Mặc gia và tư tưởng chủ yếu của Mặc Gia
Hai học phái Nho – Mặc là hai phái nổi tiếng nhất trong Bách gia chư tử thời Tiên Tần.
Sự ra đời của Mặc gia muộn hơn Nho gia. Người sáng lập là Mặc Tử (tên là Địch). Đầu thời Chiến Quốc sự thay đổi trong xã hội về kinh tế, chính trị diễn ra với tốc độ càng nhanh hơn, nền kinh tế của quý tộc ngày càng suy sụp, kinh tế địa chủ dần dần hình thành. Đồng thời, trong xã hội hình thành một tầng lớp sản xuất nhỏ về nông nghiệp, thủ công nghiệp, địa vị kinh tế của họ thấp kém, đời sống bấp bênh. Số ít người trở thành địa chủ còn đa số đều nghèo khổ, một số người trở thành nông nô. Sự ra đời của Mặc gia phản ánh nguyện vọng của tầng lớp đó.
Bạn đang xem: Mặc gia và tư tưởng chủ yếu của Mặc Gia
Tổ tiên của Mặc Tử là quý tộc nước Tống. Thời trẻ ông được học hành tốt. Ông là một học giả thuộc tầng lớp sĩ phu đứng trên lập trường bình dân. Ông tự xưng là “Tiện nhân”. Ông đã từng làm thợ, giỏi chế tạo hàng thủ công và vũ khí, từng sống cuộc sống “ăn vừa đủ no, mặc vừa đủ ấm” và “suốt ngày đêm khổ cực” như một dân nghèo. Mặc Tử luôn gương mẫu, các Mặc gia đời sau cũng đều mặc áo vải, ăn gạo thô, khắc khổ chăm chỉ, làm mọi nghề cấy hái trồng trọt, dệt vải. Tuân Tử sau này cũng gọi tư tưởng của ông là “đạo của kẻ làm thuê”.
Xem thêm : Truyền thuyết là gì? Đặc điểm, Nội dung truyền thuyết Việt Nam
Điều đó không chỉ nói về địa vị xã hội của những người theo Mặc học mà còn chỉ ra thuộc tính giai cấp của tư tưởng Mặc gia. Học thuyết của họ không hợp khẩu vị của giai cấp thống trị, nên sau đời Tần Hán, Mặc gia hầu như bị tuyệt tích. Thời cận đại có học giả cho rằng tên Mặc gia không chỉ do một người sáng lập là Mặc Tử mà còn có một hàm nghĩa khác thời cổ đại. Mặc là một trong ngũ hành cho nên có thể dùng chữ Mặc để gọi thay cho những người chịu hình phạt và làm việc sai dịch hèn hạ Mặc gia chịu một cực khổ mặt mũi lấm lem nên gọi là “Tích mặc” (Tích là gầy ốm).
Ngay từ đầu, Mặc gia đã xuất hiện với tính cách đối lập với Nho gia. Học thuyết của họ so với Nho gia, tỏ sắc thái bình dân rất đậm nét. Thời thanh niên, Mặc Tử đã từng được hun đúc bằng tư tưởng Nho gia. Nếu Khổng Tử lấy chữ “nhân” để xuyên suốt toàn bộ tư tưởng của ông, thì Mặc Tử lại lấy chữ “nghĩa” để trùm lên toàn bộ lí luận của mình. “Nghĩa là lợi”, “Công việc, không gì quý bằng nghĩa”. Cái “nghĩa” này tức là “làm lợi cho thiên hạ, trừ hại cho thiên hạ” khiến cho người đói được ăn, người rét được mặc, người mệt được nghỉ. Cái “nhân” của Khổng Tử chú trọng việc tự xét trong nội tâm, đặt động cơ lên hàng đầu, còn cái “nghĩa” của Mặc Tử chú trọng đến thực hành, coi hiệu quả là chuẩn mực.
Để làm lợi, trừ hại mà đạt tới “nghĩa”, Mặc Tử đã đề xuất “chuộng người hiền”, “chuộng sự thống nhất”, “tiết kiệm trong sử dụng”, “tiết kiệm trong chôn cất”, “phản đối nhạc”, “phản đối mệnh”, “thiên chi”, “minh quý”, “kiêm ái”, “phản đối chiến tranh”, gồm mười chủ trương. Mười mặt đó tạo thành nội dung chủ yếu của tư tưởng Mặc gia.
Xem thêm : Cuộc khởi nghĩa của Đippônêgôrô và cuộc chiến đấu của nhân dân Achê
Về chính trị, Mặc Tử chủ trương “chuộng sự thống nhất”, “chuộng người hiền”, hy vọng thực hiện trung ương tập quyền, thống nhất chính lệnh, yêu cầu mở rộng chính quyền cho bình dân, để cho những người siêng năng trong số họ có thể tham gia quản lí quốc gia. Ông đề xuất tư tưởng trung tâm là “Kiêm ái”, chủ trương “yêu không phân biệt đẳng cấp”, phản đối chế độ đẳng cấp theo tông pháp. Ông còn đề xuất “Phi công” (phản đối chiến tranh) chống lại các cuộc chiến tranh kiêm tính đương thời. Tư tưởng “tiết dụng”, “tiết táng”, “phi mệnh”, “phi nhạc” của ông trực tiếp chống lại mọi lễ tiết rườm rà, chôn cất long trọng, để tang lâu của Nho gia, nhằm hạn chế sự xa xỉ lãng phí của giai cấp thống trị.
Để thi hành chủ trương của mình, Mặc Tử còn đề ra tư tưởng “thiên chí”, “mình quỷ”. Ông cho rằng trời có ý chí, ý chí đó là chuẩn mực để đánh giá ngôn luận hành động con người. Do đó, ông yêu cầu người ta tôn trọng Thiên đế, kính quỷ thần, mỗi lời nói và hành động đều cần “tuân theo phép trời”, thực hiện theo tiêu chuẩn “không làm giàu bất nghĩa”, “không mưu địa vị bất nghĩa”, “không thân với kẻ bất nghĩa”, “không gần gũi bất nghĩa”. Mặc Tử nêu ra “lấy ý chí của trời làm phép tắc” nhằm chế ước giai cấp thống trị đương thời, có nội dung tiến bộ, đồng thời cũng phản ánh địa vị yếu đuối của tầng lớp sản xuất nhỏ và tính hẹp hòi trong tư tưởng của họ.
Mặc Tử còn nêu rõ vấn đề danh và thực hành một vấn đề triết học, đề xuất một tư tưởng rất quan trọng về nhận thức luận, tức là tiêu chuẩn để phán đoán đúng sai, thật giả cần phải khách quan. Ông nêu ra ba quy tắc là : một là dựa vào kinh nghiệm của các thánh vương thời cổ, hai là khảo sát kinh nghiệm trực tiếp của người ta, ba là phải đưa vào thực tiễn. Đó là “tam biểu thuyết” nổi tiếng của ông. Tư tưởng của Mặc gia chủ yếu được tập hợp trong bộ Mặc Tử. Mặc gia thời kì sau có “Kinh thuyết” thượng hạ, “Đại thử”, “Tiểu thử”, chủ yếu thảo luận những vấn đề về lí luận lôgíc, đã biểu hiện sở trường về biện luận của Mặc gia.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức