EBIT là gì? Công thức tính ebit? Cách Tính EBIT & EBIT (NHANH)
Chỉ số EBIT là một chỉ số tài chính cần quan tâm, để so sánh mức lợi nhuận của doanh nghiệp khi quy đồng về cùng mức thuế là 0, và không vay nợ. Qua đó NĐT sẽ đánh giá DN mình đầu tư kinh doanh như thế nào.
Nội dung chính:
Bạn đang xem: EBIT là gì? Công thức tính ebit? Cách Tính EBIT & EBIT (NHANH)
- EBIT là gì?
- EBIT – Margin là gì?
- Hiểu Tỷ số khả năng trả lãi (EBIT/I)
Nội Dung
I. Ebit là gì?
1. Khái niệm về EBIT
Ebit (tiếng anh: Earnings Before Interest and Taxes – EBIT) tức là lợi nhuận trước lãi vay và thuế, được thể hiện bằng lợi nhuận kiếm được từ hoạt động kinh doanh
EBIT là tất cả các khoản lợi nhuận trước khi tính vào các khoản thanh toán tiền lãi và thuế thu nhập. Vai trò giúp cho EBIT là loại bỏ sự khác nhau giữa cấu trúc vốn và tỷ suất thuế giữa các công ty khác nhau.
Vì I (Interest: Lãi vay), nó sẽ liên quan đến nợ vay, tức là cấu trúc vốn; T (Taxes: thuế), nó liên quan đến yếu tố thuế, tức là doanh nghiệp có được ưu đãi thuế hay không. Do đó, hệ số EBIT (đã loại bỏ lãi vay và thuế) sẽ làm rõ hơn khả năng tạo lợi nhuận của công ty, và dễ dàng giúp người đầu tư so sánh các công ty với nhau.
(Nôm na hiểu: Đánh giá thu nhập của các doanh nghiệp khi quy đồng về mức thuế về 0, và đều không có vay nợ)
2. Công thức tính EBIT là gì?
Bạn có thế sử dụng 1 trong 3 công thức sau:
EBIT = Thu nhập – Chi phí hoạt động
EBIT = Thu nhập sau thuế + Thuế + Lãi vay
EBIT = Lợi nhuận trước thuế + Lãi Vay
3. Ví dụ về cách tính EBIT
Công ty Thép Hòa Phát (mã HPG)
Dựa vào BCTC2017 Thép Hòa Phát (mã HPG). Bạn chú ý ô đóng khung màu đỏ. Để thuận mắt Ngọ lấy đơn vị tỷ đồng (BCTC Hòa Phát là đơn vị đồng)
Xem thêm : Ngôn tình là gì? Từ điển thuật ngữ ngôn tình Trung Quốc
EBIT = (Lợi nhuận sau thuế + Thuế) + Lãi vay = Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay
= 9.288 tỷ + 479 tỷ = 9.767 tỷ đồng
II. EBIT Margin là gì?
1. EBIT Margin là gì?
EBIT Margin là Hệ số biên lợi nhuận trước thuế và lãi vay, (còn hệ số biên lợi nhuận hoạt động – tiếng Anh: operating profit margin).
Thể hiện hiệu quả quản lý tất cả chi phí hoạt động, bao gồm giá vốn và chi phí bán hàng, chi phí quản lý của doanh nghiệp.
2. Công thức EBIT Margin
3. Ví dụ về EBIT Margin
Cũng theo BCTC 2017 Hòa Phát, Ta có:
EBIT = 9.767 tỷ đồng (đã tính phần I)
Lợi nhuận thuần = 46.161 tỷ đồng (khung màu xanh ở BCTC)
Khi đó: EBIT Margin = 9.767 tỷ đồng/ 46.161 tỷ đồng = 0.21
III. EBIT/chi phí lãi vay là gì? Tỷ số khả năng trả lãi
1. Định nghĩa
Tỷ số khả năng trả lãi là một chỉ số tài chính đo lường khả năng sử dụng lợi nhuận thu được từ quá trình kinh doanh để trả lãi các khoản vay của công ty
2. Cách tính
Xem thêm : Giá thành sản phẩm là gì
Theo BCTC Hòa Phát, ta có:
- EBIT = 9.767 tỷ đồng
- Chi phí lãi vay (I) = 479 tỷ đồng
- Khi đó: EBIT/I = 9.767 /479 = 20.4
3. Ý nghĩa về EBIT/chi phí lãi vay
- Tỷ số trên >1 thì công ty hoàn toàn có khả năng trả lãi vay.
- Tỷ số trên <1 thì công ty vay quá nhiều hoặc làm ăn không hiệu quả.
- Tỷ số khả năng trả lãi chỉ cho biết khả năng trả phần lãi, chứ không cho biết khả năng trả cả phần gốc lẫn phần lãi.
- Đối với công ty không vay nợ ta không cần tính chỉ số này. Do kết quả sẽ là vô cùng lớn.
P/S: Có 1 chỉ số liên quan mật thiết đến chỉ số EBIT là EBITDA (bạn xem chỉ số EBITDA tại đây)
IV. Định giá cổ phiếu khi sử dụng EBIT
Chỉ số EBIT sinh ra trong tài chính thì bắt buộc nó phải có một ý nghĩa nhất định. Ngoài những vai trò ở trên như EBIT Margin hay EBIT/I. Thì bản chất của EBIT là thành tố quan trọng trong định giá doanh nghiệp hay cổ phiếu đó là chỉ số EV/EBIT.
Chỉ số EV/EBIT rất được ưa chuộng bởi các nhà đầu tư chuyên nghiệp như Ngọ, bởi nó bao trùm được vấn đề Nợ hay cả tiền mặt. EV/EBIT nó gần giống như P/E như có chỉnh sửa, tuy nhiên cũng có những NĐT lại thích sử dụng EBIT/EV, bản chất là nghich đảo của EV/EBIT.
Vậy vì EV/EBIT là 1 chỉ số quan trọng và có phần phức tạp chút, nên Ngọ quyết định viết riêng 1 bài cho nó. Mời bạn đọc bài : Chỉ số EV/EBIT là gì? Toàn diện cách tính và đánh giá
Tuy nhiên để hiểu thêm về tài chính doanh nghiệp để đầu tư, bạn nên tìm hiểu các chỉ số tài chính khác:
- Chỉ số ROS
- Chỉ số EPS
- Chỉ số P/E
- Chỉ số P/B
- Chỉ số ROA
- Chỉ số ROE
Để có thể hiểu một cách khoa học và thực chiến, tiết kiệm thời gian và hạn chế sai lầm khi đầu tư, nhớ hãy tham gia khóa học chứng khoán của Ngọ. Chỉ vậy bạn mới có thể thắng bền vững và không sợ thua lỗ. Hỗ trợ trọn đời đến khi thuần thục.
Nguyễn Hữu Ngọ
Đào tạo chứng khoán & Nhận ủy thác đầu tư
SĐT – Zalo: 096.774.6668
Chat Messenger: TẠI ĐÂY
Chat Zalo: TẠI ĐÂY
Hiện tại, nhiều NĐT, các nhóm, nhân viên các công ty chứng khoán như SSI, HSC… các bạn ủy thác đầu tư copy lên diễn đàn, web của mình, vui lòng dẫn nguồn bài viết. Cảm ơn ạ!
Đọc thêm:
- Cách quản trị danh mục đầu tư, nên nắm bao nhiêu cổ phiếu?
- Cách tính P/E trung bình toàn bộ danh mục đầu tư chứng khoán.
- Giá trị thực là gì và cách xác định giá trị thực của nhà đầu tư nổi tiếng
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp