Hạn chế của máy ảnh DSLR với MRL
Máy ảnh DSLR từng rất thành công khi cho máy phim nghỉ hưu sớm. Thành công là vậy, nhưng 7 hạn chế của máy ảnh DSLR trong bài viết này. Sẽ đưa DSLR đi theo con đường của máy ảnh phim.
Nội Dung
Gương lật là hạn chế lớn của máy ảnh DSLR
Gương lật từng giúp DSLR gọn nhẹ và dễ sử dụng hơn. Bạn có thể thấy chính xác khung cảnh sẽ chụp qua ống kính. Đây là lợi thế tuyệt đối trước các máy ảnh 2 ống kính.
Bạn đang xem: Hạn chế của máy ảnh DSLR với MRL
Kết cấu của gương phức tạp với nhiều bánh răng, motor bên trong. Gương lại chia thành nhiều phần để đo sáng và lấy nét. Chính vì quá nhiều thiết bị cơ khí, nên gương lật rất khó cải tiến. Tốc độ lật gương không tăng nhiều trong hàng chục năm qua. Những máy DSLR xịn nhất chụp khoảng 12 hình/s
Gương lật nhanh sẽ làm rung máy ảnh kém nét hơn. Muốn ít rung phải sử dụng vật liệu tốt máy sẽ đắt hơn. Sau một thời gian sử dụng gương hoạt động kém chính xác, dễ bị kẹt làm máy ảnh hư hỏng.
Bạn có thể tìm cụm từ Nikon Mirror Err, để thấy vô số máy DSLR bị lỗi gương. Thử đặt trường hợp là máy MRL, những hạn chế do gương sẽ được loại bỏ hoàn toàn. Máy hoạt động êm hơn, chụp nhanh hơn và dễ bảo trì hơn.
Kính ngắm quang học (OVF) rất nhiều hạn chế của máy ảnh DSLR
Kính ngắm quang học (OVF) giúp thấy mọi thứ đi qua ống kính. Kính ngắm OVF nhìn rất thật, sáng rõ và bền bỉ theo thời gian. Nhưng qua rất nhiều năm, OVF chẳng thay đổi gì. Những chiếc OVF mới nhất chỉ lớn hơn với vài ba con số khẩu độ, tốc độ, thước đo sáng. Không có cách nào giúp bạn chụp ảnh và đo sáng dễ hơn.
Điện thoại hay MRL cho biết chính xác độ sáng của ảnh sau khi chụp. Bạn nhìn thấy Histogram, màu sắc, cân bằng trắng. Hay thích phong to thu nhỏ trong EVF cũng được. EVF được nâng cấp liên tục theo từng đời máy, dễ nhìn hơn, nét hơn. Cho nên máy ảnh DSLR có mệnh hệ gì do OVF rất nhiều.
Đo sáng trên DSLR quá phức tạp với tất cả mọi người
Xem thêm : Import Preset Camera Raw và Export Preset như thế nào
Bạn còn nhớ lúc mới học sử dụng máy DSLR, đo sáng thật khó phải không? Vậy sau nhiều năm sử dụng, bạn đã hiểu cách đo sáng chưa? Mình tin chưa hiểu hết đâu, ngay cả với người có thâm niên hai chục năm sử dụng máy ảnh.
Bởi vì máy chỉ dùng 1 phần nhỏ của gương để đo sáng. Cảm biến đo sáng nằm riêng 1 góc, chẳng liên quan gì tới cảm biến ảnh. Mọi thứ hiển thị trên thước đo sáng chỉ là dự đoán.
Các máy MRL cho bạn thấy mọi thứ chính xác từ màu sắc, phơi sáng trên LiveView và EVF. Chụp dễ như điện thoại luôn. Muốn chụp ảnh sai sáng rất khó. Vâng rất khó…Bởi vì những gì đang thấy chính là những thứ cảm biến thấy. Không còn do cảm biến đo sáng riêng như trên DSLR nữa.
Lấy nét trên DSLR quá khó
Cho dù sử dụng DSLR 1 năm hay 10 năm. Mình phải thừa nhận lấy nét trên DSLR quá khó. Khó từ cách chọn điểm lấy nét, sử dụng sao cho hợp lý. Chưa nói tới chụp sao cho nét để có ảnh tốt nhất.
Máy ảnh DSLR dễ sai nét do sử dụng hai hệ thống lấy nét riêng biệt. Chúng chẳng liên quan gì tới nhau. Bạn nghe máy kêu beep báo nét, trong kính ngắm đã nét. Chụp ra ảnh bị mờ là hoàn toàn bình thường. Bởi vì nó có phải những gì cảm biến thấy đâu.
Hoặc bạn nhìn trong kính ngắm mờ, chụp ra vẫn nét, cũng rất bình thường. Để có ảnh nét nhất hệ thống của bạn phải hoàn hảo. Không có sai số giữa cảm biến lấy nét và cảm biến ảnh. Sau đó phải kết hợp chọn điểm lấy nét đúng và sử dụng hợp lý. Thật sự quá khó với một người quen dùng điện thoại chụp ảnh hay đang dùng máy không gương lật.
Đối với máy không gương lật, cảm biến ảnh cũng là cảm biến lấy nét. Bạn thấy ảnh nét, thông số đúng chụp ra chắc chắn nét.
Hơn nữa bộ xử lý của MRL rất thông minh, có thể theo nét liên tục với độ chính xác rất cao. Muốn lấy nét vào mắt, máy sẽ lấy nét vào mắt. Bạn chỉ cần lo bố cục và chụp sao cho đẹp. Nói đúng hơn có thể nhắm mắt sử dụng MRL vẫn chụp ra ảnh nét. Dễ hơn cả chụp bằng điện thoại. Như vậy lấy nét là vấn đề rất lớn của DSLR. Nó sẽ giết chết DSLR sớm thôi.
Ngàm gắn lens trên DSLR đã lạc hậu
Xem thêm : Mách bạn mẹo chụp ảnh buổi tối vẫn đẹp lung linh
Canon & Nikon đã thừa nhận điều này, khi từ bỏ ngàm EF và F. Ngàm có đường kính nhỏ và khoảng cách tới cảm biến quá lớn. Bạn không thể gắn lens Canon EF lên Nikon F-mount. Chẳng còn cách nào ngoài mài ngàm.
Nhìn vào thực tế, các máy MRL có ngàm rất lớn khoảng cách tới cảm biến ngắn. Lấy ví dụ với Nikon Z, có thể gắn mọi loại lens qua ngàm chuyển. Chụp thoải mái với chất lượng ảnh tốt nhất mà không gặp hạn chế nào. Đối với dân chơi lens, chắc chắn DSLR không còn là lựa chọn tốt.
Quay phim trên DSLR quá lạc hậu
Trong khi MRL nâng cấp quay phim liên tục qua các đời máy. Độ phân giải cao hơn, quay Raw, Log đủ kiểu. Còn DSLR nâng cấp rất chậm và khó tìm một chiếc DSLR quay 4k chất lượng cao giá ngang MRL. Điều này cho thấy, các hãng đã không quan tâm tới DSLR nữa. Họ có thể làm DSLR quay phim tốt như MRL nhưng không làm. Cho quay phim sẽ mãi mãi là hạn chế của DSLR trước máy MRL.
Kiểu dáng hạn chế của máy ảnh DSLR
Bạn có thích một chiếc máy kiểu Leica không? Thích một chiếc kiểu dáng như Fuji XT-10?
Mình tin có rất nhiều bạn thích như vậy. Nhưng DSLR chỉ có 1 kiểu dáng từ thấp tới cao. Càng cao lại càng mập và thô hơn.
Trong khi nhu cầu một chiếc máy ảnh cute, phong cách là rất nhiều. Đặc biệt là các bạn nữ khi mua máy ảnh theo cảm xúc, họ luôn thích cute, màu sắc đẹp, nhỏ gọn.
DSLR giữ mãi 1 kiểu trong hơn 10 năm qua và gần như không thể thay đổi. Bởi vì kết cấu quá phức tạp ở bên trong. Bạn không thể đặt gương lệch qua 1 bên, không thể lắp thêm 1 mớ lens để đưa kính ngắm qua bên trái.
Trong khi MRL thích đặt đâu cũng được, miễn bạn có đủ cáp kết nối. Cho nên muốn tạo kiểu dáng, thu gọn cho MRL rất dễ. Thậm chí làm hầm hố như Nikon D5 cũng quá dễ. Cho nên DSLR sẽ sớm bị thu hẹp vào một góc nào đó. Nơi chỉ dành cho những người thích hoài cổ mà thôi. Như vậy chúng ta đã thấy những điểm hạn chế của máy ảnh DSLR. Đã đến lúc đón nhận máy MRL cởi mở hơn và thực tế hơn. Cảm ơn bạn đã dành thời gian tham khảo. Chúc bạn vui.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Kỹ Thuật Nhiếp Ảnh