CTR là gì? CTR bao nhiêu là tốt? Cách tăng CTR hiệu quả

0

CTR (Click through rate) là chỉ số đặc biệt quan trọng với những người làm quảng cáo, marketing. Việc tăng tỷ lệ CTR tự nhiên cũng là yếu tố quan trọng giúp google đánh giá cao website của bạn cũng như đẩy mạnh được doanh số bán hàng.

CTR là gì?
CTR là gì?

CTR là gì? Click through rate là gì?

CTR (Click through rate) có nghĩa là những người thấy quảng cáo của bạn và nhấp chuột vào quảng cáo đó. Tỷ lệ nhấp chuột CTR được sử dụng nhằm mục đích đánh giá hiệu suất của từ khóa và quảng cáo của bạn trên một website nào đó. Thông qua tỷ lệ CTR có thể đo lường sự thành công của một chiến dịch quảng cáo trực tuyến.

Ví dụ: Nếu một banner quảng cáo được hiển thị 100 lần sau đó mới có một người nhấp chuột vào quảng cáo như vậy kết quả CTR là 1%. Nếu có 10 người nhấp thì tỷ lệ đó là 10%.

Công thức tính CTR được sử dụng như sau: Số lần nhấp quảng cáo được chia theo số lần quảng cáo hiển thị: nhấp chuột ÷ lần hiển thị = CTR. Thông thường, với mỗi mẫu quảng cáo và từ khóa có tỉ lệ CTR của riêng chúng. Thường các chỉ số CTR cao cho thấy rằng người dùng đang nhận thấy quảng cáo của bạn có tính hữu ích và có tính liên quan đến với nhu cầu người dùng. CTR cũng góp phần quan trọng trong việc đánh giá chiến dịch quảng cáo và xem từ khóa nào thành công, từ khóa nào cần phải cải thiện trong lần tiếp theo.

Công thức tính CTR
Công thức tính CTR

Nâng cao CTR với dịch vụ SEO HapoDigital, tăng doanh thu đột phá, tối ưu chuyển đổi.

Một số lưu ý cần biết về chỉ số CTR

CTR chính là chỉ số chính

CTR cao được đã được các nhà nghiên cứu chứng minh rằng có tương quan với tỷ lệ chuyển đổi cao hơn. Điều này có thể liên quan đến thực tế nếu mọi người nhấp vào quảng cáo của bạn có nghĩa rằng chúng có đủ hấp dẫn. Thêm vào đó, người nhấp vào càng nhiều thì tỷ lệ tương tác càng cao, điểm CTR cũng được cải thiện, giá mỗi click cũng thấp hơn đồng thời tỷ lệ hiển thị cũng tăng theo.

CTR có thể kết hợp cùng các KPI khác

CTR chính là thước đo số người nhấp vào quảng cáo của bạn tuy nhiên nó không trực tiếp phản ánh tỷ lệ chuyển đổi trang đích như số người gọi điện thoại đến nhân viên kinh doanh của bạn. Chính vì vậy, CTR có thể cho bạn biết mức độ hấp dẫn quảng cáo là bao nhiêu lần nhấp chuột, nếu bạn đang cần vào mục tiêu chuyển đổi chứ không phải người xem thì CTR có lẽ không thể cung cấp được nhiều thông tin. Ví dụ: nếu bạn thấy quảng cáo đang có CTR rất cao nhưng tỷ lệ chuyển đổi thấp có thể cho thấy bạn đang tiếp cận quá rộng vì vậy nên có những sự thay đổi.

CTR và mối quan hệ chặt chẽ với SEO

Đối với những người làm SEO thì chỉ số CTR cũng đóng vai trò rất quan trọng bởi tỷ lệ click chuột được xem là chỉ số đánh giá xếp hạng website uy tín. Chỉ số CTR càng cao thì điều đó minh chứng rằng website của bạn càng uy tín và có sự thu hút đến người xem. Google cũng ưu ái những website có sự ủng hộ tích cực từ người dùng.

Tham khảo: Báo giá SEO trọn gói, báo giá chi tiết từng hạng mục.

Chỉ số CTR bao nhiêu là tốt?

Mỗi chiến dịch và mỗi keyword khác nhau đều có những chỉ số CTR khác nhau. CTR phụ thuộc rất nhiều yếu tố, đặc biệt trong đó là phụ thuộc vào vị trí hiển thị quảng cáo và site đặt.

Thông thường, đối với tìm kiếm trả tiền của AdWords, CTR 2% trở lên được coi là tốt. Tuy nhiên, đối với quảng cáo Facebook (ctr trong facebook ads), CTR tốt được đặt ra là 0,9%. Và nó cũng khác nhau phụ thuộc rất nhiều vào mặt hàng bạn đang phục vụ là cao cấp hay phổ thông. Chính vì vậy, bạn cần theo dõi chỉ số CTR trung bình của từng ngành để biết về đối thủ hiện ở mức bao nhiêu và cố gắng nâng chỉ số này lên trong chiến dịch quảng cáo tiếp theo.

Chỉ số CTR bao nhiêu là tốt?
Chỉ số CTR bao nhiêu là tốt?

Tham khảo:

  • 11 Tuyệt chiêu giúp tăng traffic cho website hiệu quả nhất

Cách tăng chỉ số CTR

Xác định content bài viết nào có CTR thấp nhất

Bạn có thể dựa trên dữ liệu phân tích từ Google Search Console có thể cung cấp cho bạn số liệu là các lần nhấp chuôt, Số lần hiển thị, CTR, Vị trí. Lưu ý rằng hãy tập trung vào từ khóa/trang có tỷ lệ CTR dưới 20%, bỏ qua những từ khóa/trang có tỷ lệ nhấp trên 20%.

Tăng cảm xúc của người đọc

Cảm xúc có liên quan rất nhiều đến lượt click, chính vì vậy muốn tăng CRT bạn cần phải sử dụng các tiêu đề tăng cảm xúc với người đọc. Hãy xem ví dụ dưới đây:

1 tiêu đề tập trung vào SEO sẽ có dạng như: “Ung thư vú giai đoạn cuối: 10 điều bạn cần biết”. Tuy nhiên, hãy xem điều gì xảy ra nếu chúng ta viết lại nó kèm cảm xúc (sợ hãi): “Chẩn đoán ung thư vú muộn, tỉ lệ sống chỉ còn 22% – Kiểm tra ngay hôm nay” có lẽ sẽ khiến người nhìn thấy tiêu đề muốn xem xét ngay lập tức

Không nên đặt tiêu đề quá tập trung vào từ khóa

Một bài viết chuẩn SEO vẫn được áp dụng rằng đẩy từ khóa lên đầu. Tuy nhiên việc làm này khiến tiêu đề rất nhạt nhẽo, khó làm người đọc click, chính vì vậy bạn cần mạnh dạn thay đổi cách đặt nặng tiêu đề kèm keyword.

Viết trên quan điểm cá nhân

Quan điểm cá nhân thường kích thích người đọc click và ở lại bài viết lâu hơn. Hãy thử đặt mình vào vị trí khác có mối quan hệ khách hàng thì bạn có thể sáng tạo nhiều hơn.

Dùng URL thân thiện với người dùng

Một nghiên cứu của microsoft đã chỉ ra rằng, những URL mô tả bao gồm những từ có liên quan đến nội dung của chủ đề, nhận được nhiều hơn 25% click so với những URL chung chung.

Dùng những từ ngữ nhấn mạnh vào phần mô tả của bạn

Dùng những từ như khổng lồ, bí mật, shock, tiết lộ, trong tiêu đề quảng cáo thường khiến người đọc tò mò trong việc click đọc bài viết hơn nhiều.

Sử dụng con số ở tiêu đề

Những con số ở tiêu đề luôn có ma lực mãnh liệt khiến người dùng muốn click. Nhiều chuyên giachỉ ra rằng những con số ở tiêu đề làm tăng 36% CTR.

Kết luận

Organic traffic chính là mục tiêu của toàn bộ kế hoạch digital marketing. Cách duy nhất để tăng traffic là tăng cường tối ưu từ các click từ Google và các hình thức marketing khác.

Bằng cách cải thiện tỉ lệ CTR, bạn sẽ tăng được traffic tìm kiếm tự nhiên và chuyển đổi.

Trước đây, bạn từng tối ưu hóa kết quả tìm kiếm, nâng cao thứ hạng seo cho các keyword đơn và các long-tail keyword. Thì bây giờ, “dữ liệu có cấu trúc” mới là chìa khóa giúp trang của bạn nằm trong top của SERP và nhận được những cú nhấp chuột.

Chúc bạn thành công!

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.