Bộ nhớ ROM là gì? Chú ý gì khi chọn bộ nhớ trong khi mua điện thoại, máy tính?

0

Bộ nhớ ROM trong điện thoại, máy tính là gì?

ROM (Read-Only Memory – bộ nhớ chỉ đọc), hay quen được gọi là bộ nhớ trong hoặc dung lượng lưu trữ. Đây là loại bộ nhớ không khả biến dùng trong các máy tính hay hệ thống điều khiển, nơi mà dữ liệu chỉ được đọc ra mà không được phép ghi vào.

ROM là gì

Hình ảnh một chip ROM BIOS trên máy tính

ROM với RAM khác nhau như thế nào?

RAM là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên (Random Access Memory), nó có nhiệm vụ làm cầu nối trung gian giao tiếp giữa các tập tin hệ thống, chip xử lý và các ứng dụng trên thiết bị. RAM khác biệt so với ROM ở chỗ bộ nhớ ROM chỉ cho phép đọc (Read Only Memory) còn RAM thì ngược lại bạn có thể vừa đọc vừa ghi dữ liệu.

Tuy nhiên, khi ngắt điện hoặc tắt máy, mọi dữ liệu lưu trên bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên đều được xóa sạch. Còn ROM thì không, khi máy khởi động RAM lấy dữ liệu từ bộ nhớ ROM để khởi chạy hệ điều hành.

Xem thêm: RAM là gì? Bộ nhớ RAM dùng để làm gì?

RAM và ROM

Các loại bộ nhớ ROM

  • PROM (Programmable Read Only Memory), hay còn gọi là Mask ROM. Được chế tạo bằng các mối nối, thuộc dạng WORM ROM, tức là write Once Read Many. Bộ nhớ này chỉ có thể lập trình một lần và có giá thành rẻ nhất trên thị trường.
  • EAROM (Electrically Alterable Reay Only Memory), loại này có thể được lập trình lại, tuy nhiên do điện áp cấp không ổn định và việc lập trình lại khá khó khăn và bất tiện nên người ta đã nâng cấp EAROM lên thành một loại mới và đặt tên là EPROM ( Erasable Programmable Read Only Memory) EPROM hoạt động dựa trên nguyên tắc phân cực tĩnh điện và có thể xóa và ghi lại thông tin bằng tia cực tím với bước sóng xác định.
  • EEPROM, (Electrically Erasable Programmable Read Only Memory) được chế tạo bằng công nghệ bán dẫn. EEPROM có thể xóa và ghi lại dữ liệu bằng điện.

Các loại bộ nhớ ROM

Nên chọn dung lượng ROM bao nhiêu là đủ?

Ở thời điểm năm 2020 hiện tại, smartphone thường sẽ có bộ nhớ ROM bắt đầu từ 16GB, nhưng dù là với bất kì nhu cầu nào thì bạn cũng nên chọn từ 32GB là tốt nhất. Bởi lẽ, không phải bạn mua 16GB là sẽ có đủ 16GB để sử dụng, mà nó sẽ phải dành một phần cho hệ thống nữa, nên bộ nhớ khả dụng còn lại sẽ tầm 10GB.

Máy tính bảng cũng vậy, dù những mẫu 16GB trên thị trường không có nhiều nhưng bạn cũng không nên chọn, 32GB sẽ là lựa chọn tốt hữu ích hơn rất nhiều.

Còn với máy tính bàn PC hay laptop, một số mẫu máy tính giá rẻ cơ bản sẽ có ổ cứng EMCC với bộ nhớ khá thấp từ 16GB. Nếu nhu cầu chỉ là mua về xem phim lên web thì bạn không cần lo lắng quá nhiều, nhưng nếu để làm việc hay học tập ở bất kì mức độ nào cũng không nên chọn mua.

Hơn nữa, ổ cứng SSD hiện nay đang có mức giá cực kì tốt bắt đầu từ 120GB, nên nếu chọn mua máy tính thì nên bắt đầu từ 120GB là đủ cho nhu cầu cơ bản. Ngoài ra còn có một số lựa chọn khác như 128GB, 256GB, 512GB, 1TB hoặc cao hơn. Tuy nhiên 256GB hoặc 512GB sẽ là phù hợp nhất.

Như vậy bạn vừa xem xong bài giới thiệu bộ nhớ ROM là gì, cấu tạo, cách hoạt động và hướng dẫn lựa chọn bộ nhớ trong điện thoại. Theo dõi trang tin tức của FPT Shop để cập nhật những đánh giá, thủ thuật và tin tức mới nhất về công nghệ nhé.

Xem thêm: Bộ nhớ đệm là gì? Có nên xóa bộ nhớ đệm?

Câu hỏi thường gặp

❓ ROM là gì?

ROM là nơi lưu trữ hệ điều hành và toàn bộ các tập tin quan trọng phát sinh trong quá trình khởi chạy ứng dụng. Như các file nhớ tạm, dữ liệu plugin bộ nhớ cache của từng ứng dụng… người sử dụng không có quyền ghi đè dữ liệu lên ROM trừ khi quá trình cập nhật hệ thống diễn ra

🤔 ROM với RAM khác nhau như thế nào?

RAM khác biệt so với ROM ở chỗ bộ nhớ ROM chỉ cho phép đọc (Read Only Memory) còn RAM thì ngược lại bạn có thể vừa đọc vừa ghi dữ liệu trên RAM. Tuy nhiên, khi ngắt điện hoặc tắt máy, mọi dữ liệu lưu trên bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên đều được xóa sạch. Còn ROM thì không.

✔️ Ứng dụng thực tế của ROM là gì?

Bộ nhớ ROM trên điện thoại có rất nhiều ứng dụng quan trọng trong thực tiễn một trong số đó là khả năng lưu trữ các file hệ thống, các file thực thi của hệ điều hành, bộ nhớ đệm, Plug-in, dữ liệu ứng dụng … Tốc độ xử lý và tương tác khi sử dụng phụ thuộc rất nhiều vào thời gian truy xuất dữ liệu của ROM. Còn trên máy tính, bộ nhớ ROM dùng để lưu trữ thông tin bo mạch chủ, thông tin BIOS. Giúp máy khởi động lại mà không bị mất các dữ liệu quan trọng

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.