Tỳ hưu là con gì? Sự tích con Tỳ Hưu
Nội Dung
Tỳ hưu là con gì?
Tỳ hưu là linh vật chiêu tài số 1 từ cổ chí kim. Trong lịch sử từ xưa đến nay có vô vàn danh nhân yêu thích, sùng bái Tỳ hưu như: Lưu Bang, Chu Nguyên Chương, Càn Long, Hòa Thân, tỷ phú ngành bạc Macao Hà Hồng Sân, “Vua Casino” Malaysia Lim Goh Tong, tỷ phú Hongkong Lý Gia Thành…Trên thế giới cũng có rất nhiều danh lam thắng cảnh, địa điểm nổi tiếng có đặt Tỳ hưu như: Đại sứ quán Trung Quốc tại Singapore, Phật Quang Sơn tại Đài Loan, Cố Cung của Trung Quốc,….Nay Đá quý An An tổng hợp lại vài sự tích con Tỳ hưu hay nhất. Các bạn cùng thưởng thức nhé!
Xem thêm:
Bạn đang xem: Tỳ hưu là con gì? Sự tích con Tỳ Hưu
Tỳ hưu hợp với tuổi nào? Ý nghĩa và cách sử dụng tỳ hưu đá phong thủy
Cách đặt tỳ hưu trong nhà để kích hoạt tài lộc!
Tuổi Dần, tuổi Mão, tuổi Tuất có nên đeo Tỳ hưu không?
Truyền thuyết Tỳ hưu
Xem thêm : Easter Egg nghĩa là gì? Chúng được hiểu như thế nào trong game
Tỳ hưu, hay còn có 3 tên khác là Thiên Lộc, Tịch Tà hoặc Bách Giải, là 1 loại thụy thú hung mãnh trong thần thoại. Trong truyền thuyết, Tỳ hưu là người con thứ 9 của Long Vương. Khi sinh ra, Tỳ hưu đã là sinh vật đẹp nhất. Vẻ đẹp của Tỳ hưu được tập hợp từ những bộ phận đẹp nhất của loài vật khác: dáng như sư tử, đầu rồng, thân ngựa, chân kì lân, đầu có sừng, lưng có cánh ngắn. Tỳ hưu rất thích ăn vàng bạc châu báu nhưng lại không có hậu môn nên chỉ có thể thu đồ ăn vào mà không thể nhả ra. Tỳ hưu do khi sinh ra không có hậu môn nên chết rất sớm, Ngọc Hoàng thương tình nên rước Tỳ hưu về làm linh vật tài lộc và phụ trách dò xét, ngăn cản tà mà quấy nhiễu Thiên Đình.
Tỳ hưu và Hán Cao tổ Lưu Bang
Tương truyền, Hán Cao tổ Lưu Bang sau khi bình định thiên hạ xong, ngân khố cạn kiệt, nhiều người đồn đại Lưu Bang không có mệnh Đế Vương. Hán Cao hậu (Lã Hậu) bèn sai mang đến 1 đôi Tỳ hưu phong thủy. Một con Tỳ hưu ngậm gậy Như Ý được đặt tại Thượng Thư Phòng vì Lưu Bang trấn thủ giang sơn. Một con Tỳ hưu ngậm đồng tiền được đặt tại ngân khố vì Lưu Bang vững chắc cơ nghiệp, bù cho mệnh lý không đủ của Lưu Bang. Đó chính là tiền đề cho cơ nghiệp 400 năm triều đại nhà Hán. Sau khi Lưu Bang chết, đôi Tỳ hưu này được xưng “Đế Bảo”. Từ đây, Tỳ hưu phong thủy trở thành món đồ không thể thiếu trong giới vương giả quyền quý.
Tỳ hưu và Minh thái tổ Chu Nguyên Chương
Tương truyền, Chu Nguyên Chương sau khi định đô tại Nam Kinh, tiền bạc thiếu thốn, ngân khố rỗng tuếch. Lúc đó, thừa tướng Lưu Bá Ôn (cũng là thầy phong thủy) kiến nghị Chu Nguyên Chương dùng Tỳ hưu để chiêu lấy tài lộc. Chu Nguyên Chương nghe theo và cho tạc 1 đôi Tỳ hưu to nhất thế gian bằng phỉ thúy, đặt ở lầu cao khu “Tài môn”. Kết quả là các lộ nhân sĩ dồn dập quyên tiền, vàng bạc châu báu đổ đầy ngân khố nhà Minh. Tình cảnh to lớn đến mức Chu Nguyên Chương phải cảm thán: “Thần dân của Đại Minh trung tâm như vậy, giang sơn ắt vạn năm”
Tỳ hưu và quân Mãn Thanh
Vào thời vua Sùng Trinh, quân đội Mãn Thanh lăm le đánh chiếm nhà Minh. Quân Mãn đã nghiên cứu rất kĩ phong thủy địa lý và nhận thấy dù triều Minh đã suy yếu nhưng long mạch đế vương vẫn còn mạnh. Giờ đem quân đánh vào Trung Nguyên thì dù có chiếm đất thì cũng khó mà giữ vững được. Do đó, quân Mãn nghiên cứu mọi cách để phá vỡ khí vận triều Minh
Trong truyền thuyết, Lưu Bá Ôn đã từng để lại lời dặn cho nhà Minh rằng muốn Đại Minh trường tồn thì phải giữ gìn đặt con Tỳ Hưu trên lầu thành Đức Thắng Môn, mặt ngoảnh về phía Vạn Lý trường thành để trấn áp dân Hung Nô, dân Nữ Chân. Chừng nào mặt Tỳ Hưu còn ngoảnh về phương ấy thì Đại Minh còn.
Xem thêm : Kibana là gì? Tìm hiểu về Kibana và sử dụng một cách hiệu quả
Quân Mãn biết được điều nên cử một đại sư về phong thủy của mình trà trộn vào triều Minh. Tên này sau khi lập mưu chiếm được lòng tin của Sùng Trinh, hắn liền xui Sùng Chinh xoay lại con Tỳ Hưu hướng về nội đô. Sùng Trinh ngây ngốc nghe theo và đã tự chặt đứt long mạch đế vương của mình. Vận khí nhà Minh hết, nổi loạn bùng lên khắp Trung Nguyên. Từ Sấm Vương Lý Tự Thành khởi nghĩa cho đến Ngô Tam Quế mở Sơn Hải Quan, dẫn quân Thanh nhập quan ải. Triều Minh hoàn toàn chấm dứt, Sùng Trinh treo cổ tự vẫn dưới 1 gốc cây hòe ngoài Tử Cấm Thành.
Tỳ hưu và Hòa Thân
Hòa Thân là nhân vật được cho là giàu nhất thời cổ của Trung Hoa. Hòa Thân sống ở thời vua Càn Long nhà Thanh. Câu nói nổi tiếng nhất để miêu tả sự giàu có của Hòa Thân là: “Những gì nhà vua có thì Hoà Thân có, còn những gì Hoà Thân có thì vua chưa chắc đã có”.
Quả thật, khi bị khép tội, tài sản Hòa Thân bị tịch thu nhiều gấp 10 lần ngân khố nhà vua đang có. Khi đập vỡ hòn giả sơn, các quan giật mình phát hiện trong núi đá ấy có 1 đôi Tỳ Hưu trấn trạch, mà con Tỳ Hưu của Hòa Thân to hơn Tỳ Hưu của Càn Long. Ngọc để tạc con Tỳ Hưu của Hoà Thân là ngọc phỉ thúy xanh mát rượi, trong khi Tỳ hưu của vua chỉ dám tạc bằng bạch ngọc. Bụng và mông con Tỳ Hưu của Hòa Thân to hơn bụng, mông con Tỳ Hưu của vua. Đó là lý do mà vàng bạc châu báu của Hòa Thân nhiều hơn cả ngân khố của vua.
Tỳ hưu và tỉ phú Lý Gia Thành
Thời hiện đại có tỉ phú Lý Gia Thành là người có sở thích sưu tầm Tỳ hưu. Có người nói rằng, năm đó Trường Giang Thực Nghiệp của ông muốn thu mua Bắc Kinh lương mậu cao ốc. Nhưng cao ốc kinh doanh thua lỗ năm này qua năm khác khiến Lý Gia Thành rất do dự. Sau đó, ông mời 1 đại sư phong thủy về, xem cao ốc xong, đại sư phán: Cao ốc phạm phải thế Liêm Đao Sát, muốn đổi vận thì hãy dùng Tỳ hưu phong thủy. Nghe theo đại sư chỉ dẫn, sau khi mua cao ốc xong, Lý Gia Thành đã cho rước Tỳ hưu về. Từ đó, cao ốc kinh doanh ngày càng phát đạt và Lý Gia Thành cũng trở nên đam mê Tỳ hưu phong thủy từ đó.
Đá quý An An
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp