Lịch sử thời nhà Hồ (1400 – 1407)
Lịch sử triều Hồ (1400 – 1407).
Nội Dung
* Xã hội Đại Việt cuối thế kỷ XIV
Cuối thế kỷ XIV, nhà Trần suy yếu và rơi vào khủng hoảng: sản xuất bị đình trệ, đói kém mất mùa xảy ra liên miên, hiện tượng nông dân bỏ làng đi phiêu tán xảy ra phổ biến. Khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi. Điều này thể hiện sự bất lực của nhà nước quân chủ quý tộc Trần.
Bạn đang xem: Lịch sử thời nhà Hồ (1400 – 1407)
Mặt khác, khủng hoảng còn biểu hiện ở chỗ, nhà nước bất lực trước các cuộc chiến tranh xâm lược của nước ngoài. Cụ thể là Chiêm Thành 3 lần tấn công kinh thành Thăng Long và nhà Minh chuẩn bị xâm lược nước ta.
Bên cạnh đó, từ giữa thế kỷ XIV, tư tưởng cải cách đã xuất hiện trong một số quan liêu, nho sĩ mà tiêu biểu là: Lê Quát, Pham Sư Mạnh, Hồ Quý Ly… Xu hướng lúc bấy giờ là thay đổi mô hình nhà nước quân chủ quý tộc, xóa bỏ kinh tế điền trang, giải phóng sức lao động của nông nô. Cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng bảo thủ và cải cách diễn ra gay gắt, quyết liệt trong suốt 30 năm (1370 – 1400).
Xem thêm : Soi kèo Man United và Man City trận chung kết FA Cup (21h, ngày 25/5)
Như vậy, vào cuối thế kỷ XIV, đứng trước cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội, nhà Trần tỏ ra bất lực, không đủ khả năng giải quyết. Yêu cầu đặt ra lúc bấy giờ là: phải có một nhà nước trung ương tập quyền vững mạnh, đủ khả năng lãnh đạo đất nước tiến hành cải cách và đánh thắng ngoại xâm.
* Nhà Hồ thành lập:
Năm 1400, nhân lúc nhà Trần suy yếu, Hồ Quý Ly đã bức vua Trần phải nhường ngôi, tự lập làm vua, đặt niên hiệu là Thánh Nguyên, quốc hiệu là Đại Ngu, thành lập triều đại nhà Hồ (1400 – 1407). Trong quá trình xây dựng một tập đoàn phong kiến mới và tiến hành đoạt ngôi vua Trần, Hồ Quý Ly đã thực hiện nhiều cải cách trên các lĩnh vực:
– Hành chính và quân sự:
Về hành chính: xóa bỏ chế độ lấy người trong tôn thất nhà Trần nắm giữ các chức vụ quan trọng trong triều và thay thế bằng tầng lớp quan lại, nho sĩ có tư tưởng cải cách; đặt quy chế về hệ thống quan lại ở các địa phương; tổ chức thi cử để nhanh chóng đào tạo đội ngũ quan liêu mới cho nhà Hồ.
Về quân sự: xóa bỏ chế độ lấy người trong tôn thất làm các chức chỉ huy quân sự cao cấp, định lại binh chế, chỉnh đốn quân đội, tăng cường kỷ luật, thải các tướng lĩnh bất tài, sức yếu thay bằng lực lượng trẻ có tài, am hiểu võ nghệ. Quân đội được biên chế thành các quân, đô, vệ. Đứng đầu có Đại tướng quân, Đô tướng. Thậm chí, Hồ Quý Ly còn cho tiến hành làm sổ hộ tịch để kiểm kê dân số toàn quốc, chống ẩn lậu nhân đinh và tăng cường quân số nhằm xây dựng đạo quân 1 triệu người.
Bên cạnh đó, hồ Quý Ly còn chủ trương cải tiến vũ khí, trang bị bằng nhiều biện pháp như: mở các xưởng rèn đúc vũ khí, đóng thuyền; tuyển các thợ giỏi và xây dựng hệ thống phòng thủ quốc gia (Tây Đô, Đa Bang)…
– Kinh tế – tài chính:
Xem thêm : Hệ thống kỹ năng học tập
Về kinh tế: Năm 1397, Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn điền, quy định cụ thể số lượng ruộng đất được phép sử dụng: “Trừ Đại vương và Trưởng công chúa là vô hạn, còn lại tất cả mỗi người không quá 10 mẫu. Người nào có nhiều ruộng được phép đem chuộc tội, nếu không phải nộp cho nhà nước”*. Năm 1401, nhà Hồ ban hành chính sách hạn nô, quy định số lượng nô tỳ được phép nuôi trong nhà, số thừa ra phải sung công. Nhà nước trả cho chủ một gia nô là 5 quan. Năm 1402, nhà Hồ ban hành chính sách thuế khóa mới, định lại biểu thuế đinh, thuế điền. (* Lịch sử Việt Nam (từ nguồn gốc đến ngày nay), Sđd, tr 93.)
Về tài chính: Năm 1396, Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy, gọi là “Thông bảo hội sao”. Tất cả mọi người đều phải đem tiền đồng nộp vào kho nhà nước để đổi lấy tiền giấy. Người nào phạm tội làm tiền giả thì bị xử tử hình.
– Văn hóa giáo dục:
Năm 1395, Hồ Quý Ly định lại phép thi cử, quy định nội dung và hình thức cho mỗi kỳ thi. Năm 1397, ông chủ trương mở trường học ở các châu, lộ, phủ giao cho các quan giáo thụ trông coi, cấp học điền cho các địa phương để chi cho giáo dục. Đối với Phật giáo, năm 1396, Hồ Quý Ly bắt tất cả các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục, số còn lại phải sát hạch, ai thông hiểu đạo Phật mới được làm sư.
Nhìn vào các biện pháp và chính sách của Hồ Quý Ly có thể thấy, đây là một cuộc cải cách toàn diện, nhằm thực hiện 2 mục tiêu: tăng cường chế độ quân chủ tập quyền và giải quyết mâu thuẫn xã hội. Xét về định hướng, mục tiêu và kết quả, cải cách đã loại bỏ được tầng lớp quý tộc Trần ra khỏi bộ máy nhà nước và được thay thế bằng đội ngũ quan liêu nho sĩ mới, xóa bỏ kinh tế điền trang thái ấp đã trở nên lạc hậu và đưa chế độ quân chủ quý tộc chuyển dần sang chế độ quân chủ quan liêu. Do vậy, trong điều kiện của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, cải cách diễn ra là đúng hướng và phù hợp. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, cải cách của Hồ Quý Ly vẫn còn một số hạn chế như: sự thiếu triệt để trong việc thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô; chính sách phát hành tiền giấy không có hiệu quả… Những hạn chế đó đã tác động xấu đến khả năng thu phục nhân tâm và đoàn kết toàn dân để chống giặc ngoại xâm. Bởi vậy, nhà Hồ đã thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, kéo theo sự sụp đổ của vương triều Hồ và cải cách dang dở.
(Nguồn tham khảo: Trần Văn Thức, Giáo trình tiến trình lịch sử Việt Nam)
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức