Tìm hiểu khẩu độ iso và tốc độ màn trập
Tìm hiểu khẩu độ iso và tốc độ màn trập
Ba yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng một tấm ảnh. Bao gồm Tốc độ màn trập, ISO (Độ nhạy sáng) và Khẩu độ ống kính. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu từng yếu tố và mối liên quan giữa 3 yếu tố này nhé.
1, Đầu tiên về tốc độ màn trập.
Bạn đang xem: Tìm hiểu khẩu độ iso và tốc độ màn trập
Là thời gian mở của màn trập để cho ánh sáng đi vào. Thời gian được đo bằng giây (S) Thường thì từ 1/8000 giây-30 giây hoặc hơn. Tốc độ màn trập thường để nhanh trong nhiều trường hợp chụp chuyển động hay thể thao… và thời gian mở lâu là để phơi sáng. Hầu hết trường hợp tốc độ chụp sẽ nằm ở khoảng 1/100 giây -1/320 giây như chụp chân dung hay thiên nhiên… Thời gian màn trập được mở càng lâu thì ánh sáng vào càng nhiều , và suy ra hình sẽ sáng hơn nhưng nhược điểm là dễ bị rung tạo ra hình bị nhòe. Ngược lại nếu tốc độ màn trập đóng nhanh hơn thì hình sẽ tối hơn. Ví dụ tốc độ cửa trập 1/50 giây sẽ hấp thụ nhiều ánh sáng hơn tốc độ 1/200 giây. Tốc độ màn trập nhanh sẽ dễ bắt đứng được các chủ thể đang chuyển động (Ưu điểm của tốc độ nhanh là chụp chuyển động, thể thao…) Còn với tốc độ màn trập chập thì sẽ áp dụng vào chế độ chụp phơi sáng, phơi đêm tạo ra nhiều hình ảnh rất đẹp.
2, Độ nhạy sáng ISO.
Xem thêm : Các lý do để mua đèn Flash Yongnuo YN560 IV chụp ảnh chân dung và sự kiện…
Như tên gọi, đó là độ nhạy sáng của film (Áp dụng với máy film) và nhạy sáng của cảm biến (Đối với máy ảnh kỹ thuật số) đối với ánh sáng bên ngoài. Việc tăng giá trị của ISO trên máy sẽ làm tăng mức độ nhạy sáng. Tuy vậy bạn không nên tăng quá ISO ở mức 800 tránh hiện tượng nhiễu hạt (Noise), chỉ nên tăng ở trường hợp bất đắc dĩ. Thay vào đó bạn nên tăng khẩu độ và giảm tốc độ chụp xuống để bù lại cho ISO thấp.
Vậy khoảng ISO bao nhiêu là hợp lý ? Cái này còn tùy thuộc vào điều kiện ánh sáng khác nhau. Ví dụ khi bạn chụp ảnh ngoại cảnh thì thông thường ISO bạn nên để thấp nhất, khoảng 100-200 là ổn, vì lúc này ánh sáng đã đủ nên bạn không cần phải tăng ISO lên cao . Còn trong các buổi hòa nhạc hay trời choạng vạng tối, chụp ảnh trong căn phòng, nếu không có đèn Flash hay lens khẩu lớn thì bạn nên tăng lên một chút, nhưng không nên cao quá sẽ làm ảnh bị noise, mất đi độ trong của ảnh.
Trường hợp nếu bạn chụp các ảnh tĩnh không có chuyển động thì bạn cần thêm chân máy để chụp tốc độ chậm, hạn chế rung cho ảnh. Hay nếu có điều kiện có thể dùng lens khẩu lớn để ánh sáng vào cảm biến nhiều hơn.
3, Khẩu độ ống kính.
Là phần điều chỉnh cường độ ánh sáng có thể đi ống kính. Cấu tạo của nó gồm nhiều lá khẩu ghép lại với nhau phía trong ống kính và khi khép lại sẽ tạo ra một lỗ hở để cho lượng ánh sáng đi qua. Khẩu độ thường gặp nằm trong khoảng từ F/1 đến F/32. Các khẩu độ thường gặp là F/1.4, F/1.8, F/4… Các khẩu này thường là lens khẩu lớn dùng để chụp ảnh chân dung. Đến đây các bạn đã biết nên mua lens nào chụp ảnh chân dung chưa. Chắc chắn là lens khẩu lớn. khẩu độ thường ký hiệu là F/X (giá trị X càng nhỏ thì khẩu độ càng lớn) Khẩu độ càng lớn thì ánh sáng đi qua càng nhiều, và ngược lại khẩu độ càng nhỏ thì ánh sáng đi qua càng ít. Khi chụp ảnh các bạn thường nghe đến thuật ngữ là mở khẩu và đóng khẩu.
+ Mở khẩu là trong những trường hợp thiếu sáng hay muốn tốc độ chụp nhanh và chụp xóa phông thì bạn nên mở khẩu. Ngoài ra mở khẩu nhằm để chụp ảnh xóa phông vì khẩu lớn sẽ có DOF (Độ sâu trường ảnh) khá mỏng nên sẽ dễ xóa phông, và vì vậy nên chụp ảnh rất dễ out nét ở khẩu lớn. Khẩu độ chụp chân dung xóa phông thông thường từ F/1.8-F/4. Cái này còn phụ thuộc vào tiêu cự, tele hay là lens góc rộng nữa.
Xem thêm : Mua máy ảnh cũ ở đâu uy tín tại TPHCM và tại Việt Nam
+ Đóng khẩu là trường hợp bạn muốn chụp ảnh phong cảnh hay muốn chụp chân dung mà muốn lấy luôn cảnh phía sau lưng mẫu. Khi bạn khép khẩu thì độ sâu trường ảnh (DOF) sẽ dày nên bạn có thể lấy nét cả chủ thể lẫn phông nền. khoảng khẩu độ chụp ở trong các thể loại này thường từ F/5.6 đến F/11.
-Vậy 3 yếu tố này có liên quan gì với nhau không ?
Dĩ nhiên là có rồi, các yếu tố này thường xuyên thay đổi nên không có thông số nào cụ thể cho các trường hợp. Ví dụ bạn chụp ở trong phòng tối mà không có lens khẩu lớn thì có thể bạn sẽ tăng ISO lên và giảm tốc độ màn trập. Trường hợp bạn muốn hình không bị rung thì bạn phải tăng ISO và mở khẩu lớn cho ánh sáng và nhiều. Và muốn hình không bị noise nhiều thì các bạn phải giảm tốc độ chụp và mở khẩu lớn lên. Tóm lại là 3 yếu tố này liên quan mật thiết với nhau. Khi bạn thay đổi một yếu tố thì thông thường 2 yếu tố khác cũng sẽ thay đổi theo để bù trừ cho nhau. Ví dụ tốc độ màn trập chậm lại thì bạn phải mở khẩu lên hoặc tăng ISO. Yếu tố nào cũng quan trọng nên bạn không nên bỏ qua yếu tố nào nhé. Và tóm lại cả 3 yếu tố này đều liên quan đến ánh sáng. Vậy nên ánh sáng là yếu tố vô cùng quan trọng. Các bạn nên chú ý yếu tố này nhé. Hi vọng bài viết tìm hiểu khẩu độ iso và tốc độ màn trập phần nào giúp cho bạn hiểu cơ bản về các yếu tố trong nhiếp ảnh.
(*) Cả nhà tham gia Group Hội đam mê nhiếp ảnh để tiện giao lưu trao đổi kinh nghiệm về nhiếp ảnh cũng như chỉnh sửa hình ảnh nhé.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Đánh Giá Thiết Bị Máy Ảnh