Vải Canvas là gì?
Canvas (hay còn được gọi là vải bố) đang trở thành chất liệu khá quen thuộc đối với chúng ta. Hẳn bạn đã từng sử dụng những chiếc túi, rèm hay những đôi giày làm từ chất liệu này và cũng hơi bị…quen mặt với em nó rồi đúng không nào?
Nhưng liệu bạn có hiểu hết về lịch sử, đặc tính và công dụng của em ý?
Bạn đang xem: Vải Canvas là gì?
Nếu vẫn còn lấn cấn thì hãy cùng CANIFA dành ra chừng 5 phút để tìm hiểu những thông tin trong bài viết dưới đây nhé!
Bài liên quan:
- Denim là gì? Tất tần tật các thông tin về chất liệu denim
- Cotton là gì và kiến thức về vải cotton
Nội Dung
Vải Canvas là gì? Nguồn gốc của tên gọi Canvas.
Vải canvas là tên gọi chung chỉ những loại vải được dệt từ cây gai dầu, với đặc điểm riêng biệt là sợi vải được dệt ngang dưới dạng lưới, thô nhưng khá bền chắc, ít thấm nước, rất thích hợp làm túi đựng. Tên gọi Canvas cũng đã có từ rất lâu, bắt nguồn từ “canabis” trong tiếng Ả – rập, hiểu theo nghĩa la-tinh là cây gai dầu. Ở giai đoạn đầu, loại cây này là nguyên liệu chính để dệt vải Canvas.
Nhờ những đặc tính như bền, chắc, không thấm nước,… mà ngay từ khi ra đời, vải canvas đã được tận dụng để làm lều, bạt buồm, hay thậm chí là ‘giấy’ vẽ tranh của các họa sĩ.
Vải Canvas – Những điều mà bạn chưa biết
Có thể bạn chưa biết, cây gai dầu chính là nguồn cung cấp sợi sớm nhất trên thế giới. Người Trung Quốc đã tạo ra vải từ cây gai dầu vào khoảng năm 3000 TCN. Họ cũng đã sử dụng sợi gai dầu để tạo ra dây thừng.
Vào khoảng năm 1500 TCN, người Ấn Độ đã thêm bông vào dệt cùng sợi gai dầu. Vào thế kỷ VIII, Saracens và Moors đã mang bông từ Bắc Phi tới châu Âu. Từ đó, ở Barcelona và Venice, bông được cho thêm vào trong quá trình dệt vải để sản xuất buồm cho các con thuyền. Những cánh buồm bằng vải canvas pha bông được đưa vào sử dụng rộng rãi. Ngày nay, thay bằng bông, chất liệu tổng hợp được đưa vào để chế tạo ra các loại vải buồm.
Đến đầu thế kỷ 20, công ty J.Edmond & Sons của Mỹ đã sử dụng canvas vào sản xuất các loại băng truyền và một vài chi tiết ghép nối trong bánh xe nước.
Canvas và ứng dụng của nó hiện nay.
Xem thêm : Phần mềm ứng dụng là gì? Các loại phần mềm ứng dụng hiện nay
Do những đặc tính của mình (nhẹ, chống nước,…) mà vải bố không hay được dùng để may quần áo mà thường chỉ ứng dụng vào sản xuất giày, các loại túi, rèm cửa, các vật dụng công nghiệp và hàng hải.
Vải bố trong sản xuất các mặt hàng thời trang.
Như đã nói, vải bố bền, chắc song gần như không thấm nước nên không được sử dụng trong may mặc mà chỉ dùng để sản xuất các món đồ thời trang như túi xách, ba lô, giày,… Loại vải này thường có màu trắng ngà, màu gỗ hoặc các màu trung tính, đem lại nét cổ điển cho vật dụng.
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ nhuộm vải, chất liệu này đã được biến tấu đa dạng hơn về màu sắc, và đương nhiên, kết quả là người tiêu dùng sẽ có thêm nhiều vật dụng vừa bền vừa đẹp.
Hai món đồ may bằng vải bố được giới trẻ yêu thích nhất trong thời gian gần đây là túi xách và giày.
Vải bố còn được may thành những chiếc túi xách, ba lô, cặp đeo chéo,…và được giới trẻ rất ưa chuộng, đặc biệt là các chị em. Chỉ cần ra đường, bạn sẽ rất dễ dàng bắt gặp một cô nàng đang đeo cặp/ túi bằng vải bố. Trọng lượng nhẹ và độ bền đã giúp cho món đồ này qua mặt được các loại túi da, trở thành items không thể thiếu của bất cứ cô nàng nào.
Vải bố trong sản xuất các mặt hàng gia dụng.
Bên cạnh các mặt hàng thời trang, vải bố còn được sử dụng tương đối rộng rãi trong sản xuât các mặt hàng gia dụng như rèm cửa, khăn trải bàn, vỏ gối,…
Xem thêm : CAMERA IP LÀ GÌ? CÓ NHỮNG LOẠI CAMERA IP NÀO? SỬ DỤNG CÓ TỐT KHÔNG?
Vải bố thô, dày còn được may làm rèm cửa bởi có khả năng cản nắng và cản các tia độc hại tương đối tốt. Ngoài ra, rèm vải bố, đặc biệt là những chiếc rèm màu kem hoặc màu gỗ, còn đem lại vẻ đẹp mộc mạc, giản dị, mang đậm phong cách vintage cho không gian ngôi nhà của bạn.
Ngoài ra, vải bố còn có thể được may thành khăn trải bàn trong các quán cafe, trong bếp hay trong các bữa tiệc để mang lại sự ấm cúng cho bữa ăn. Màu sắc thường được dùng khi may khăn trải bàn là màu gỗ.
Chất liệu này còn len lỏi vào phòng ngủ của khá nhiều người. Bên cạnh vẻ mộc mạc, giản dị thì việc sử dụng vỏ gối bằng vải bố là một trong những cách biểu hiện cá tính, phong cách riêng của khá nhiều người.
Cách làm sạch các vật dụng bằng vải canvas.
Vừa rồi bạn đã có được đầy đủ những thông tin về nguồn gốc, công dụng của vải canvas, giờ thì chúng ta sẽ đến với một vấn đề quan trọng không kém: Làm thế nào để giặt những món đồ làm từ chất liệu này?
Trước tiên, hãy phân loại chúng, bởi có những món đồ bạn có thể tự giặt, có những món bắt buộc phải đi giặt ngoài (rèm cửa, bạt cỡ lớn,…).
Với những món đồ có kích thước vừa phải, bạn có thể tự giặt. Bạn có thể thực hiện theo các quy trình:
- Làm sạch các vết bẩn trên vải bằng một miếng bọt biển và nước sạch. Nhớ xoa bọt biển nhẹ nhàng và không động đến những vùng không bị bẩn.
- Ngâm vải bố với nước lạnh.
- Pha xà phòng giặt hơi loãng, khuấy tay cho xà phòng tan ra và cho vải bố vào ngâm tiếp trong 5 phút.
- Lấy ra khỏi chậu và giặt sạch dưới vòi nước lạnh.
- Không vắt mà phơi những món đồ đã giặt lên mặt phẳng cứng, để khô tự nhiên, không sử dụng bàn là hoặc máy sấy.
- Với những vết bẩn cứng đầu, bạn có thể dùng thuốc tẩy nhưng nhớ tránh xa những loại thuốc có chứa CLO bởi nó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sợi vải..
Với những món đồ không thể tự giặt, hãy mang ra các tiệm giặt là và yêu cầu họ giặt theo chế độ phù hợp với vải bố.
Lời Kết,
Trên đây là tất tần tật những thông tin cần biết về vải Canvas. Hi vọng với những chia sẻ trên, bạn có thể hiểu biết thêm về chất liệu này và có thể sử dụng chúng đúng cách.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp