Quan điểm về Đạo của Lão Tử

0

Tư tưởng về “Đạo” chiếm vai trò cực kì quan trọng trong triết học của Lão Tử. Nó là nền tảng của mọi vấn đề khác, chi phối xuyên suốt toàn bộ học thuyết của ông.

Khái niệm “Đạo” đã có từ trước thời Lão Tử ; với nhiều ý nghĩa và tính chất khác nhau, như : “Thiên đạo”, “Nhân đạo”, “Đạo đức”… đến Lão Tử thì khái niệm “Đạo” mang một nội dung sâu sắc và hoàn chỉnh hơn. Về phương diện bản thể luận, “Đạo” được diễn đạt theo hai nội dung : Thể (bản chất) và Dụng (công dụng, chức năng).

– Mặt thể (bản chất)

Bản chất của Đạo theo Lão Tử, thể hiện ở hai tính chất : tự nhiên, thuần phác và trống không.

Lão Tử nói : “Đạo pháp tự nhiên”.

Tính tự nhiên của Đạo được hiểu như tính khác quan, vốn như thế, không phụ thuộc vào ý  chí con người. Nó vốn tự nhiên, lạnh lùng trước con người, Đạo chứa đựng và hoà đồng cả cái tồn tại và cái không tồn tại, cả cái tĩnh nặng và biến đổi, cả cái tương đối và cái tuyệt đối. Nó là tự nhiên nhưng không phải tồn tại có định tính, hình thái mà là một trạng thái vĩnh cửu, chứa đựng tất cả. Thần linh, Thượng đế cũng từ Đạo mà ra.

“Trời được một mà trong. Đất được một mà yên. Thần được một mà duy vật khi bàn về Đạo. Ông đã linh”. Lão Tử đã đứng trên quan điểm xuất phát từ bản thân tự nhiên để giải thích vấn đề thế giới quan của mình theo Lão Tử : “Có vật hỗn độn mà nên, nó chứa đựng tất cả, nó sinh ra trước trời đất, lặng thầm biết bao, cô đơn biết bao. Nó đứng một mình không thay đổi. Nó trở về với chính nó và là mẹ của thiên hạ. Vậy bản chất của Đạo là sự yên lặng trống không. Sự yên lặng trống không này rõ ràng là không có gì ngoài cái trống không nhưng theo Lão Tử, sự trống không đó lại có một nội dung xác định. Nó là cái đầu tiên, uyên nguyên của trời đất. Nó vô cùng, vô tận “Đón nó thì không thấy đầu, theo nó thì không thấy đuôi”.

Lão Tử thường dùng hình ảnh để diễn đạt cái huyền diệu của trống không như : thực chất của một cái phòng không phải là hình dáng, mái và tường mà là cái khoảng trống của cái phòng đó. Thực chất của cái bình đựng nước cũng không phải là hình dáng hay chất liệu mà là khoảng không để chứa nước. Vì thế, nếu không có khoảng trống sẽ không có sự vật tồn tại. Sự trống không đó cũng được Lão Tử ví như cánh cửa khép, mở của tạo hoá, vạn vật từ đó, đi ra, rồi tất cả lại quay về hội tụ ở đó, vậy bản chất của vũ trụ, trời đất là cái khoảng trống bất tận và vĩnh cửu, nó là cái đầu tiên sinh ra vạn vật. Nó là nội dung quan trọng nhất trong phạm trù “Đạo” cũng giống như thuộc tính quan trọng nhất của vật chất là tồn tại khách quan. Với hai thuộc tính : trống rỗng và tất yếu khách quan, thì phạm trù “Đạo” ở Lão Tử đã đạt đến trình độ tư duy trừu tượng cao, vượt xa những quan điểm duy vật, đồng nhất vật thể với phạm trù vật chất thời bấy giờ. Lão Tử đã cố gắng đi tìm một thuộc tính bản chất của toàn bộ vũ trụ để xây dựng phạm trù “Đạo”.

Tuy nhiên ông cũng vẫn chưa thoát khỏi tính trực quan cảm tính nên dừng lại ở thuộc tính trống rỗng. Từ bản chất của Đạo, Lão Tử cho rằng Đạo là cái vô danh, con người không thể nghe thấy, nhìn thấy và nắm bắt được, nhưng Đạo vẫn tồn tại. Và cái tên để gọi Đạo vô danh ấy không còn là danh thường để chỉ các vật cụ thể, cảm tính hữu hình khác nhau nữa theo ông : “Đạo” (mà ta) có thể gọi được, không (còn) phải là đạo thường. Danh (mà ta) có thể gọi được, không (còn) là danh thường.

Ở điểm này nhiều học giả cho rằng Lão Tử đã đẩy “Đạo” tới chỗ thần bí, ngược với lập trường duy nhiên của ông. Thực ra bản chất tự nhiên và trống rỗng của Đạo không mâu thuẫn gì với bản tính vô danh của nó. ở đây chỉ biểu hiện trình độ tư duy lí luận sắc sảo của ông về mặt nhận thức luận. Lão Tử đã sớm phát hiện ra mâu thuẫn của mối quan hệ giữa cái một và cái nhiều, giữa bản chất và hiện tượng, giữa khả năng có hạn và vô hạn trong nhận thức của con người. Những mâu thuẫn cần phải giải quyết này được tập trung trong mâu thuẫn giữa nội hàm (thuộc tính chất) và ngoại diên (các sự vật của một lĩnh vực) của phạm trù “Đạo”.

Lão Tử cho rằng bản chất của Đạo là tự nhiên và trống rỗng, xong nó lại lưu hành khắp nơi, không chỗ nào không có, nó là căn nguyên tạo thành bản chất của mỗi vật mang tính chất phong phú, đa dạng và vô cùng, vô tận. Vì vậy bản chất tự nhiên, trống rỗng đó là vô thuỷ, vô chung. Đã là vô thuỷ, vô chung thì làm sao giới hạn được ngoại diên của nó. Đã không xác định được ngoại diên của phạm trù “Đạo” thì không thể đặt tên cho Đạo được. Nên Lão Tử nói : “Ta không biết tên nó tên gì, nên mới tạm đặt tên cho nó là Đạo, gượng cho nó là vô biên. Vô biên là bao biến. Bao biến là tiêu tan. Tiêu tan là quy hồi”.

– Mặt dụng :

Cái không tên là cái Thể (bản chất) của Đạo, nó chỉ trạng thái ban đầu, nguyên thuỷ của Đạo khi chưa vận động, chưa biểu lộ tính chất. Còn cái có tên, chính là Dụng (công dụng, năng lực) của Đạo vậy, Dụng của Đạo là trạng thái vận động, biến đổi với năng lực sản sinh và huyền đồng vạn vật. Lão Tử viết : “Cái khoảng giữa trời đất, giống như ông bễ, tuy trống mà vô tận ; càng động lại càng ra hơi”. “Đạo thì trống không, nhưng đổ vô mãi mà không đầy. Đạo như vực thẳm, dường như tổ tông của vạn vật”.

Lấy hình ảnh ống bễ của thợ rèn, Lão Tử diễn đạt cái năng lực vô tận của Đạo. Lòng ống bễ trống không nhưng khi nó càng vận động thì lại càng ra hơi. “Một hô một hấp mà thành ra vô tận”. Vạn vật từ đó mà sinh sinh, hoá hoá không ngừng nghỉ. Sự vận động biến đổi để tạo ra muôn vật, nuôi dưỡng, che chở cho muôn vật của Đạo theo những quy luật tự nhiên. Vì vậy Đạo tồn tại tự nhiên theo bản tính vốn có của mình và vạn vật sinh ra từ Đạo cũng tồn tại tự nhiên  theo bản tính của chúng. Lão Tử gọi là Đạo vô vi.

Năng lực của Đạo ở chỗ vô vi, trông thì có vẻ Đạo tĩnh lặng không làm gì cả, nhưng thực ra không đâu là Đạo không tới, không có cái gì là không ảnh hưởng của Đạo. Đạo vô vi được diễn đạt bằng hình ảnh mặt trời. Mặt trời dường như không làm gì cả, nhưng không có một vật nào là không nhờ ánh sáng của mặt trời. Đây là năng lực hết sức tự nhiên, như cái nóng của lửa, cái lạnh của băng giá vậy. Chính năng lực sản sinh và vô vi của Đạo mà muôn vạn vật hành theo những quy luật tất yếu. Chúng giống như những nguyên lí phổ biến chứa đựng và làm cơ sở cho các quy luật của thế giới.

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.