Conceptual Framework Là Gì? – Những Điều Cần Viết Về Khung Khái Niệm
Conceptual Framework – khung khái niệm vô cùng quan trọng để giúp các kiểm toán viên, người liên quan hiểu nắm được nguyên tắc và các khung sườn cần có để làm ra một báo cáo tài chính quốc tế chuẩn. Vậy Conceptual Framework là gì? Mục tiêu và vai trò của khung khái niệm thế nào. Cùng tìm hiểu cụ thể ở bài viết này để hiểu rõ về khung khái niệm trong hệ thống chuẩn đo lường báo cáo tài chính.
Nội Dung
I. Khung khái niệm (Conceptual framework) là gì?
Khung khái niệm hiểu đơn giản là một khung mẫu chung đầy đủ nhất về các số liệu và nguyên liệu kế toán cần có để tham khảo trong quá trình lập báo cáo tài chính cho một công ty, doanh nghiệp đang làm việc. Và nó sẽ nguyên tắc, chuẩn mực và quy trình chung để đo lường, phân tích tình hình tài chính cho bất cứ các doanh nghiệp khác nhau.
Bạn đang xem: Conceptual Framework Là Gì? – Những Điều Cần Viết Về Khung Khái Niệm
II. Mục tiêu của khung khái niệm (Conceptual framework)
Mục tiêu chủ yếu của khung khái niệm sẽ mang đến nhiều lợi ích to lớn cho các kiểm toán viên, doanh nghiệp nhìn nhận rõ tình hình tài chính của đơn vị mình. Cụ thể như:
- Khung khái niệm hỗ trợ người dùng phát triển IFRS (International Financial Reporting Standards) đầy đủ hơn trong tương lai. Bên cạnh đó nó được coi là chuẩn mực các đánh giá và thiết lập ra các khái niệm cơ sở chung.
- Khung khái niệm sẽ giúp hài hòa các quy định, chuẩn mực kế toán cho kiểm toán viên nhằm giảm thiểu các cách hạch toán kế toán khác dài dòng và rắc rối.
- Hỗ trợ người lập báo cáo tài chính dựa vào mẫu khung đó để phát triển toàn diện IFRS, trong đó gồm việc xử lý các giao dịch kế toán chưa được đưa vào chuẩn mực chung kế toán.
- Là công cụ đắc lực giúp các kiểm toán viên, người làm báo cáo tài chính hay các bên liên quan khác hiểu rõ được chuẩn mực kế toán IASB cần có khi đưa ra báo cáo tài chính chung.
III. Vai trò của khung khái niệm trong hệ thống chuẩn mực kế toán
Khung khái niệm đóng vai trò là công cụ để IASB phát triển các tiêu chuẩn. Nó không ghi đè các yêu cầu của từng IFRS. Một số công ty có thể sử dụng Khung làm tài liệu tham khảo để lựa chọn các chính sách kế toán của họ trong trường hợp không có các yêu cầu IFRS cụ thể.
IV. Nội dung của khung khái niệm
Nội dung chủ yếu của khung khái niệm sẽ góp phần hỗ trợ xây dựng khung sườn cho các loại báo cáo tài chính. Từ đó, những người thực hiện sẽ dựa vào khung khái niệm để phát triển các chính sách kế toán nhất quán phù hợp với lĩnh vực của doanh nghiệp bạn. Nhằm đưa ra một báo cáo tài chính chuẩn, hỗ trợ tất cả các bộ phận khác hiểu và giải thích IFRS.
1. Xác định mục tiêu của các báo cáo tài chính
Là tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện nhất tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. Bên cạnh đó cung cấp các thông tin về tài chính giúp bạn đánh giá được tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó, quý công ty sẽ có những dự án, kế hoạch đầu tư phù hợp với tình hình tài chính của doanh nghiệp mình.
2. Xác định đối tượng sử dụng báo cáo tài chính
Việc làm báo cáo tài chính sẽ có ý nghĩa quan trọng cho doanh nghiệp cũng như các đối tác bên ngoài.
Xem thêm : Thị trường mục tiêu là gì ? Vai trò quan trọng mà bạn cần nắm rõ
mỗi một người sẽ quan tâm đến báo cáo tài chính ở các phương diện khác nhau. Và mục tiêu chính là để đáp ứng được nhu cầu của người xem để đưa ra các quyết định phù hợp.
Có thể kể đến nhà quản lý, nhà đầu tư cho vay vốn, khách hàng, nhân viên công ty,..
3. Đặc điểm định tính của các thông tin tài chính hữu ích
Sẽ được chia ra làm 2 đặc tính khác nhau:
– Đặc tính cơ bản(Fundamental characteristics)
ở đặc tính này sẽ quan tâm đến tính liên quan (Relevance) để đưa ra dự đoán và xác nhận giá trị tài chính. Và Trình bày trung thực (Faithful representation) sẽ mô tả đầy đủ các thông tin cần thiết cho người sử dụng đọc hiểu được tình hình tài chính năm qua của doanh nghiệp.
– Đặc tính bổ sung cao cấp hơn (Enhancing characteristics)
Bổ sung đầy đủ các đặc điểm hữu ích cần thiết khi làm báo cáo tài chính đảm bảo báo cáo đầy đủ nhất các nội dung tài chính của doanh nghiệp qua các kỳ quyết toán. Nó sẽ đảm bảo có đầy đủ tính kịp thời, tính dễ hiểu, tính trung lập và được kiểm chứng chính xác.
4. Các yếu tố trong báo cáo tài chính
Phải thể hiện rõ ràng được tình hình tài chính của công ty như tài sản, vốn ban đầu, dư nợ vay,..
Xem thêm : Sơ lược về thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp
cụ thể: Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
và kết quả kinh doanh của công ty như doanh thu, các thu nhập khác, chi phí.
Cụ thể: Kết quả = Doanh thu + Thu nhập khác – Chi phí
Từ đó, có thể nhìn vào báo cáo tài chính để biết được công ty năm qua có tăng trưởng và phát triển đi lên không để đưa ra phương án mới thúc đẩy doanh nghiệp phát triển hơn nữa.
5. Phương pháp đo lường các yếu tố báo cáo tài chính
Nó sẽ được thể hiện qua các phương diện sau
- Giá gốc(Historical cost) là tài sản được tính theo số tiền mà doanh nghiệp đã trả để mua được tài sản vào thời điểm đầu tiên kinh doanh
- Giá hiện hành(Current cost) là giá thị trường bán gần đây của một tài sản
- Giá trị hiện tại (Present value)Là giá trị hiện tại của một khoản tiền hoặc dòng tiền trong tương lai với tỉ lệ chiết khấu xác định.
- Giá trị thuần có thể thực hiện được (Net realisable value)Là giá trị có thể nhận được khi bán tài sản (fair value) trừ đi chi phí ước tính hợp lí liên quan đến việc thanh lý hoặc gỡ bỏ tài sản.
Để từ đó đưa ra được các con số chính xác trong báo cáo tài chính giúp người kinh doanh nắm được tình hình của doanh nghiệp mình.
Trên đây là toàn bộ các thông tin về khung khái niệm (Conceptual framework) hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nguyên tắc và khung sườn để làm ra báo cáo tài chính chuẩn và dễ hiểu nhất.
Có thể bạn muốn xem: #1 Chứng Chỉ ACCA Là Gì? Học Chứng Chỉ ACCA Để Làm Gì?
Kết nối với chúng tôi tại đây: 25giay.vn/sapp.edu.vn/
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp