Ý thức thẩm mỹ là gì?

0

Ý thức thẩm mỹ và vấn đề định hướng thị hiếu nghệ thuật trong quá trình xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc?

Khái niệm: Ý thức thẩm mỹ là một hình thái của ý thức xã hội. Ý thức thẩm mỹ được hình thành và phát triển trong toàn bộ quá trình hoạt động thực tiễn xã hội nói chung và trong hoạt động thẩm mỹ nói riêng. Cũng giống như các hình thái ý thức xã hội khác, ý thức thẩm mỹ là sự phản ánh và bị quy định bởi tồn tại xã hội; nhưng nó khác với các hình thái ý thức xã hội khác là sự phản ánh đặc thù thế giới hiện thực. Đó là sự phản ánh thực tại một cách toàn vẹn bằng hình tượng cảm tính, cụ thể, nhất là sự phản ánh bằng hình tượng nghệ thuật.

Hình tượng nghệ thuật là một dạng thức phản ánh khác về chất với các thức phản ánh khác của hoạt động nhận thức, – đó là sự phản ánh tình cảm – lý trí với cách thể hiện vừa cảm tính lại vừa cụ thể, vừa nói được nội dung tư tưởng xã hội mà nó phản ánh. Mỗi hình thái ý thức xã hội đều có một đối tượng phản ánh nhất định. Chẳng hạn, ở triết học, đó là mối quan hệ giữa tồn tại và ý thức; ở đạo đức, là mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, v.v… Còn ở nghệ thuật, đối tượng đó vừa là quan hệ của con người với hiện thực, vừa là chính bản thân con người và xã hội. Chính các đặc trưng này đã làm cho nghệ thuật có khả năng đặc biệt trong việc thể hiện đời sống tinh thần của con người, các khả năng mà không một loại hình phản ánh nào khác có thể đảm đương được.

Trong xã hội có giai cấp, tư tưởng thống trị là tư tưởng của giai cấp đại diện cho quan hệ sản xuất thống trị, và đồng thời với nó là sự tồn tại của nghệ thuật thống trị. Bên cạnh nền nghệ thuật thống trị, những giai cấp bị trị cũng xây dựng nền nghệ thuật của mình, phản ánh những điều kiện sống, những quyền lợi, nguyện vọng và lý tưởng của giai cấp mình.

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, việc xây dựng con người mới Việt Nam thấm nhuần lý tưởng thẩm mỹ Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh luôn gắn bó mật thiết với xây dựng thị hiếu nghệ thuật tốt đẹp xứng đáng với giai cấp công nhân, với thời đại, đáp ứng các nhu cầu thẩm mỹ ngày càng tăng của công chúng. Đảng ta, trong nhiều văn kiện, nhất là Nghị quyết Hội nghị lần thứ V (khóa VIII), đã hướng xây dựng một nền nghệ thuật xã hội chủ nghĩa trên cơ sở xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Định hướng thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh từ tác phẩm nghệ thuật chính là nội dung định hướng sức tác động đặc thù của hình tượng nghệ thuật mang giá trị sâu sắc, ý nghĩa nhân văn cao qúy, đáp ứng nhu cầu thưởng thức của công chúng. Có thể nói, định hướng văn hóa văn nghệ đúng đắn của Đảng, sự rèn luyện sâu sắc về thị hiếu thẩm mỹ đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng nền nghệ thuật mới – nghệ thuật xã hội chủ nghĩa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Hơn nữa, định hướng thị hiếu ấy không chỉ dừng lại ở phương châm hướng dẫn cho các chủ thể sáng tạo thẩm mỹ, mà nó còn tham gia tích cực vào hoạt động đánh giá, sáng tạo để đối tượng hóa các thị hiếu tốt đẹp khi thưởng thức và tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật của công chúng.

Từ góc độ mỹ học, triết học việc định hướng thị hiếu nghệ thuật có liên quan mật thiết với cả nhu cầu thưởng thức, đánh giá, biểu diễn và sáng tạo nghệ thuật và hoạt động tinh thần nói chung của con người. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa hiện nay, do sự phức tạp và đan xen của các loại thị hiếu nghệ thuật khác nhau, nhất là việc mở rộng giao lưu văn hóa, nghệ thuật với nưóc ngoài, mỹ học Mác – Lênin cần tăng cường giáo dục thị hiếu nghệ thuật khác nhau, giáo dục thị hiếu bằng những định hướng thiết thực gắn liền với quá trình xây dựng nền văn hóa tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.