100+ Trò chơi dân gian Việt Nam phổ biến
Ba mẹ thường ưa thích lựa chọn những trò chơi dân gian để tận hưởng cùng con trong những kỳ nghỉ lễ, giúp tạo thêm mối quan hệ thân thiết gia đình. Dưới đây Ngonaz tổng hợp 100+ Trò chơi dân gian Việt Nam phổ biến mà ba mẹ có thể lựa chọn để tham gia cùng con em mình nhé.
Nội Dung
Trò chơi dân gian là gì?
Trò chơi dân gian là những trò chơi được sáng tạo và phát triển bởi người dân trong một thời gian dài, thường có tính truyền thống và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Trò chơi dân gian thường được chơi ở các dịp lễ hội, tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu,… hoặc trong những ngày nghỉ hè, dịp cuối tuần.
Trò chơi dân gian có nhiều loại khác nhau, bao gồm:
- Trò chơi vận động: như bịt mắt bắt dê, ô ăn quan, đá cầu, kéo co,…
- Trò chơi trí tuệ: như cờ tướng, cờ vua, ô chữ,…
- Trò chơi dân gian miền Nam: như bầu cua tôm cá, oẳn tù tì,…
- Trò chơi dân gian miền Bắc: như nhảy sạp, ném còn,…
- Trò chơi dân gian miền Trung: như kéo co, chọi gà,…
Trò chơi dân gian có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Trò chơi dân gian giúp người dân giải trí, thư giãn, rèn luyện sức khỏe, và gắn kết cộng đồng. Trò chơi dân gian cũng là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Đặc điểm của trò chơi dân gian
Trò chơi dân gian có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Trò chơi dân gian giúp người dân giải trí, thư giãn, rèn luyện sức khỏe, và gắn kết cộng đồng. Trò chơi dân gian cũng là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đặc điểm của trò chơi dân gian:
- Trò chơi dân gian thường được chơi tập thể, có thể từ 2 người trở lên, không phân biệt tuổi tác, giới tính.
- Trò chơi dân gian thường đơn giản, dễ chơi, không cần nhiều dụng cụ.
- Trò chơi dân gian thường gắn liền với phong tục tập quán, văn hóa của từng vùng miền.
- Trò chơi dân gian thường mang tính giáo dục, giúp người chơi học tập về đạo đức, nhân cách, tinh thần thượng võ,…
Độ tuổi chơi trò chơi dân gian?
Người lớn và trẻ em đều có thể chơi được những trò chơi dân gian này.
- Trẻ em: Trò chơi dân gian là một phần quan trọng trong quá trình giáo dục và hình thành nhân cách của trẻ em. Trò chơi dân gian giúp trẻ em rèn luyện sức khỏe, phát triển trí tuệ, học tập về đạo đức, nhân cách, tinh thần thượng võ,… Trẻ em có thể chơi trò chơi dân gian từ khi còn rất nhỏ, từ 2 tuổi trở lên.
- Người lớn: Trò chơi dân gian không chỉ dành cho trẻ em, người lớn cũng có thể chơi trò chơi dân gian. Trò chơi dân gian giúp người lớn giải trí, thư giãn, rèn luyện sức khỏe, và gắn kết cộng đồng.
Chi chi chành chành
Giới thiệu trò chơi
Đây là trò chơi cho bé được rất nhiều trẻ em yêu thích, với cách thức chơi đơn giản, nhưng phải có được phản ứng nhanh và tinh ý. Khi chơi trò này, người tham gia nên dùng một ít kỹ xảo và đọc nhẩm theo người chơi để tránh bị bắt trúng tay nhé.
Cách chơi và luật
Số lượng người chơi từ trên 3 người trở lên, sau đó chọn một người đứng ra và xòe bàn tay ra, còn những người khác sẽ giơ ngón trỏ và đặt vào lòng bàn tay của người xòe bàn tay. Sau đó người xòe bàn tay sẽ đọc to:
“Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết chương
Ba vương ngũ đế
Chấp chế đi tìm
Ù à ù ập.”
Khi người xòe bàn tay đếm đến chữ “ập” thì người xòe tay sẽ nắm tay lại, còn những người khác phải cố gắng rút tay ra thật nhanh.
Ai rút không kịp hoặc bị nắm trúng thì thua và phải làm người thay thế vào chỗ người xòe tay, sau đó người chơi này tiếp tục đọc bài đồng dao và làm cho những người khác chơi.
Cướp cờ
Giới thiệu trò chơi
Đây là trò chơi không còn quá xa lạ với mọi người, trò chơi này đòi hỏi người chơi phải phản ứng và chạy nhanh. Nếu như người chơi không chạy nhanh để cướp cờ thì bạn phải chặn người cướp được cờ và giật cờ chạy về đích thật nhanh để giành chiến thắng.
Hướng dẫn cách chơi và luật
Đầu tiên, chia người chơi từ 2 đội chơi trở lên, các người chơi đứng hàng ngang ở vạch xuất phát của đội mình. Sau đó trọng tài sẽ phân các người chơi theo từng số thứ tự 1, 2, 3, 4, 5,… nên người chơi phải nhớ số chính xác của mình.
Khi trọng tài gọi tới số nào thì người chơi của số đó phải nhanh chóng chạy đến vòng và cướp cờ.
Hoặc nếu trọng tài gọi số nào về thì số đó phải về, trong quá trình gọi số, trọng tài cũng có thể gọi hai ba bốn số cùng một lúc lên tranh cướp cờ.
Trong quá trình chơi, khi đang cầm cờ mà nếu bị đối phương vỗ vào người thì người đó bị loại và ngược lại khi lấy được cờ phải chạy nhanh về vạch xuất phát của đội mình không bị đội bạn vỗ vào người thì người cầm cờ mới thắng.
Dung dăng dung dẻ
Giới thiệu trò chơi
Khi chơi trò này người chơi phải tinh ý lựa chọn sẵn cho mình một cái vòng tròn để ngồi xuống, nếu trường hợp người chơi không vào được vòng tròn nào, thì có thể lanh trí dẫn dụ người khác để mình được vào và lập tức ngồi xuống ngay nhé.
Hướng dẫn cách chơi và luật
Đầu tiên, người chơi vẽ sẵn các vòng tròn nhỏ trên đất, số lượng vòng tròn phải ít hơn số người chơi. Khi chơi mọi người nắm tay nhau tạo thành một hàng đi quanh các vòng tròn và cùng nhau đọc lớn:
“Dung dăng dung dè
Dắt trẻ đi chơi
Đi đến cổng trời gặp cậu gặp mợ
Cho cháu về quê
Cho dê đi học
Cho cóc ở nhà
Cho gà bới bếp
Ngồi xẹp xuống đây.”
Khi đọc hết chữ “đây” người chơi phải nhanh chóng tìm một vòng tròn và ngồi xuống. Nếu người chơi nào không tìm thấy được vòng tròn thì bị loại.
Trò chơi cứ tiếp tục như thế đến khi tìm được người thắng cuộc.
Rồng rắn lên mây
Giới thiệu trò chơi
Trò chơi này quan trọng ở người đứng đầu hàng và người thầy thuốc, người đứng đầu hàng phải ngăn cản người thầy thuốc bắt được đuôi của mình, trong khi người thầy thuốc phải cố gắng bắt được đuôi của người đầu hàng. Trò chơi này đòi hỏi người chơi phải lanh lẹ và tinh mắt để tránh bị thua cuộc nhé.
Hướng dẫn cách chơi và luật
Một người đứng ra làm thầy thuốc, những người còn lại đứng thành một hàng dọc, tay người phía sau nắm vạt áo hoặc đặt tay lên vai của người phía trước. Sau đó tất cả người chơi bắt đầu vừa đi vừa hát:
“Rồng rắn lên mây
Có cây lúc lắc
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?”
Sau đó, người đóng vai thầy thuốc trả lời:
“Thấy thuốc đi chơi!” (Người chơi có thể trả lời là đi chợ, đi câu cá, đi vắng nhà,…).
Đoàn người lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời:
“Có !”
Và bắt đầu đối thoại như sau:
Thầy thuốc hỏi:
Xem thêm : Thiên văn học là gì?
“Rồng rắn đi đâu?”
Người đứng làm đầu của rồng rắn trả lời:
“Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con.”
“Con lên mấy?”
“Con lên một.”
“Thuốc chẳng hay.”
“Con lên hai.”
“Thuốc chẳng hay.”
…
Cứ thế cho đến khi:
“Con lên mười.”
“Thuốc hay vậy.”
Kế đó, thì thầy thuốc đòi hỏi:
“Xin khúc đầu.”
“Những xương cùng xẩu.”
“Xin khúc giữa.”
“Những máu cùng me.”
“Xin khúc đuôi.”
“Tha hồ mà đuổi.”
Lúc này người chơi làm thầy thuốc phải tìm cách bắt cho được người cuối cùng trong hàng, và người đứng đầu phải cản lại người thầy thuốc, cố ngăn cản không cho người thầy thuốc bắt được cái đuôi (người đứng cuối hàng) của mình.
Hoặc người đứng cuối hàng phải chạy nhanh và tìm cách né tránh thầy thuốc. Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người đó sẽ bị loại.
Kéo co
Giới thiệu trò chơi
Đây là một trò chơi khá đơn giản và rất được nhiều người biết đến, hai bên phải kéo co đến khi nào một bên vượt vạch mức là thua. Trò chơi này đòi hỏi người chơi phải có thể lực, sức khỏe.
Hướng dẫn cách chơi và luật
Khi có tiếng bắt đầu của trọng tài, các đội bắt đầu túm lấy một sợi dây thừng để kéo.
Hai bên phải ra sức kéo, sao cho đội đối phương bước qua vạch của mình là thắng.
Bịt mắt bắt dê
Giới thiệu trò chơi
Một người chơi phải bịt mắt để đi bắt những người chơi còn lại. Nếu là người đi bắt, người chơi nên dùng tai nhiều hơn để xác định vị trí của các người chơi khác. Còn nếu là người trốn, người chơi phải đi nhẹ, nói khẽ để tránh việc bị người bịt mắt phát hiện và bị bắt.
Hướng dẫn cách chơi và luật
Một người bịt mắt lại bằng một chiếc khăn, những người còn lại đứng thành vòng tròn quanh người bị bịt mắt.
Sau đó, người bị bịt mắt bắt đầu di chuyển tìm kiếm mọi nơi để bắt người chơi, người chơi phải cố tránh để không bị bắt và có thể tạo ra nhiều tiếng động khác để đánh lạc hướng người bịt mắt.
Đến khi người bịt mắt bắt được người chơi thì người chơi đó sẽ bị thua.
Đua thuyền trên cạn
Giới thiệu trò chơi
Các thuyền phải được dùng cơ thể của người chơi tạo thành, người chơi phải dùng hai tay và hai chân để chèo thuyền về phía trước. Trò chơi này đòi hỏi người chơi phải đoàn kết, có sức khỏe và lực cánh tay tốt.
Hướng dẫn cách chơi và luật
Trò chơi này có thể chia thành nhiều đội chơi khác nhau, mỗi đội chơi phải có số lượng người chơi bằng nhau.
Các người chơi ngồi thành hàng dọc theo từng đội, người chơi ngồi sau cặp chân vào vòng bụng của người trước để tạo thành một chiếc thuyền đua. Khi nghe hiệu lệnh của trọng tài, tất cả các thuyền đua dùng sức bằng hai chân và hai tay di chuyển cơ thể nhanh chóng để tiến về phía trước cho đến đích. Đội nào đến đích trước sẽ giành chiến thắng.
Thả chó
Giới thiệu trò chơi
Người chơi ông chủ phải nhanh tay bắt được một người chơi khác để làm chú chó, chú chó phải lanh tay lẹ mắt để ý người chơi khác di chuyển có đúng luật hay không để bắt lại. Và sau cùng là các con thỏ phải nhanh nhẹn, chạy thật nhanh đến đồ vật và về lại ông chủ trong thời gian ngắn. Trò chơi này gắn kết 3 nhân vật chơi lại với nhau, tạo nên sự thú vị và vui nhộn.
Hướng dẫn cách chơi và luật
Các người chơi phân ra một nhân vật đóng vai ông chủ. Sau đó tất cả mọi người cùng hát:
“Ve ve chùm chùm
Cá bóng nổi lửa
Ba con lửa chết trôi
Ba con voi thượng đế
Ba con dế đi tìm
Ù a ù ịch.”
Sau đó, người làm ông chủ xòe ngửa bàn tay phải, người chơi khác tập trung thành một vòng tròn xung quanh ông chủ và lấy ngón tay trái của mình đặt vào lòng bàn tay của ông chủ khi nghe hát đến câu “ù a ù ịch” thì mọi người phải nhanh chóng rút tay ra và nhân vật ông chủ sẽ nắm tay lại.
Người chơi nào bị ông chủ nắm được ngón tay, sẽ đóng vai chú chó, các người chơi còn lại sẽ làm thỏ.
Sau đó, khi ông chủ diễn tả một vật nào đó thì các chú thỏ lập tức phải chạy nhanh tới chạm vào vật đó trước khoảng thời gian ông chủ sẽ thả chó.
Trong quá trình chạy về, nếu thấy chú chó xuất hiện thì các con thỏ phải đi về ở tư thế 2 tay nắm lỗ tai.
Chùm nụm
Giới thiệu trò chơi
Trò chơi này dựa vào yếu tố “hên xui” nhiều hơn, người chơi có thể dùng tay hoặc chân để chơi. Nếu người chơi bị loại trước một cánh tay/chân, thì hãy cố giữ lại cánh tay/chân còn lại để tiếp tục và đếm trước các cánh tay/chân còn lại để khi đọc đồng dao được biết trước nhé.
Hướng dẫn cách chơi và luật
Xem thêm : Nghề công tác xã hội: Lịch sử, vai trò và vị trí trong xã hội
Tất cả người chơi cùng hát:
“Chùm nụm chùm nẹo
Tay tí tay tiên
Đồng tiền chiếc đũa
Hạt lúa ba bông
Ăn trộm ăn cắp
Trứng gà trứng vịt
Bù xe bù xít
Con rắn con rít
Nó rít tay này.”
Đến từ “này” cuối cùng, trúng tay ai thì người đó phải rút nắm tay ra, sau đó trò chơi cứ thế tiếp tục. Nếu hết các nắm tay thì trò chơi kết thúc và ai trụ lại cuối cùng sẽ là người chiến thắng.
Đúc cây dừa, chừa cây mỏng
Giới thiệu trò chơi
Trò chơi này vừa đếm vừa hát ca dao cũng gần giống với trò chơi Chùm nụm, tuy nhiên, trò chơi này người chơi phải thụt được 2 chân vào để làm người chiến thắng. Và người thua nên chạy thật nhanh để đuổi bắt người thắng, cả 2 người thắng và thua nên lanh lẹ để tránh đối phương hoặc bắt được đối phương.
Hướng dẫn cách chơi và luật
Tất cả người chơi ngồi xếp hàng, hai chân duỗi thẳng ra phía trước, người ở đầu hàng đếm chuyền xuống đến người ở cuối hàng và tiếp tục người ở cuối hàng đếm chuyền đến người ở đầu hàng.
Vừa đếm vừa hát bài ca dân gian như:
“Đúc cây dừa
Chừa cây mỏng
Cây bình đỏng (đóng)
Cây bí đao
Cây nào cao
Cây nào thấp
Chập chùng mồng tơi chín đỏ
Con thỏ nhảy qua
Bà già ứ ự
Chùm rụm chùm rịu (rạ)
Mà ra chân này.”
Khi đọc hết câu “mà ra chân này”, tới chân người nào, thì người đó sẽ phải thụt chân vào, người nào thụt hết hai chân thì thua, người nào chưa thụt chân nào thì thắng.
Chơi chuyền
Giới thiệu trò chơi
Đâu là trò chơi rất được các bé gái ưa chuộng, người chơi phải nhanh tay, nhanh mắt để bắt được que và quả bóng nhanh chóng. Trong quá trình chơi, người chơi nên ghi nhớ số lượng que của mỗi màn để tránh bắt nhầm và mất lượt nhé.
Hướng dẫn cách chơi và luật
Người chơi chuẩn bị dụng cụ gồm có 10 que đũa và một quả bóng nhỏ.
Sau đó, người chơi cầm quả bóng và tung lên không trung, đồng thời lúc này người chơi cũng nhặt từng que đũa lên. Trò chơi cứ lặp lại cho đến khi quả bóng rơi xuống đất là mất lượt.
Trong quá trình chơi, người chơi bắt đầu chơi từ màng 1 (lấy một que một lần tung)
Sau đó đến màng 2 (lấy hai que một lần),… cứ tiếp tục tung lên cho đến khi đủ 10 que.
Khi người chơi không nhanh tay hay nhanh mắt để bắt được bóng và que cùng một lúc sẽ bị mất lượt, lượt chơi đó sẽ chuyển sang người bên cạnh.
Nhảy bao bố
Giới thiệu trò chơi
Trò chơi này đòi hỏi người chơi phải có thể lực, nhanh chân chạy thật nhanh khi đến lượt mình và cố gắng vượt qua đội khác. Vì là trò chơi đồng đội nên mỗi người phải cố gắng hoàn thành lượt chơi của mình nhanh nhất có thể nhé.
Hướng dẫn cách chơi và luật
Tất cả người chơi chia thành nhiều đội chơi có số lượng bằng nhau, mỗi đội có một ô hàng dọc để nhảy và có hai lằn mức là một mức xuất phát và một mức về đích.
Người đứng đầu bước vào trong bao bố, sau khi nghe lệnh xuất phát mới bắt đầu nhảy nhanh đến đích, tiếp đó sẽ đến người thứ 2 nhảy, người thứ 3,… cho đến hết người chơi. Đội nào về trước đội đó thắng.
Trong quá trình chơi, người chơi nào nhảy trước hiệu lệnh xuất phát là phạm luật, người nhảy chưa đến mức quy định hoặc nhảy chưa đến đích mà bỏ bao ra cũng phạm luật.
Ô ăn quan
Giới thiệu trò chơi
Người chơi phải nhanh tay ăn hết quan (sỏi) của người chơi khác một cách nhanh chóng. Trò chơi này người chơi nên tính toán trước các quan (sỏi) để được thắng nhanh nhất.
Hướng dẫn cách chơi và luật
Người chơi vẽ một hình chữ nhật được chia đôi theo chiều dài và ngăn thành 5 hàng dọc cách khoảng đều nhau, để có được 10 ô vuông nhỏ.
Sau đó, hai người chơi đi hai bên, người thứ nhất đi quan với nắm sỏi trong ô vuông nhỏ, các sỏi được rải đều xung quanh từng viên một, khi đến hòn sỏi cuối cùng người chơi vẫn đi ô bên cạnh và cứ thế tiếp tục đi quan (bỏ những viên sỏi nhỏ vào từng ô liên tục). Vậy là những viên sỏi đó đã thuộc về người chơi đó, lúc này người đối diện mới được bắt đầu.
Đến lượt đối phương đi quan cũng như người đầu tiên, cả hai thay phiên nhau đi quan cho đến khi nào nhặt được phần ô quan lớn và lấy được hết phần của đối phương. Phân thắng thua theo số lượng của các viên sỏi.
Cướp cầu
Giới thiệu trò chơi
Trò tung cầu, cướp cầu là một trò chơi mang tính đặc trưng ở nhiều lễ hội. Với trò chơi này, người chơi phải nhanh nhẹn tranh giành lấy cầu để ném vào rổ hoặc truyền cho đồng đội của mình.
Trò chơi này mang tính đồng đội rất cao, nên người chơi phải phối hợp nhịp nhàng với nhau trong suốt quá trình chơi.
Hướng dẫn cách chơi và luật
Khi quả cầu được trọng tài tung ra sân. Các nhóm người chơi phải tranh cướp quyết liệt để giành quả cầu. Và người chơi cùng mỗi đội phải tranh cướp cầu của đội khác và truyền ngay cho các thành viên trong đội của mình.
Mỗi đội cướp cầu phải nhanh chóng ném vào điểm đích (rổ) của đội mình. Đội nào cướp được cầu và ném vào rổ của đội mình nhiều nhất là đội thắng cuộc.
15. Oẳn tù tì
16. Kể chuyện
17. Hội vật làng Hà
18. Tả cáy
19. Đánh quay
20. Thi thổi cơm
21. Thi diều sáo
22. Mèo đuổi chuột
23. Ném còn
24. Thi dưa hấu
25. Thi thơ
26. Đánh roi múa mọc
27. Thi thả chim
28. Nhún đu
29. Đấu vật
30. Vật cù
31. Kéo cưa lừa xẻ
32. Kéo chữ
33. Chơi hóp
34. Nhảy chồng cao
35. Đánh trỏng
36. Đánh banh thẻ
37. Xé giấy
38. Hú chuột
39. Hát sinh
40. Hát soong
41. Trống quân Đức Bác
42. Kéo song Hương Canh
43. Leo cầu ùm
44. Đả cầu cướp phết
45. Tứ thú nhân lương
46. Ném lon
47. Đánh quân
48. Hò dô ta
49. Vây lưới bắt cá
50. Cá sấu lên bờ
51. Keng trái cây
52. Một hai ba
53. Đánh đáo
54. Nu na nu nống
55. Máy bay xuất kích
56. Bong bóng nước
57. Đi cà kheo
58. Tập tầm vông
59. Nhảy dây
60. Ken con vật
61. Bún dây thun
62. Du de du dích
63. Thìa la thìa lảy
64. Úp lá khoai
65. Oẳn tù tì (Đồng dao)
66. Tung đồng đáo
67. Me me de de
68. Đá gà
69. Nhảy cóc
70. Đi tàu hỏa
71. Đi câu ếch
72. Cắp cua
73. Lùa vịt
74. Ném vòng
75. Lựa đậu
76. Dẫn nước
77. Tùm nụm, tùm nịu
78. Trốn tìm
79. Nhảy lò cò
80. Khiêng kiệu
81. Thảy đá
82. Tạt lon
83. Thả diều
84. De – ùm
85. Tán ua
86. Trồng nụ trồng hoa
87. Kéo mo cau
88. Lộn cầu vồng
89. Thiên đàng hỏa ngục
90. Đếm sao
91. Bầu cua cá cọp
92. Chim bay cò bay
93. Thả đỉa ba ba
94. Chọi dế
95. Cáo và thỏ
96. Bà Ba buồn bà Bảy
97. Múa hình tượng
98. Thổi tắt ngọn đèn
99. Tìm địa danh Việt Nam
100. Truyền tin
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức