Cơ cấu tổ chức là gì?
Cơ cấu tổ chức là một hệ thống chính thức về các mối quan hệ vừa độc lập vừa phụ thuộc trong tổ chức, thể hiện những nhiệm vụ rõ ràng do ai làm, làm cái gì và liên kết với các nhiệm vụ khác trong tổ chức như thế nào nhằm tạo ra một sự hợp tác nhịp nhàng để ứng mục tiêu của tổ chức.
1. Những nhân tố của cơ cấu tổ chức
Bạn đang xem: Cơ cấu tổ chức là gì?
Xem thêm : Các chức năng của tiền tệ
Để đạt được mục tiêu của tổ chức, cơ cấu tổ chức bao gồm bốn nhân tố cơ bản: chuyên môn hóa, tiêu chuẩn hóa, hợp tác, và quyền hành.
- Chuyên môn hóa: Là tiến trình xác định những nhiệm vụ cụ thể và phân chia chúng cho các cá nhân hoặc đội đã được đào tạo để thực hiện những nhiệm vụ đó.
- Tiêu chuẩn hóa: Liên quan đến các thủ tục ổn định và đồng nhất mà các nhân viên phải làm trong quá trình thực hiện công việc của họ.
- Phối hợp: Bao gồm những thủ tục chính thức và không chính thức hợp nhất những hoạt động của những cá nhân, các đội và các bộ phận khác nhau trong tổ chức.
- Quyền hành: Về cơ bản là quyền ra quyết định và hành động. Những tổ chức khác nhau sẽ phân bổ quyền hành khác nhau.
2. Sơ đồ tổ chức
Xem thêm : Quan hệ giữa kinh tế chính trị với các khoa học kinh tế khác
Sơ đồ tổ chức là một biểu đồ chỉ ra các mối quan hệ giữa các chức năng, các bộ phận, các vị trí cá nhân trong một tổ chức.
Sơ đồ tổ chức cung cấp thông tin về bốn khía cạnh quan trọng của cơ cấu tổ chức:
- Các nhiệm vụ
- Sự phân chia các bộ phận
- Cấp bậc quản trị
- Quyền hành trực tuyến
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Ảnh Đẹp