HDL cholesterol là gì và những cảnh báo đối với sức khỏe tim mạch
Một trong những nguyên tắc cơ bản để duy trì sức khỏe cho tim mạch là duy trì một mức vừa phải cho chỉ số HDL cholesterol. Bởi những người có chỉ số cholesterol HDL thường có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn. Vậy chỉ số HDL cholesterol là gì và có thể ảnh hưởng như thế nào đến tim mạch?
28/10/2020 | Phân loại cholesterol và nguyên nhân tăng cholesterol trong máu 12/05/2020 | Cholesterol: bạn hay kẻ thù? 16/04/2020 | Vai trò của xét nghiệm Cholesterol toàn phần đối với bệnh nhân tim mạch
Bạn đang xem: HDL cholesterol là gì và những cảnh báo đối với sức khỏe tim mạch
Nội Dung
1. HDL cholesterol là gì và có chức năng ra sao đối với cơ thể?
Cholesterol là thành phần quan trọng của màng tế bào, đóng vai trò là chất chống oxy hóa não. Tham gia vào quá trình tổng hợp acid mật và được cơ thể sử dụng để tạo ra các hormone estrogen, progesterone và testosterone. Tuy nhiên, cholesterol không thể tan được trong máu nên nó được kết hợp với các lipoprotein và đưa đến các tế bào.
Những chỉ số cholesterol trong máu giúp chúng ta xác định tổng lượng mỡ trong máu và tính toán nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch như: xơ vữa động mạch, sự tích tụ mảng bám trong động mạch dẫn đến thu hẹp động mạch hay tắc mạch. Đó là lý do việc theo dõi các chỉ số cholesterol rất quan trọng.
Chỉ số cholesterol giúp chúng ta xác định lượng mỡ máu và nguy cơ mắc xơ vữa động mạch
Sau đây là tổng hợp cholesterol trong máu:
Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) cholesterol:
Có chức năng mang phần lớn chất béo và một lượng nhỏ protein từ gan đi đến bộ phận khác. Tuy nhiên, lượng LDL cholesterol trong máu quá cao có thể gây ra sự tích tụ của chất béo lắng đọng, tạo thành mảng bám ở động mạch, được gọi là xơ vữa động mạch và làm giảm lưu lượng máu, có thể gây ra cơn đau tim hoặc đột quỵ.
Triglycerides:
Là một loại chất béo trong máu, giúp lưu trữ lượng calo không cần thiết được cung cấp khi ăn vào các tế bào chất béo. Nồng độ chất béo trung tính cao thể hiện lượng calo nạp vào nhiều hơn lượng đốt cháy, thường gặp ở những người thừa cân, ăn đồ ngọt hoặc uống rượu quá nhiều hoặc những người bị tiểu đường.
HDL cholesterol được gọi là cholesterol tốt với những chức năng của nó
Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) cholesterol:
Xem thêm : Transistor Là Gì ? Cấu Tạo – Nguyên Lý – Cách Mắc
Được gọi là cholesterol tốt bởi vì nó giúp di chuyển LDL cholesterol ra khỏi cơ thể bằng cách liên kết với cholesterol có trong máu và mang nó về gan để xử lý, nó cũng có thể làm giảm viêm. Mức HDL cholesterol của một người khỏe mạnh có mức trên 60 mg/ dL. Những người có mức HDL cholesterol cao hơn 60 mg/ dL có ít nguy cơ mắc các bệnh tim mạch thấp hơn, tuy nhiên, mức HDL cholesterol trong máu cao cũng có liên hệ với việc có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm cao hơn.
Mức HDL cholesterol được cho là tốt khi nó nằm trong chiếm 20 – 30% tổng mức cholesterol.
2. Xét nghiệm HDL cholesterol
Tất cả những người 20 tuổi trở lên đều nên làm xét nghiệm lượng cholesterol 5 năm 1 lần, đó cũng là thời điểm lý tưởng nhất để bắt đầu kiểm tra. Đặc biệt là những người có tiền sử gia đình có mức cholesterol cao hoặc mắc các bệnh tim mạch, những người thừa cân, ít hoạt động thể chất, có thói quen ăn uống với thực phẩm giàu chất béo và những người bị tiểu đường. Phụ nữ sau khi sinh nên chờ ít nhất 6 tuần để đo cholesterol.
Từ 20 tuổi trở lên là độ tuổi có thể bắt đầu xét nghiệm mức cholesterol cũng như HDL trong máu
Xét nghiệm các chỉ số cholesterol trong máu cũng như chỉ số HDL là xét nghiệm máu, được gọi là bảng điều khiển lipid hoặc hồ sơ lipid, thường được thực hiện vào buổi sáng khi bệnh nhân vẫn chưa được ăn uống gì. Nó giúp cung cấp thông tin về về lượng cholesterol tổng, cholesterol LDL, cholesterol HDL và Triglycerides.
Dựa vào kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ có thể đánh giá tình trạng bệnh nhân về tình trạng rối loạn lipoprotein trong máu, nguy cơ hình thành xơ vữa động mạch, nghiên cứu chức năng gan và giúp chẩn đoán tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp.
Giá trị HDL cholesterol bình thường đối với nam là 35 – 54 mg/dL hay 0.9 – 1.4 mmol/L; đối với nữ giới là 45 – 64 mg/dL hay 1.1 – 1.7 mmol/L.
3. Cách cải thiện các chỉ số cholesterol trong máu
Như vậy, sau khi tìm hiểu HDL cholesterol là gì và các chỉ số khác liên quan, bạn cũng nên áp dụng một số điều sau trong chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày nhằm cải thiện và giữ các chỉ số ở mức bình thường.
Giảm cân
Nhìn nhận trung thực thói quen ăn uống và sinh hoạt của bản thân hàng ngày, từ đó tìm những phương pháp giảm cân phù hợp để khắc phục cân nặng.
Ăn những thực phẩm tốt cho tim mạch
Một chế độ ăn uống giàu chất xơ và thực phẩm làm giảm cholesterol có thể giúp giảm lượng cholesterol xấu. Hãy chọn cung cấp các chất béo lành mạnh và không nạp quá 10% calo mỗi ngày từ chất béo bão hoà vì nó làm tăng lượng cholesterol LDL. Chất béo từ đậu phộng, ô liu, dầu hạt cải, hạnh nhân, quả óc chó là chất béo không bão hoà được cho là một lựa chọn lành mạnh cho tim mạch.
Chất béo từ bơ thực vật, bánh quy, snack không chỉ làm tăng lượng cholesterol LDL mà còn hạ thấp mức HDL cholesterol.
Có chế độ dinh dưỡng tốt cho tim mạch giúp giảm cholesterol trong máu
Không nạp quá 300 mg cholesterol mỗi ngày và nên hạn chế ít hơn 200 mg đối với những người mắc bệnh tim mạch. Thực phẩm giàu cholesterol gồm các loại thịt nội tạng, lòng đỏ trứng, sữa nguyên chất; vì vậy cần xem xét lượng cholesterol cẩn thận khi sử dụng những thực phẩm này, hoặc có thể dùng thịt nạc, sữa tách kem, thực phẩm thay thế trứng để thay vào khẩu phần ăn.
Chất dinh dưỡng tìm thấy trong ngũ cốc giúp tăng cường sức khỏe tim mạch rất tốt. Có thể kể đến các loại thực phẩm như bánh mì nguyên hạt, mì ống, bột mì, gạo nâu, bột và cám yến mạch.
Trái cây và rau quả có hiệu quả rất tốt trong việc giảm cholesterol vì chúng rất giàu chất xơ. Bên cạnh đó cũng có thể đa dạng việc chế biến với các món hầm, súp, xào,…
Một số loại cá như cá tuyết, cá bơn, cá ngừ cung cấp ít chất béo bão hòa và cholesterol hơn so với thịt và gia cầm, bên cạnh đó, cá hồi, cá thu, cá trích là những loại cá giàu omega – 3 rất tốt cho tim mạch.
Uống rượu trong chừng mực
Nghe có vẻ khó tin nhưng trong một mức hợp lý có thể giúp làm tăng mức HDL cholesterol, đối với phụ nữ là không quá 1 ly mỗi ngày và đối với nam giới là 1 – 2 ly mỗi ngày. Tuy nhiên, đây không phải là một biện pháp cải thiện được khuyến khích sử dụng.
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện các loại cholesterol trong máu. Đi bộ mỗi ngày, đạp xe, bơi lội, giữ tinh thần sảng khoái,… là những bài tập có hiệu quả trong việc thay đổi lượng cholesterol HDL, LDL cũng như lượng cholesterol tổng trong máu.
Dừng hút thuốc
Dừng thói quen hút thuốc có thể cải thiện hiệu quả mức cholesterol HDL trong máu. Quá trình từ bỏ dần thói quen hút thuốc sẽ giảm áp suất máu, giảm dần nguy cơ xảy ra các cơn đau tim và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Ngoài ra, một số loại thuốc cũng cũng được kê để hạ thấp mức cholesterol.
- Statin: Tùy vào nhu cầu từng cá nhân mà bác sĩ có thể kê liều cao, trung bình hoặc thấp. Statin có khả năng giảm LDL rất lớn và giúp tăng HDL.
- Các chất ức chế hấp thụ cholesterol: có thể kể đến Ezetimibe với khả năng giảm một lượng không nhỏ cholesterol LDL và giúp tăng lượng HDL.
Tuy nhiên, cách tốt nhất để kiểm soát mức cholesterol trong cơ thể là áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn.
HDL cholesterol là gì cũng như cách cải thiện các chỉ số cholesterol trong máu đã được cung cấp thông tin trong bài viết trên. Nếu độc giả có những thắc mắc về vấn đề liên quan, hãy gọi đến hotline 1900565656 Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được các bác sĩ tư vấn miễn phí.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp