CUDA Core là gì? Vai trò của CUDA trong GPU đồ họa NVIDIA
Có không ít bạn đã bắt gặp cụm từ “CUDA” khi tìm hiểu các kiến thức liên quan đến card màn hình rời máy tính. Đây là thành phần gì và đóng vai trò như thế nào đối với card VGA. Bài viết này sẽ cùng bạn đi tìm hiểu những vấn đề cơ bản nhất về “CUDA core là gì”, tại sao hiệu năng card màn hình rời lại được đánh giá qua số lượng nhân CUDA core.
Tìm hiểu CUDA Core là gì?
Nội Dung
Nhân CUDA là gì?
CUDA là từ viết tắt của Compute Unified Device Architecture – Kiến trúc hợp nhất tính toán của các thiết bị điện tử được phát triển độc quyền bởi hãng công nghệ NVIDIA. Còn về CUDA core hay nhân CUDA thì chúng ta có thể hiểu đây là một nhân xử lý trong GPU của card đồ họa – đơn vị chịu trách nhiệm tính toán các thông tin, dữ liệu đồ họa cần được kết xuất. Nhân CUDA tích hợp trong GPU của card đồ họa rời, càng nhiều nhân CUDA thì khả năng tính toán đồng thời nhiều thông tin càng nhanh và chính xác.
Cấu trúc sắp xếp CUDA Core trên GPU
– Nhân CUDA trong GPU được xem như lõi của GPU, nhưng có cấu trúc – cách thức tính toán đơn giản hơn.
Xem thêm : Trường Mầm Non trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt
– Số lượng nhân CUDA được tích hợp lên đến con số hàng nghìn.
– Nhân CUDA NVIDIA được thiết kế tối ưu cho nhiều phần mềm – ứng dụng máy tính.
– Nhân CUDA cho card đồ họa rời khả năng tính toán khối lượng dữ liệu lớn trong cùng một thời điểm nhanh.
CUDA Core đóng vai trò quan trọng trong quá trình tính toán, xử lý thông tin nhận được của GPU. Chúng là một trong những thành phần quyết định đến chất lượng hình ảnh hiển thị khi người dùng chơi game; file đồ họa được render sau khi thiết kế có độ tỉ mỉ, chính xác ra sao; hay thậm chí là thời gian nghiên cứu một chủ đề khoa học nhanh hay chậm. Nhân CUDA vừa qua đã và đang đóng góp rất nhiều trong công cuộc nghiên cứu Vacxin chống virus Corona.
Đánh giá nhân CUDA NVIDIA và Stream Processor AMD
Chức năng của nhân xử lý NVIDIA và AMD tương đối giống nhau
Về cơ bản thì nhân CUDA của NVIDIA hay Stream Processor đến từ AMD đều có nhiệm vụ như nhau, chúng đều chịu trách nhiệm xử lý khối lượng thông tin lớn cho GPU. Tuy nhiên công nghệ thiết kế, sản xuất ra chúng có sự khác biệt riêng và được độc quyền bởi 2 ông lớn công nghệ này.
Xem thêm : NodeJs Với Express FrameWork
– CUDA NVIDIA ra đời sớm hơn, tương thích với nhiều ứng dụng – phần mềm máy tính hơn.
– Stream Processor đang dần được AMD cải tiến để tối ưu nhất cho phần mềm lẫn phần cứng máy tính.
– Hiện nay nhân Stream Processor hay CUDA đều có lợi thế riêng tùy thuộc vào nhu cầu khác nhau của người dùng.
Số nhân CUDA core tích hợp trên GPU qua từng thế hệ
Mỗi thế hệ card đồ họa mới của NVIDIA, chúng ta đều nhận thấy được rằng GPU của chúng có sự tăng lên về nhiều mặt. Và CUDA Core là 1 trong những sự thay đổi rõ rệt nhất – một trong những yếu tố để đánh giá sức mạnh GPU tích hợp trên card màn hình rời. Cụ thể như thế nào thì bạn có thể tham khảo dưới đây.
GPU CUDA cores Bộ nhớ VRAM Tần số xử lý xung nhịp GeForce RTX 3090 10496 24GB 1400 – 1700MHz GeForce RTX 3080 8704 10GB 1440 – 1710MHz GeForce RTX 3070 5888 8GB 1500 – 1730MHz GeForce RTX 2080Ti 4352 11GB 1350 – 1545MHz GeForce RTX 2080 Super 3072 8GB 1650 – 1815MHz GeForce RTX 2080 2944 8GB 1515 – 1710MHz GeForce RTX 2070 Super 2560 8GB 1605 – 1770MHz GeForce RTX 2070 2304 8GB 1620 – 1725MHz GeForce RTX 2060 Super 2176 8GB 1470 – 1650MHz GeForce RTX 2060 1920 6GB 1365 – 1680MHz GeForce GTX 1660Ti 1536 6GB 1500 – 1770MHz GeForce GTX 1660 Super 1408 6GB 1530 – 1785MHz GeForce GTX 1660 1408 6GB 1530 – 1785MHz GeForce GTX 1650 Super 1280 4GB 1530 – 1725MHz GeForce GTX 1650 896 4GB 1485 – 1665MHz GeForce GTX TITAN Z 5760 12GB 705 – 876MHz NVIDIA TITAN Xp 3840 12GB 1582MHz GeForce GTX 1080 Ti 3584 11GB 1582MHz GeForce GTX TITAN X 3072 12GB 1000 – 1075MHz GeForce GTX 690 3072 4GB 915 – 1019MHz GeForce GTX TITAN Black 2880 6GB 889 – 980MHz GeForce GTX 780 Ti 2880 3GB 875 – 928MHz GeForce GTX 980 Ti 2816 6GB 1000 – 1075MHz GeForce GTX TITAN 2688 6GB 837 – 876MHz GeForce GTX 1080 2560 8GB 1607 – 1733MHz GeForce GTX 780 2304 3GB 863 – 900MHz GeForce GTX 980 2048 4GB 1126 – 1216MHz GeForce GTX 1070 1920 8GB 1506 – 1683MHz GeForce GTX 970 1664 4GB 1050 – 1178MHz GeForce GTX 770 1536 2GB 1046 – 1085MHz GeForce GTX 680 1536 2GB 1006 – 1058MHz GeForce GTX 760 Ti (OEM) 1344 2GB 960MHz GeForce GTX 670 1344 2GB 915 – 980MHz GeForce GTX 660 Ti 1344 2GB 915 – 980MHz GeForce GTX 1060 (6GB) 1280 6GB 1506 – 1708MHz GeForce GTX 960 (OEM) 1280 3GB 924 – 980MHz GeForce GTX 760 192-bit(OEM) 1152 1.5GB – 3GB 980 – 1033MHz GeForce GTX 760 1152 2GB 980 – 1033MHz GeForce GTX 1060 (3GB) 1152 3GB 1506 – 1708MHz GeForce GTX 660 (OEM) 1152 1.5GB – 3GB 823 – 888MHz GeForce GTX 960 1024 2GB 1127 – 1178MHz GeForce GTX 950 (OEM) 1024 2GB 935 – 980MHz GeForce GTX 590 1024 3GB 630MHz GeForce GTX 660 960 2GB 980 – 1033MHz GeForce GTX 1050 Ti 768 4GB 1290 – 1392MHz GeForce GTX 950 768 2GB 1024 – 1188MHz GeForce GTX 650 Ti BOOST 768 2GB 980 – 1033MHz GeForce GTX 650 Ti 768 1GB 928MHz GeForce GTX 1050 640 2GB 1354 – 1455MHz GeForce GTX 750 Ti 640 2GB 1020 – 1075MHz GeForce GTX 645 (OEM) 576 1GB 823MHz GeForce GTX 750 512 1GB 1020 – 1085MHz
Bảng thống kê số nhân CUDA – VRAM – tốc độ xử lý xung nhịp GPU NVIDIA
→ Xem thêm các mẫu card màn hình rời HOT tại đây
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về CUDA, CUDA Core để bạn đọc tham khảo. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn để trả lời cho câu hỏi “CUDA Core là gì“. Chúng ta có thể thấy được nhân CUDA đóng 1 vai trò không thể thiếu, quyết định trực tiếp đến hiệu năng của GPU cũng như card đồ họa rời bên cạnh các yếu tố khác như VRAM hay công nghệ phần mềm tích hợp. Nếu bạn đang có nhu cầu mua card màn hình rời để build cho PC của mình, liên hệ ngay hotline 1800 6321 để được tư vấn chi tiết nhất.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp