THOÁI VỐN LÀ GÌ?

0

THOÁI VỐN LÀ GÌ?

Thoái vốn là một trong những thuật ngữ khá phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh. Nói một cách dễ hiểu thì thoái vốn là việc các cá nhân hay nhà đầu tư muốn rút vốn đầu tư của mình ra khỏi một lĩnh vực cụ thể nào đó. Khi nghe đến đây có thể có khá nhiều người sẽ bị hoang mang và lo sợ tình trạng thoái vốn xảy ra. Liệu thoái vốn có thật sự chỉ là như thế hay không? Cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn xem bản chất của thoái vốn là gì? Và cần làm gì khi thoái vốn xảy ra?

thoai von la gi 0

I. Thoái vốn là gì?

Thoái vốn là việc giảm một hay một số loại tài sản cho các mục tiêu về chính trị, tài chính, đạo đức,… hiện đang có của một công ty. Trong đầu tư, thoái vốn là một hình thức rất phổ biến, khi mà các cá nhân hay nhà đầu tư muốn rút vốn đầu tư của mình. Đây có thể được xem là một phần của chiến lược cơ cấu công ty, có thể do áp lực xã hội hay do nghị sự chính sự. Tóm lại, hoạt động thoái vốn là do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể mà doanh nghiệp có những phương hướng giải quyết phù hợp.

Khi đã hiểu được thoái vốn là gì, bạn sẽ thấy đó chỉ là một hiện tượng kinh tế hết sức bình thường. Đương nhiên nó cũng mang lại nhiều phiền phức cho doanh nghiệp chủ quản. Tuy nhiên trong một số trường hợp xử lí tốt, việc thoái vốn sẽ trở thành cơ hội để các doanh nghiệp thay máu hiệu quả.

II. Những nguyên nhân khiến doanh nghiệp thoái vốn:

Như đã đề cập ở trên, việc thoái vốn không hẳn là tiêu cực. Vì nó diễn ra dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, vừa do chủ động, vừa do bị động. Vậy những nguyên nhân nào khiến doanh nghiệp thoái vốn:

  • Doanh nghiệp thoái vốn một cách chủ động nhằm tập trung vào các hoạt động chủ chốt của công ty. Bằng việc loại bỏ các lĩnh vực không cần thiết, họ sẽ có nhiều tài nguyên hơn để phát triển các mảng kinh doanh chính.
  • Giúp doanh nghiệp tạo được một nguồn vốn nhất định thông qua việc bán cổ phần, tài sản,…
  • Trong trường hợp nhận thấy hoạt động kinh doanh không mang lại hiệu quả như kì vọng, các nhà đầu tư sẽ muốn thoái vốn để đảm bảo lợi ích cho mình.
  • Tổng giá trị thanh lí tài sản cá nhân của một công ty lớn hơn giá trị thị trường của tài sản kết hợp của công ty. Việc này khuyến khích các công ty bán bớt những gì sẽ có giá trị hơn khi thanh lí so với khi được giữ lại.
  • Thoái vốn do chịu áp lực từ xã hội, chính trị, cổ đông,…

III. Khi thoái vốn thì cần làm gì?

Dù muốn hay không thì việc thoái vốn cũng có những ảnh hưởng nhất định trong nội bộ doanh nghiệp. Để đối phó với những bất ổn đó, doanh nghiệp cần:

1. Công bố thông tin một cách kịp thời:

Khi thoái vốn xảy ra, nội bộ công ty có thể xảy ra tâm lí tiêu cực. Vì vậy, doanh nghiệp nên chọn cách công bố để tìm ra phương hướng giải quyết và kế hoạch cụ thể để ổn định lại tình hình công ty.

2. Chủ động tìm hiểu:

Đối với phần lớn các tổ chức đầu tư, vấn đề thoái luôn trong kế hoạch. Chủ doanh nghiệp cần chủ động trong việc tìm hiểu những tác nhân có thể gây thoái vốn để có thể xử lí và khắc phục kịp thời.

3. Tìm đối tác mới:

Nếu cổ đông chiến lược thoái vốn qua hình thức bán cổ phần cho đối tác khác, doanh nghiệp có thuận lợi là không phải tìm đối tác thay thế. Tuy nhiên, dù sao thì doanh nghiệp cũng cần phải tìm hiểu rõ về đối tác mới này để lập kế hoạch hợp tác phù hợp.

4. Lập kế hoạch phân phối lại vốn:

Phân bổ lại nguồn vốn là rất quan trọng. Việc chủ động đề ra một kế hoạch chiến lược cụ thể sẽ giúp công ty có kế hoạch hiệu quả trong việc tăng vốn hay đầu tư.

5. Tập trung quản lí kinh doanh:

Đây là thời gian bạn cần tập trung vào lĩnh vực cốt lõi. Một là để công ty được ổn định lại và hai là để thu hút các nhà đầu tư mới.

Theo qui định tại điểm h khoản 1 tại điều 109 của bộ Luật doanh nghiệp 2014 công ty cần phải công bố trên trang thông tin điện tử và các ấn phẩm (nếu có), niêm yết công khai tại trụ sở chính và các địa điểm kinh doanh của công ty về những thông tin bất thường trong thời gian 36 giờ, tính từ khi có quyết định thoái vốn đầu tư tại những công ty khác.

Việc công bố thông tin này với mục đích đảm bảo cho sự vận hành của công ty cũng như trấn an tinh thần các đối tác kinh doanh của doanh nghiệp. Vì việc được cung cấp những thông tin chính xác một cách kịp thời sẽ làm giảm thiểu được những lo ngại vốn có về hậu quả của việc thoái vốn đối với doanh nghiệp

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.