Lens Hood là gì? Hướng dẫn sử dụng Hood máy ảnh
Mình thường học hỏi kinh nghiệm chụp ảnh từ người đi trước. Bên cạnh rất nhiều kiến thức tuyệt vời, mình cũng học theo một số lỗi nhỏ. Trong đó bao gồm việc sử dụng Lens Hood. Thật sự mình không hiểu tác dụng của phụ kiện này. Mình hay gắn ngược cho ngầu, cho giống với người ta. Đến khi chụp ảnh không trong, tương phản thấp. Mình tìm hiểu và biết nguyên nhân do Lens Hood. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu tác dụng của Hood ha.
Nội Dung
Lens Hood là gì vậy trời?
Bạn đang nhìn qua bên phải hay trái ?? Đừng ngại, mình chỉ thấy bên phải thôi ?. Đây là phản xạ của anh em rồi. Nhưng, bên trái mới là phụ kiện cần tìm hiểu. Bạn thấy cục nhựa đen thui trên đầu ống kính không? Đó chính là Lens Hood đấy ?. Một số bạn sẽ gọi là loa che nắng máy ảnh.
Bạn đang xem: Lens Hood là gì? Hướng dẫn sử dụng Hood máy ảnh
Trong thời đại máy phim, phần lớn Hood làm bằng kim loại. Hiện nay, chúng được làm bẳng nhựa nhẹ, rẻ và dẻo hơn. Một số sử dụng ngàm trượt để ăn khớp với ống kính. Một số khác sử dụng ren để cố định. Mỗi loại có ưu điểm riêng. Nên chưa có bên nào bị thay thế hoàn toàn. Vậy chúng có tác dụng gì mà luôn đi kèm với ống kính? Chắc hẳn không vô dụng như mình từng nghĩ.
Lens Hood có tác dụng gì?
Chúng ta đang thấy chiếc Nikon AF-S 24-70mm kèm theo Hood. Ngoài việc trông to, ngầu hơn thì còn gì nữa? Chắc bạn biết về góc nhìn? Đó là những gì chúng ta nhìn thấy qua kính ngắm. Góc nhìn thay đổi tuỳ vào loại ống kính đang sử dụng. Chi tiết hơn, những gì đang thấy là những tia sáng đi qua ống kính đến mắt.
Trong thực tế, có những tia sáng tốt được minh hoạ màu xanh. Và có những tia sáng không tốt được ký hiệu màu đỏ. Để có chất lượng ảnh tốt nhất. Máy ảnh cần thu được nhiều nhất ánh sáng tốt và ngăn ánh sáng không tốt. Và cách đơn giản nhất là gắn một chiếc Hood như trên là xong ?. Mọi tia sáng nằm ngoài góc nhìn sẽ bị chặn lại.
Xem thêm : Một vài setting JPG cho máy ảnh Fujifilm của bạn chụp đẹp hơn (Phần 2)
Giúp ống kính tập trung vào những nguồn sáng tốt. Ảnh sẽ có màu sắc chính xác và tương phản tốt hơn. Bởi vì, chúng không phải cạnh tranh với nguồn sáng xấu. Nghe có vẻ khá thuyết phục phải không? Nhưng thực tế nhiều bạn sử dụng Hood chưa đúng. Thậm chí còn bỏ luôn Hood.
Lắp Hood ngược thì sao
Chúng ta thử gắn Hood ngược xem chuyện gì xảy ra. Bạn thấy ánh sáng không tốt tranh nhau đi vào cảm biến? Những tia sáng có góc xiên lớn nhất, sẽ phản xạ rất nhiều lần trong ống kính. Chúng làm giảm chất lượng ảnh. Bạn dễ nhận thấy tương phản thấp những vệt loé. Trong ví dụ này, chúng ta chỉ cần xoay Hood lại là xong. Mọi chuyện sẽ êm đẹp như chưa có gì xảy ra ?.
Ảnh bị loé do không sử dụng Hood
Bạn đang thấy ảnh không sử dụng Hood với ánh sáng xiên từ góc phải. Mặc dù rất cố gắng chỉnh sửa. Nhưng tương phản vẫn rất kém. Bởi vì, nguồn sáng từ bên góc mạnh hơn nguồn sáng phản xạ từ người mẫu. Đổi lại, chúng ta sẽ có một bức ảnh mờ ảo với hiệu ứng flare đẹp mắt.
Mình chụp thêm một tấm rộng hơn để thấy rõ hiệu ứng Flare. Bạn thấy những vệt loé bên góc phải. Đúng, đó chính là những vệt flare do không sử dụng Hood. Nguồn sáng xiên mạnh hơn ánh sáng phản xạ từ cô gái rồi. Đây là hình đã qua chỉnh sửa. Chắc bạn không muốn xem ảnh trước khi chỉnh sửa đâu. Chúng ta có thể khắc phục dễ dàng bằng cách gắn Hood thôi. Bạn sẽ có ảnh tốt và tiết kiệm thời gian hơn nhiều. Vậy khi nào dùng và không dùng Lens Hood ??
Khi nào sử dụng và không sử dụng Hood
Sau nhiều năm chụp ảnh. Mình thấy, chúng ta nên gắn mọi lúc có thể. Ngoài việc có ảnh đẹp hơn. Chúng còn bảo vệ ống kính trước bụi bẩn, va chạm nữa. Bạn không phải lo chạm tay vào ống kính. Lỡ bị rớt nhẹ cũng không banh chành ra đó.
Xem thêm : Note ngay một số bí quyết chụp ảnh tĩnh vật đẹp hút hồn
Nhưng trong một số điều kiện cụ thể. Chúng ta sẽ không dùng Hood để có ảnh đúng ý hơn. Ví dụ, khi chụp với đèn Flash cóc với một chiếc Hood lớn. Chúng sẽ cản một phần ánh sáng tới chủ thể và tạo thành một vệt đen trên ảnh. Bạn chỉ việc tháo Hood để cải thiện chất lượng ảnh.
Đôi khi bạn cần gắn Filter để có hiệu ứng đẹp hơn. Vậy hãy tháo Hood để có ảnh như mong muốn. Trong một số trường hợp, chúng ta muốn ảnh mờ ảo như trên. Hãy tháo Hood để có những hiệu ứng tuyệt zời mà không cần Photoshop. Tha hồ bảo rằng ảnh gốc đó…hehe ?. Như vậy, bạn biết khi nào sử dụng và không sử dụng Hood rồi. Vậy lỡ không có Hood thì làm sao?
Chế loa che nắng cho máy ảnh
Bạn mua ống kính cũ nhưng không kèm theo Hood. Đừng lo, hãy dạo một vòng Shopee để mua một chiếc. Phần lớn là Hood lô với chi phí vài chục ngàn. Nhưng đủ tốt để bảo vệ ống kính và cải thiện chất lượng ảnh. Nếu bạn thích xài đồ xịn và tiền không thành vấn đề. Thì hãy tới nhà phân phối hãng máy ảnh. Bạn sẽ mua được Hood xịn như bản gốc và không lo mua phải hàng pha ke ?. Nhưng đâu phải lúc nào cũng mua được? Lỡ đang tung tăng đi chụp mẫu. Rồi phát hiện ra mất mịa rồi ?. Trời thì nắng như phang vào đầu. Bạn sẽ cần một chút sáng tạo để có ảnh tốt đấy.
Mình thấy một bạn xử lý việc này vô cùng đáng yêu. Chúng ta chỉ cần kiếm một miếng bìa giấy. Quấn quanh phần lớn nhất của ống kính. Sau đó dùng dây thun hay băng keo để cố định lại. Nhớ kiểm tra xem có che góc nhìn không nha. Chỉ cần dành ra vài phút, bạn sẽ có ảnh tốt mà không tốn kém chút nào. Nếu có thời gian, hãy kiếm một tấm bìa màu đen và giày hơn chút nữa. Để ngăn ánh sáng đi xuyên qua và phản xạ ở mặt bên trong của Hood. Mọi chuyện đơn giản như vậy thôi. Chúng ta hoàn toàn có thể xử lý việc bất ngờ thiếu Hood để buổi chụp trở nên vui vẻ hơn ?.
Trường hợp bạn biết chính xác Hood phù hợp với ống kính. Hãy tải thiết kế Hood trên Google. Sau đó in ra giấy rồi cắt theo. Bạn sẽ có một chiếc Hood giấy hơi bị ngon ?. Ok men, chúng ta vừa tìm hiểu về Lens Hood hay còn gọi loa che nắng máy ảnh rồi ha. Hãy sử dụng đúng cách để có ảnh như mong muốn. Chúc bạn nhiều ảnh đẹp. Cảm ơn ?.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Kỹ Thuật Nhiếp Ảnh