Cách vẽ gia đình với nhiều chủ đề sum vầy, ấm áp

0

“Ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng. Ba ngọn nến lung linh, thắp sáng một gia đình…”. Gia đình được ví như suối nguồn tràn đầy tình yêu thương nuôi dưỡng chúng ta thành người. Thời gian trôi đi ai cũng tất bật với cuộc sống mới. Học cách vẽ gia đình vừa giúp bé lưu giữ ký ức tuổi thơ, vừa để cho người lớn hồi tưởng lại những kỷ niệm đẹp.

cách vẽ gia đình 1

Dụng cụ cần thiết chuẩn bị

Trước khi bắt tay vào học cách vẽ gia đình, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ. Như vậy khi thực hiện sẽ thuận lợi, không tốn thời gian vừa vẽ vừa tìm dụng cụ. Các vật dụng cần thiết như sau:

– Giấy vẽ: Tùy theo mục đích bức tranh muốn treo tường, treo góc học tập, phòng ngủ, đóng khung,… mà chọn loại giấy phù hợp. Nếu bạn chọn giấy trơn thì nên dùng màu sáp, màu dạ. còn giấy nhám mặt thì cần màu nước.

– Bút chì: Chọn loại bút chì 2B, tránh dùng chì có nhiều dầu dễ bị bết.

– Tẩy (gôm): Xóa đi những chi tiết dư thừa. Nhưng bạn cũng nên hạn chế tẩy xóa để tránh bị rách giấy.

– Màu: Dựa vào sở thích, khả năng tô màu cũng như chất liệu giấy, bạn chọn màu nước, màu sáp hay màu chì cho phù hợp.

cách vẽ gia đình 2

Cách vẽ gia đình đơn giản với 3 bước

Bước 1: Tìm ý tưởng và phác họa

  • Đầu tiên, bạn cần xác định được chủ đề gia đình muốn vẽ là gì. Ví dụ như tranh chân dung các thành viên trong gia đình, tranh đi dã ngoại, tranh ăn cơm, tranh cả gia đình ngày Tết,…
  • Sau khi đã xác định được bạn muốn vẽ gì thì tiến hành phác họa từng chi tiết ra giấy. Nhớ phân chia bố cục cho hợp lý.

Bước 2: Thêm chi tiết

  • Tiếp đến, từ các chi tiết phác thảo, bạn vẽ cẩn thận, tỉ mỉ hơn giúp xác định cụ thể hình ảnh của các thành viên trong gia đình.
  • Vẽ những chi tiết phụ như không gian trong nhà hay ngoài trời, khung cảnh xung quanh,…

Bước 3: Hoàn thiện 

  • Bạn hoàn thiện từng chi tiết cho bức tranh, xóa đi những phần không cần thiết
  • Cuối cùng là tô màu bức tranh theo sở thích. Nếu thích thì hãy đóng khung và treo nó ở trong nhà nhé.

cách vẽ gia đình 3

Một số lưu ý khi vẽ tranh gia đình

Dù là vẽ tranh gia đình hay bất cứ chủ đề nào khác, bạn cần có một ý tưởng rõ ràng. Tranh gia đình thì cần sự chân thực, gần gũi với nhau hơn. Ngoài ra, để sở hữu bức tranh đẹp như ý, bạn lưu ý vài điều dưới đây.

– Vẽ phác hoạ, bố cục 

Bố cục được coi là “xương sống” quan trọng nhất cho toàn thể bức tranh. Bạn cần hình dung được có bao nhiêu nhân vật trong tác phẩm. Các nhân vật đó đang làm gì. Không gian ở đâu,… Hãy phân chia vị trí các nhân vật cho thật hợp lý.

– Chọn kích thước, tỷ lệ thành viên phù hợp 

Tiếp đến, bạn cần lưu ý kích thước cũng như tỷ lệ các thành viên trong gia đình một cách cân đối. Bên cạnh đó thì biểu cảm cũng như hoạt động của mỗi người rất quan trọng. Vì là tranh gia đình nên cố gắng tạo sự gắn kết nhất giữa các thành viên. Như vậy tác phẩm sẽ càng có ý nghĩa.

– Gợi ý chi tiết khung cảnh xung quanh 

Khung cảnh xung quanh chính là phần nền sinh động nhất làm nổi bật hình ảnh của các thành viên. Ví dụ nếu gia đình ăn cơm thì xung quanh là tủ bếp, sàn gạch, lọ hoa,…

Nếu cảnh gia đình gói bánh chưng thì bao quanh có đào, mai, nồi bánh,… thể hiện không khí rộn ràng. Bạn dựa vào từng chủ đề, tình huống mà vẽ chi tiết xung quanh sao cho hợp lý, gần gũi, thân mật nhất.

– Tô màu 

Tô màu là bước cuối cùng để hoàn thiện cách vẽ gia đình. Như đã chia sẻ ở trên, tùy vào sở thích cũng như chất liệu giấy, bạn có thể chọn tô màu nước, màu sáp,… Lưu ý khi tô cố gắng làm nổi bật tất cả, chi tiết phụ sẽ tô nhạt màu hơn chi tiết chính. Màu sắc cần phối với nhau hài hòa, đừng khiến mọi thứ trở nên rối mắt.

cách vẽ gia đình 4

Cách vẽ gia đình đầm ấm, hạnh phúc

– Vẽ tranh chân dung gia đình 

Chân dung gia đình là chủ đề dễ vẽ nhất được nhiều người lựa chọn. Bạn chỉ cần phác họa khuôn mặt của từng thành viên trong gia đình. Hãy tìm những điểm nổi bật, đặc trưng của mỗi thành viên và mô phỏng chúng.

cách vẽ gia đình 5

cách vẽ gia đình 6 cách vẽ gia đình 7 cách vẽ gia đình 8

– Vẽ tranh gia đình trong dịp Tết Nguyên Đán 

Ngày Tết cũng là dịp mọi người quây quần với nhau sau một năm bận rộn. Bạn có thể vẽ tranh với bối cảnh cả gia đình xúm vào gói bánh chưng, ông bà lì xì con cháu,… Với mỗi nội dung thể hiện, bạn vẽ đường nét sao cho chân thực, màu sắc vui tươi và nhớ là tạo điểm nhấn ấn tượng.

cách vẽ gia đình 9

cách vẽ gia đình 10 cách vẽ gia đình 11 cách vẽ gia đình 12 cách vẽ gia đình 13 cách vẽ gia đình 14

– Vẽ tranh gia đình đang ăn cơm

Chủ đề cả gia đình quây quần bên mâm cơm cũng rất thú vị. Đây là quãng thời gian hiếm hoi để mọi người vừa ăn cơm, vừa trò chuyện và gắn kết với nhau hơn.

cách vẽ gia đình 15

cách vẽ gia đình 16 cách vẽ gia đình 17

Một số cách vẽ gia đình khác

cách vẽ gia đình 18

cách vẽ gia đình 19 cách vẽ gia đình 20 cách vẽ gia đình 21

Gia đình luôn là đề tài hấp dẫn, gần gũi, ấm áp được nhiều người yêu thích. Vẽ gia đình là một cách tuyệt vời để thể hiện tình yêu và sự gắn bó của bạn với những người thân yêu. Hãy sáng tạo và tận hưởng quá trình này! Hi vọng với những gợi ý ở trên, bạn sẽ có được tác phẩm ưng ý nhé.

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.