Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 – 1077)
Khi mới dựng cơ nghiệp, nhà Tống đã chú ý ngay đến vùng biên giới phía Nam và xúc tiến xây dựng vùng này thành căn cứ để xâm lược nước ta. Không những thế, nhà Tống còn lôi kéo các tù trưởng vùng biên giới và cả Chăm Pa, Chiêm Thành chống phá ta.
Xem thêm : Chủ nghĩa vị chủng văn hóa và thuyết tương đối văn hóa
Năm 1068, sau khi lên nắm quyền, để vượt qua những khó khăn trong nước, Tống Thần Tông đã quyết định chuẩn bị xâm lược Đại Việt. Vua Tống tăng cường lực lượng quân sự ở biên giới, tổ chức xây dựng các căn cứ xuất phát, chọn những tướng hiếu chiến và am hiểu tình hình Đại Việt làm tướng chỉ huy đạo quân xâm lược, cắt đứt quan hệ ngoại giao với ta.
Trước tình hình đó, nhà Lý đã chủ động đối phó với âm mưu xâm lược của nhà Tống bằng biện pháp: “Ngồi im đợi giặc không bằng đem quân ra đánh trước chặn thế mạnh của giặc” (tức Tiên phát chế nhân). Đó là biện pháp phòng ngự tích cực nhất do Lý Thường Kiệt đề xuất và được nhà Lý tán thành. Nhà Lý huy động một lực lượng lớn khoảng 10 vạn quân, gồm: quân chủ lực của triều đình và dân đinh các bộ tộc miền núi, do Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy.
Tháng 10/1075, cánh quân đầu tiên của Lý Thường Kiệt đã bao vây thành Cổ Vạn. Tiếp đó, các cánh quân do các Tù trưởng miền núi chỉ huy cùng đánh phá các trại Vĩnh Bình, Thái Bình, Hoành Sơn… Đại quân do Lý Thường Kiệt chỉ huy tiếp tục tấn công tiêu diệt các cứ điểm Khâm Châu, Liêm Châu, Ung Châu. Đầu năm 1076, khi đã đạt được mục tiêu chiến lược đặt ra, Lý Thường Kiệt ra lệnh cho toàn bộ quân sĩ rút về nước.
Xem thêm : Tài khoản Steam miễn phí, Acc Steam Vip Free 2023
Sau khi rút quân về, Lý Thường Kiệt hạ lệnh cho các địa phương chuẩn bị chống xâm lược, mai phục đường biên giới, cản bước tiến quân của địch. Đặc biệt, ông cho xây dựng phòng tuyến trên bờ Nam sông Như Nguyệt (S. Cầu) dài 100 km và trực tiếp chỉ huy bảo vệ phòng tuyến.
Tháng 1/1076, hàng vạn quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy ồ ạt tiến vào Đại Việt, hội quân ở phía Bắc sông cầu nhưng không vượt qua được phòng tuyến Như Nguyệt để tiến vào Thăng Long. Quân tiếp ứng của Hòa Mâu bị đánh tan, không hỗ trợ được cho Quách Quỳ. Cuối mùa xuân năm 1077, Lý Thường kiệt mở cuộc tấn công, đánh thẳng vào doanh trại của quân giặc. Quân tống thua to, bị chết quá nửa. Để giữ thể diện cho vua Tống, Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp chính trị mềm dẻo, đề nghị giảng hòa. Quách Quỳ chấp nhận ngay, quân Tống vội vã rút về nước. Cuộc kháng chiến chống Tống kết thúc thắng lợi, nền độc lập dân tộc được giữ vững.
(Nguồn tham khảo: Trần Văn Thức, Giáo trình tiến trình lịch sử Việt Nam)
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức