Lũy kế là gì? Khấu hao lũy kế
Nếu bạn là sinh viên đang theo học khối ngành kinh tế, kế toán hoặc là người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thì chắc hẳn đã không ít lần bắt gặp từ “lũy kế”. Đây là một thuật ngữ sử dụng rất rộng rãi trong lĩnh vực kinh tế. Do đó, nếu bạn đang hoạt động trong lĩnh vực này thì nên tìm hiểu lũy kế là gì và các vấn đề liên quan đến nó để có thể sử dụng sao cho phù hợp.
- Vlog là gì? Tất tần tật những thông tin về Vlog cần nắm rõ
- Tam cá nguyệt là gì? 101 điều mẹ bầu cần biết cho kỳ thai sản an toàn
- Site check là gì? Cách kiểm tra Trust site khi chơi HYIP
- Internet Explorer là gì? Tính năng và cách cài đặt Internet Explorer
- Tìm hiểu EOS là gì? Thông tin về dự án EOS với kỷ lục gọi vốn ICO 4 tỷ đô
Bài viết dưới đây Hanoi1000 sẽ cung cấp các thông tin và vấn đề liên quan đến thuật ngữ lũy kế.
Bạn đang xem: Lũy kế là gì? Khấu hao lũy kế
Nội Dung
Lũy kế là gì?
Lũy kế (hay Cummulatetive trong tiếng Anh) là số liệu tổng hợp trước đó được đưa vào tính tiếp trong quá trình hạch toán tiếp theo.
Công thức tính lũy kế cụ thể như sau:
Lũy kế = Lũy kế phát sinh trong kỳ + Lũy kế các kỳ trước
Ví dụ: Lũy kế quý I là 4 triệu, quý II là -2 triệu, quý III là 3 triệu, quý IV là -1 triệu. Vậy lũy kế cả năm là: 4 + (-2) + 3 + (-1) = 4 triệu đồng.
Giả sử, nếu tháng trước doanh nghiệp nợ 6 triệu, tháng sau nợ 4 triệu, tổng nợ hai tháng gộp lại là 10 triệu. Như vậy, số nợ của tháng trước được gọi là lũy kế của tháng sau.
Lũy kế giá trị thanh toán
Lũy kế giá trị thanh toán bao gồm 2 phần: lũy kế thanh toán tạm ứng và lũy kế thanh toán khối lượng hoàn thành.
Lũy kế tạm ứng tính theo công thức: Giá trị tạm ứng theo hợp đồng còn lại chưa thu hồi đến cuối kỳ trước – Chiết khấu tiền tạm ứng + Giá trị đề nghị thanh toán kỳ này.
Lũy kế thanh toán khối lượng hoàn thành tính theo công thức: Số tiền đã thanh toán khối lượng hoàn thành đến cuối kỳ trước + Chiết khấu tiền tạm ứng + Giá trị đề nghị thanh toán kỳ này.
Xem thêm : Mã Nguồn Mở Là Gì?
Từ đó, ta có: Lũy kế giá trị thanh toán = Lũy kế thanh toán tạm ứng + Lũy kế thanh toán khối lượng hoàn thành.
Lỗ lũy kế
Lỗ lũy kế là sự suy giảm về giá trị tài sản.
Sư suy giảm về giá trị tài sản được hiểu là giá trị được ghi trên sổ sách kế toán nhiều hơn là giá trị thu hồi được (giá trị thực) của tài sản đó. Khi xảy ra sự suy giảm giá trị ta cần ghi nhận một vài khoản lỗ lũy kế.
Ví dụ: Một doanh nghiệp mua máy móc thiết bị sử dụng cho sản xuất với thời gian khấu hao là 5 năm. Tuy nhiên, mới đến năm thứ 3 thì tài sản khấu hao hết giá trị sử dụng. Từ đây, ta ghi nhận lỗ lũy kế, qua đó hiểu được trong thời gian sử dụng tài sản đã hao mòn như thế nào và cách tính khấu hao dường như không thích hợp trong một vài trường hợp.
Công thức tính lỗ lũy kế cụ thể như sau: Lỗ lũy kế = Giá trị ghi trên sổ của CGU – Giá trị thu hồi của CGU.
Trong đó, CGU là đơn vị sinh ra tiền.
Lưu ý: Nếu không thể tính được giá trị thu hồi của một tài sản riêng lẻ thì nên tính giá trị thu hồi của toàn bộ CGU, sau đó xác định lỗ lũy kế của toàn bộ CGU. Lỗ lũy kế của CGU sau đó sẽ được phân bổ lại cho từng tài sản.
Hạch toán các khoản lỗ lũy kế
Nếu trong một mô hình giá gốc được áp dụng thì lỗ lũy kế được xác định như sau:
– Nợ = chi phí của lỗ lũy kế được xác định bằng lãi hoặc lỗ dựa trên số tài sản đó.
Nếu như mô hình này được áp dụng thì khoản lỗ lũy kế được ghi nhận.
– Nợ = thặng dư được đánh giá lại hoặc là nguồn vốn trên tài sản đã có.
Xem thêm : DOF là gì ? Tìm hiểu về độ sâu trường ảnh
Trong trường hợp này khi tính toán lỗ lũy kế cần chú ý đến chi phí khấu hao.
Khấu hao lũy kế
Khấu hao là gì?
Là giá trị tiền tệ được tính vào giá thành sản phẩm một lượng giá trị tương đương với giá trị hao mòn của tài sản cố định nhằm tạo ra nguồn vốn dùng vào mục đích sửa chữa hoặc mua sắm thêm tài sản cố định mới.
Ví dụ: doanh nghiệp mua máy móc công nghiệp phục vụ sản xuất trị giá 100 triệu, theo quy định khấu hao của doanh nghiệp là 5 năm, tương đương 20%/năm. Như vậy, mỗi tháng doanh nghiệp phải đưa vào tổng giá trị thành phẩm là 1.666.666 đồng (nếu sản xuất 1000 sản phẩm thì mỗi thành phẩm chịu thêm phí là 1.666 đồng). Sau khi khấu hao đủ 5 năm thì doanh nghiệp sẽ có đủ tiền mua tài sản mới có giá trị 100 triệu đồng.
Khấu hao lũy kế
Trước tiên, chúng ta cần hiểu rằng khấu hao là để thu hồi dần giá trị tài sản đã đầu tư lúc đầu. Cụ thể hơn, khấu hao lũy kế là tổng số tiền chi phí của một tài sản được phân bổ vào chi phí khấu hao tài sản kể từ khi bắt đầu đưa tài sản đó vào phục vụ sản xuất. Khấu hao lũy kế thường được ứng dụng trên các tài sản có mục đích xây dựng như nhà cửa, máy móc, thiết bị, xe cộ… Hiểu theo cách khác, khấu hao lũy kế là tổng khấu hao của năm này và nhiều năm trước nữa cộng lại, nhằm mục đích thu hồi dần giá trị tài sản cố định đã đầu tư.
Lượng khấu hao lũy kế được sử dụng để xác định giá trị sổ sách cũng là một tài sản của nhà máy. Khấu hao lũy kế của một tài sản không được phép vượt quá chi phí của tài sản. Trong trường hợp tài sản vẫn được sử dụng sau khi chi phí của nó vẫn được khấu hao hết thì chi phí của tài sản và khấu hao lũy kế của nó sẽ nằm trong các khoản sổ cái và các điểm dừng chi phí khấu hao.
Ví dụ: khi bạn mua tài sản với giá 100 triệu đồng từ năm trước với giá 10 triệu đồng, năm nay trích thêm 10 triệu đồng nữa. Vậy tổng cộng khấu hao lũy kế của bạn là 20 triệu đồng.
Cách tìm ra các khoản suy giảm
Các chỉ số đến từ yếu tố bên ngoài chính là sự suy giảm trong giá trị thị trường, hay những thay đổi bất lợi về kỹ thuật, biến động thị trường, môi trường cạnh tranh, môi trường pháp lý hoặc do tỷ suất lợi nhuận, số lượng tài sản của doanh nghiệp vượt quá số vốn hoá thị trường.
Chỉ số nội bộ là sự lỗi thời hay do thiệt hại về vật chất, hiệu suất tài sản tồi tệ hơn dự kiến, những thay đổi bất lợi cho công ty trong tái cơ cấu hoạt động… Nếu có một trong các chỉ số trên thay đổi thì phải xác định giá trị thu hồi của tài sản.
Trong một số trường hợp, bạn có thể đảo ngược tình thế của lỗ lũy kế. Cụ thế: có thể đảo ngược trong trường hợp mà một số chỉ số làm cho lỗ lũy kế giảm và hoàn nhập về lỗ lũy kế. Nợ là tài sản ghi nhận trên hoàn nhập lỗ lũy kế có.
Lưu ý: trường hợp này kế toán cần điều chỉnh chi phí khấu hao cho kỳ sau và không được phép đảo ngược lỗ lũy kế ở lợi thế thương mại.
Lũy kế là một thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực kinh doanh, đối với những ai đang theo học các ngành kinh tế hoặc tham gia vào lĩnh vực kinh doanh thì bạn nên biết rõ và tìm hiểu về nó, vì nó sẽ giúp bạn làm chủ tài chính, thu nhập của mình. Chúng tôi hy vọng bài viết trên đã đem đến cho người đọc những kiến thức bổ ích về lũy kế và những kiến thức liên quan đến lũy kế áp dụng trong kinh tế.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp