Lợi ích của vi khuẩn đường ruột với cơ thể con người
Nội Dung
1. Đặc điểm của hệ vi khuẩn đường ruột
Ngay từ khi trẻ sinh ra, hệ vi khuẩn đường ruột đã bắt đầu hình thành dựa trên hệ vi sinh của người mẹ, môi trường cũng như hình thức trẻ sinh ra. Hai năm đầu tiên là hai năm phát triển quan trọng nhất của hệ vi sinh này tùy theo phương thức nuôi dưỡng trẻ. Sau đó, đường ruột của trẻ dần trở nên đa dạng và tiếp tục duy trì, phát triển sau đó.
Thực tế, hệ vi khuẩn đường ruột vô cùng đa dạng, khoa học hiện nay đã biết đến hơn 1.000 loài vi khuẩn khác nhau ở đây với hơn 3 triệu gen. Số lượng vi khuẩn trong quần thể này khoảng hàng chục nghìn tỷ, tương đương với khoảng 1,5 kg – một con số khiến nhiều người ngạc nhiên. Như vậy một hệ vi sinh đường ruột có tổng lượng sinh vật gấp nhiều lần so với dân số con người trên trái đất.
Bạn đang xem: Lợi ích của vi khuẩn đường ruột với cơ thể con người
Hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh khi có số lượng khoảng hơn 500 loài sinh vật cùng tồn tại với tỉ lệ cân bằng giữa vi khuẩn có lợi (85%) và vi khuẩn gây bệnh (15%). Dù vẫn luôn tồn tại vi khuẩn gây bệnh trong đường ruột trong cơ thể vẫn được bảo vệ an toàn nhờ cơ chế điều hòa miễn dịch. Tế bào miễn dịch tập trung đến hơn 80% tại ruột, vì thế có khả năng bảo vệ và kháng vi khuẩn tốt.
2. Bác sĩ chỉ rõ vai trò của hệ vi khuẩn đường ruột với sức khỏe
Cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột đều giữ vai trò riêng với sức khỏe và chức năng của hệ cơ quan này.
Dưới đây là cụ thể vai trò của hệ vi khuẩn đường ruột với sức khỏe con người.
2.1. Vai trò của lợi khuẩn
Hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh khi lợi khuẩn tồn tại chiếm khoảng 85% tổng lượng vi sinh vật tồn tại. Lợi khuẩn trong đường ruột được thúc đẩy hình thành nhờ quá trình sinh con tự nhiên và nuôi con bằng sữa mẹ trong những năm tháng đầu đời. Chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng cũng tạo nên hệ vi sinh đường ruột khác nhau với tỷ lệ lợi khuẩn khác nhau ở mỗi người.
Các lợi khuẩn điển hình trong đường ruột là: Lactobacillus, Bacillus clausii, Bifidobacteria,… Trong đó, Lactobacilli và Bifidobacteria là hai lợi khuẩn có vai trò điển hình nhất, tạo nên hàng rào bảo vệ đường ruột, đồng thời thúc đẩy đáp ứng miễn dịch tổng thể.
Nghiên cứu đã phát hiện một số chủng của hai lợi khuẩn này có khả năng thiết lập đáp ứng miễn dịch cân bằng của tế bào lympho T, kích thích sản xuất Interleukin và yếu tố biến đổi phát triển. Tác dụng này có vai trò trong giảm bệnh lý dị ứng, trung hòa miễn dịch.
Ngoài ra, hệ thống lợi khuẩn này cũng có nhiều vai trò trong tăng cường sức khỏe đường ruột nói riêng và sức khỏe chung toàn cơ thể như hỗ trợ tiêu hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa nhiễm khuẩn và tổng hợp vitamin.
2.2. Vai trò của hại khuẩn
Xem thêm : Trịnh Hoài Đức – Sáng cùng nhật nguyệt rạng trời Nam
Hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh khi cân bằng giữa tỷ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn, đây là chìa khóa để hoạt động tiêu hóa, hấp thu diễn ra thuận lợi. Không thể loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn có hại tồn tại trong đường ruột, nếu khỏe mạnh chúng chiếm tỉ lệ khoảng 15%.
Thực tế có rất nhiều lại hại khuẩn đường ruột gây bệnh tại các vị trí khác nhau của đường tiêu hóa, tiêu biểu là viêm ruột ỉa chảy, viêm đại tràng, tiêu chảy, đau dạ dày, viêm loét dạ dày,… Những vi khuẩn đường ruột này nếu di chuyển đi xa cũng sẽ gây bệnh tại các cơ quan khác như: viêm màng não, viêm phế quản, viêm phổi, viêm đường tiết niệu,… Nguy hiểm nhất là hại khuẩn xâm nhập gây nhiễm khuẩn huyết.
Các hại khuẩn tiêu biểu của đường ruột bao gồm:
Vi khuẩn E. coli
Bình thường, vi khuẩn này không có khả năng gây bệnh. Chỉ có những chủng vi khuẩn E. Coli có động lực nên có khả năng gây bệnh khi cơ thể có sức đề kháng kém.
Viêm dạ dày, viêm đường ruột ở trẻ nhỏ rất thường gặp là bệnh lý mà vi khuẩn này gây ra. Bên cạnh đó, E. coli cũng có thể khiến đường tiết niệu nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn ở vết thương,…
Vi khuẩn Salmonella
Đây là loài vi khuẩn gây bệnh thương hàn ở người, tuy nhiên chỉ ở loài Salmonella typhi.
Vi khuẩn Shigella
Xem thêm : Biểu hiện của ô nhiễm môi trường nước thường thấy nhất
Vi khuẩn này có thể gây ra bệnh tiêu chảy, lỵ trực khuẩn.
2.3. Vai trò chung của hệ vi khuẩn đường ruột
Như vậy, hệ vi sinh đường ruột với sự cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn có vai trò chung với sức khỏe là:
Kích thích và thúc đẩy hệ miễn dịch.
Tổng hợp Vitamin quan trọng.
Tham gia và xúc tác các quá trình tiêu hóa, chuyển hóa, dinh dưỡng.
Bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh bên ngoài.
Vi khuẩn có lợi trong đường ruột luôn chống lại vi khuẩn có hại theo nhiều cách để hạn chế hoạt động của chúng, ngăn ngừa bệnh. Hai cơ chế cạnh tranh quan trọng nhất là:
Vi khuẩn có lợi sản sinh ra axit ức chế sự tăng trưởng của hại khuẩn, đây là lý do rất ít loài hại khuẩn sống sót được khi đi qua vùng có độ acid cao của dạ dày. Nhờ đó mà đường ruột và cơ thể được bảo vệ tốt trong khi rất nhiều loại vi khuẩn đi theo thức ăn vào cơ thể mỗi ngày. Chỉ các loài vi khuẩn có khả năng sống sót trong môi trường này song cũng khó gây bệnh.
Ngoài ra, sự phát triển và tỷ lệ lợi khuẩn lớn trong đường ruột cạnh tranh trực tiếp nguồn dinh dưỡng và không gian sống của vi khuẩn có hại. Vì thế, chúng không thể phát triển mạnh mẽ trong đường tiêu hóa để gây bệnh được.
Có thể thấy, hệ tiêu hóa của con người là một hệ vi sinh vô cùng phức tạp và đa dạng. Vai trò của hệ vi khuẩn đường ruột là tạo ra tính ổn định và khả năng miễn dịch trước tác nhân gây bệnh, đảm bảo sức khỏe cho con người.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức