Thiết chế gia đình (Family Institution)

0

Gia đình là một thiết chế xã hội căn bản nhất và ảnh hưởng đến tất cả mọi người trên thế giới. Các nhà khoa học xã hội đã nghiên cứu gia đình từ rất lâu. Tuy nhiên, vẫn chưa có một sự đồng ý chính xác cái gì cấu thành nên gia đình. Định nghĩa về gia đình có rất nhiều trong xã hội học và nhân chủng học. Sau khi khảo sát các dạng gia đình ở 250 nền văn hóa, George Murdock (1949) trong nghiên cứu của ông đã cố gắng phát triển một định nghĩa tổng quát. Ông cho rằng gia đình là “một nhóm xã hội có đặc điểm chung về nơi ở, hợp tác sản xuất, và tái sản xuất. Nó bao gồm những người lớn (nam và nữ) và có ít nhất 2 trong số họ có quan hệ giới tính được xã hội chấp nhận, và một hoặc nhiều trẻ em, sinh ra hoặc xin nuôi.”

Định nghĩa về gia đình của ông có nhiều chỉ trích bởi vì nó không áp dụng được cho tất cả các văn hóa. Ví dụ, người Nayar ở nam Ấn độ, gia đình không bao hàm những người lớn cùng sống và làm việc với nhau.

Theo Burgess, Locke, Thomas (1963) thể chế gia đình có những điểm chung sau, bất kể thời gian và không gian:

  • Gia đình bao gồm những người gắn kết với nhau thông qua hôn nhân, máu mủ, hoặc nghĩa dưỡng.
  • Thành viên của gia đình về cơ bản sống cùng nhau dưới một mái nhà và tạo nên một hộ, hoặc nếu họ sống riêng họ xem hộ đó như là nhà họ.
  • Gia đình bao gồm những người tương tác và giao tiếp với nhau theo vai trò xã hội của họ, như là vợ và chồng, mẹ và cha, con trai và con gái, anh chị em.
  • Gia đình duy trì một văn hóa. Nó được tạo thành từ văn hóa chung, nhưng mỗi gia đình có một số đặc điểm riêng biệt.

Nhớ rằng, các định nghĩa về gia đình rất khác nhau và vấn đề gia đình nên được định nghĩa như thế nào còn là một vấn đề chưa được giải quyết, chúng ta sẽ sử dụng định nghĩa tổng quát sau: gia đình là một nhóm người được thừa nhận về xã hội, tương đối ổn định, được gắn kết với nhau bằng huyết thống, hôn nhân, nghĩa dưỡng, và sống cùng nhau, hợp tác nhau về kinh tế.

Gia đình có nhiều chức năng quan trọng. Những chức năng này thay đổi theo thời gian và tuỳ thuộc vào từng xã hội. Sau đây là một số chức năng của gia đình tồn tại ở tất cả các xã hội và bất kể thời gian:

  • Chức năng đầu tiên và phổ quát nhất của gia đình là sinh sản-tái sản xuất ra giống nòi- và quy định hành vi, cách cư xử liên quan đến giới tính. Tái sản xuất ra giống nòi là một điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của một xã hội. Gia đình cũng cho phép, quy định về vấn đề giới tính. Tất cả các xã hội quy định hoạt động giới tính của các thành viên. Một số xã hội không chấp nhận tình dục không hôn nhân; một số khác thì cho phép.
  • Chức năng thứ hai của gia đình là nuôi dưỡng, dạy dỗ và bảo vệ con cái. Những nhu cầu của trẻ con phải được đáp ứng bởi gia đình. Hơn nữa, gia đình còn đảm nhận chức năng là người bảo vệ các thành viên, chống lại những nguy hiểm từ bên trong và bên ngoài bộ tộc, xã hội
  • Một trong những chức năng quan trọng nhất của gia đình là xã hội hóa. Gia đình là một thể chế duy nhất chịu trách nhiệm cho sự phát triển ban đầu của nhân cách cá nhân. Gia đình là nhóm đầu tiên làm cho đứa trẻ thấm nhuần giá trị, phong tục, tập quán, quan điểm và thực tiễn trong việc đánh giá hành vi của đứa trẻ. Một sự hiểu biết đầu tiên của cá nhân về thế giới tự nhiên và xã hội và sự hình thành đầu tiên của cái thích và cái không thích (the likes and the dislikes) được bắt nguồn từ mạng lưới các mối quan hệ gia đình.
  • Một chức năng chính nữa của gia đình là cung cấp phương tiện để quy định ban đầu về vị thế xã hội của cá nhân. Ví dụ, thông qua gia đình, cá nhân được gán về vị thế dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, và giai cấp. Thay đổi về vị thế dĩ nhiên xảy ra trong cuộc đời của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, hầu hết các vị thế ban đầu của cá nhân đạt được từ gia đình được giữ mãi trong cuộc đời của mỗi cá nhân.
  • Thêm vào những chức năng ở trên, gia đình còn cung cấp tình cảm, yêu thương, ủng hộ về tinh thần…quan trọng đối với hạnh phúc của con người. Khi là trẻ sơ sinh, trẻ con, người lớn, chúng ta cần tình cảm, sự ấm áp mà gia đình cung cấp, những yếu tố này không dễ dàng tìm được ngoài phạm vi gia đình.

Xem thêm: Gia đình là gì? Khái niệm, vị trí, chức năng

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.