Chúng tôi đang nấu một bữa ăn.) – “My sister and I” là 2 người – số nhiều nên dùng “We” làm đại từ chủ ngữ
- They are in the garage. (Chúng đang ở trong gara.) – “The motorbikes” có “s” là số nhiều nên chúng ta sẽ dùng “They” làm đại từ chủ ngữ của câu.
- He is riding his motorbike. (Anh ấy đang lái chiếc xe máy của anh ấy.) “Nam” là tên đàn ông, ngôi thứ 3 số ít. “He” sẽ được dùng làm đại từ chủ ngữ.
- She is from England. (Cô ấy đến từ nước Anh.) – “Linh” là tên phụ nữ, ngôi thứ 3 số ít. Vậy “She” sẽ là đại từ chủ ngữ.
- He has a younger sister. (Anh ấy có một người em gái.) “Nam” là tên đàn ông, ngôi thứ 3 số ít. Vậy “He” sẽ là đại từ chủ ngữ.
Bài 2.
- I am fishing now. (Tôi đang câu cá hiện tại.)
- We are listening to the radio. (Chúng tôi đang nghe đài.)
- Are you from Hoi An? (Có phải bạn đến từ Hội An không?)
- He/She is going to the Zoo. (Anh/Cô ấy đang đến sở thú.)
- They are cooking the duck. (Họ đang nấu con vịt.)
- It was a nice day. (Đó là một ngày tuyệt vời.)
- We are watching tennis. (Chúng tôi đang xem tennis.)
- Is she Linh’s sister? (Có phải cô ấy là em gái của Linh.)
- You are playing in the house. (Bạn đang chơi trong nhà.)
- Are they in the market? (Có phải họ đang ở chợ không?)
Bài viết trên đây là những kiến thức cơ bản và dễ hiểu nhất về tân ngữ là gì trong tiếng Anh mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn cảm thấy tân ngữ không còn là rắc rối và ai cũng có thể vận dụng đúng cách, diễn đạt trôi chảy, chính xác trong hoàn cảnh mà mình muốn sử dụng.
Nếu còn thắc mắc hay cần tư vấn thêm, bạn đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi. WoW English giúp bạn chinh phục ngôn ngữ chung của thế giới một cách nhanh chóng, dễ dàng nhất.
Hãy để Wow English là nơi học tiếng anh giao tiếp cuối cùng của bạn, với bảo hiểm chuẩn đầu ra bằng hợp đồng kèm thẻ bảo hành kiến thức trọn đời!
[pricing_item title=”GIAO TIẾP TỰ TIN” currency=”HỌC PHÍ” price=”13.600.000″ period=”VNĐ” subtitle=”” link_title=”ĐĂNG KÍ HỌC MIỄN PHÍ VỚI 0đ ” link=”https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSfYsyl96pi5QIrUUf0gpOQRWVe05SVa4_JrzSGvPlMxqXqcKA/viewform” featured=”0″ animate=””]
- Lịch học: Từ 4 đến 6 tháng – 2h/Buổi- 2-3 Buổi/1 tuần
- Giảng viên Việt Nam + Giảng viên nước ngoài + Trợ giảng + Care Class kèm 1-1
[/pricing_item]
Cuộc đời có rất nhiều thứ cần phải làm, nên học tiếng Anh là phải thật nhanh để còn làm việc khác, hiện nay Tiếng Anh là cái BẮT BUỘC PHẢI GIỎI bằng mọi giá
Và “hành trình ngàn dặm luôn bắt đầu từ 1 bước đầu tiên” nhanh tay đăng kí học ngay hôm nay để có thể nói tiếng Anh thành thạo chỉ sau 4-6 tháng nữa
HÃY ĐỂ LẠI THÔNG TIN, WOW ENGLISH SẼ TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Đang tải…
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp