Khảo sát thực địa (Field survey) là gì?

0

Khảo sát thực địa (field survey) là những thiết kế phi thực nghiệm, không kiểm soát hay tác động các biến độc lập mà đánh giá các biến này và kiểm tra kết quả bằng cách sử dụng các phương pháp thống kê. Khảo sát thực địa giúp nắm bắt được bức tranh tổng thể của thực tế, các quan điểm, tình huống từ một mẫu ngẫu nhiên của các đối tượng trong các môi trường nghiên cứu thông qua một bảng câu hỏi khảo sát hoặc ít thường xuyên hơn, thông qua một cuộc phỏng vấn cấu trúc (structured interview).

Trong các cuộc khảo sát thực địa ngang (cross-sectional field survey), các biến độc lập và biến phụ thuộc được đánh giá tại cùng một điểm (ví dụ, bằng cách sử dụng một bảng câu hỏi duy nhất), trong khi đó đối với khảo sát thực địa dọc (còn gọi là khảo sát thực địa dài hơi – longitudinal field survey), các biến phụ thuộc được đánh giá sau các biến độc lập. Thế mạnh của khảo sát thực địa là giá trị phổ quát của chúng (bởi vì dữ liệu được thu thập trong thực tế), có khả năng nắm bắt và kiểm soát một số lượng lớn các biến và khả năng nghiên cứu một vấn đề từ nhiều bối cảnh hoặc sử dụng các nhiều lý thuyết khác nhau. Tuy nhiên, do tính đa dạng, phức tạp của môi trường thực địa, giá trị nhân quả (mối quan hệ nhân – quả) rất khó được suy ra và các cuộc khảo sát có thể gặp phải những thành kiến của đối tượng khảo sát (ví dụ như đối tượng có thể cung cấp những câu trả lời theo xu thế xã hội mà không phải là phản ứng thật sự của họ). Điều này làm giảm giá trị nhân quả.

Tìm hiểu thêm:

  • Nghiên cứu thực nghiệm (Experimental study)
  • Khảo sát thực địa (Field survey)
  • Phân tích dữ liệu thứ cấp (Secondary data analysis)
  • Nghiên cứu trường hợp (Case study)
  • Thảo luận nhóm nhỏ (Focus group research)
  • Nghiên cứu hành động (Action research)
  • Nghiên cứu dân tộc học (Ethnography)

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.