Khung lý thuyết là gì? Các bước xây dựng khung lý thuyết

0

Lý thuyết là một hệ thống khái niệm về các nhân tố và mối quan hệ giữa chúng, thể hiện cách nhìn nhận về quy luật thế giới. Linh hồn của lý thuyết là các luận điểm về mối quan hệ bản chất, lặp lại giữa các nhân tố và biến số. Ví dụ: Lý thuyết về cung cầu là luận điểm về mối quan hệ giữa khối lượng với giá cả.

Khung lý thuyết là gì?

Khung lý thuyết là sự thể hiện có logic các nhân tố, biến số và mối quan hệ liên quan trong công trình nghiên cứu. Khung lý thuyết xác định rõ điều cần đo lường, mô tả, khám phá, hoặc kiểm định.

Khung lý thuyết là sự cụ thể hóa của lý thuyết cơ sở thành phần nhân tố, biến số và mối quan hệ cần phát hiện, kiểm định. Mỗi khung lý thuyết thường là sự áp dụng của lý thuyết hoặc sự kết hợp của một vài lý thuyết cơ sở. Vì vậy không có khung lý thuyết đúng hoặc sai. Các tác giả cần luận giải liệu có khung lý thuyết phù hợp với chủ đề và khung cảnh nghiên cứu này hay không mà thôi.

Các cấu phần cơ bản của khung lý thuyết

Nhân tố mục tiêu (biến phụ thuộc)

Nhân tố mục tiêu chính là nhân tố trọng tâm của đề tài nghiên cứu.

Ví dụ: Một đề tài nghiên cứu về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thì nhân tố trọng tâm có thể là lượng vốn, số dự án, loại dự án FDI được thu hút.

Trong nghiên cứu định tính, nhân tố trọng tâm thường được nghiên cứu, mô tả và phân tích dưới dạng:

  • Các hình thái khác nhau của nhân tố
  • Các cấu phần khác nhau của nhân tố
  • Sự thay đổi của nhân tố qua thời gian

Trong nghiên cứu định lượng, nhân tố trọng tâm thường được thể hiện là biến phụ thuộc (đôi khi là biến trung gian) trong mô hình.

Nhân tố tác động (biến độc lập) và các nhân tố khác

Các nhân tố có quan hệ tương quan trực tiếp với nhân tố mục tiêu gọi là nhân tố  tác động. Trong mô hình kinh tế lượng, nhân tố tác động thường được gọi là biến độc lập. Ngoài ra, một khung lý thuyết (mô hình) còn có thể có các nhân tố khác, như nhân tố điều kiện, nhân tố trung gian, v.v…

Mối quan hệ giữa các nhân tố

  • Mối quan hệ tương quan: Đây là mối quan hệ giữa cặp hai nhân tố. Mối quan hệ này có thể là đồng biến hoặc là nghịch biến.
  • Mối quan hệ nhân quả: Đây là trường hợp đặc biệt trong quan hệ tương

Sự thay đổi của A tác động hoặc gây nên sự thay đổi của B.

  • Mối quan hệ điều kiện: Đây là mối quan hệ “tay ba”, trong đó quan hệ giữa hai nhân tố phụ thuộc vào nhân tố thứ ba. Sự thay đổi của A chỉ dẫn tới sự thay đổi của B nếu có
  • Mối quan hệ trung gian: Đây là mối quan hệ “tay ba”, nhưng nhân tố thứ ba lại là trung gian cho hai nhân tố ban đầu.

Các bước xây dựng khung lý thuyết

Bước 1. Lựa chọn cơ sở lý thuyết (trường phái) cơ bản cho nghiên cứu

Một vấn đề nghiên cứu từ các góc nhìn khác nhau. Mỗi trường phái lý thuyết là một góc nhìn và nhà nghiên cứu thường phải lựa chọn cơ sở lý thuyết phù hợp cho nghiên cứu của mình. Các tác giả phải hiểu được các trường phái lý thuyết để có thể áp dụng giải thích cho vấn để nghiên cứu của mình quan tâm.

Bước 2. Trọng tâm hóa câu hỏi nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết

Các nhà nghiên cứu có thể lựa chọn một số câu hỏi trọng tâm phù hợp với trường phái lý thuyết chính. Đây là quá trình tương tác hai chiều: câu hỏi nghiên cứu ban đầu định hướng lựa chọn trường phái lý thuyết. Ngược lại, việc lựa chọn trường phái lý thuyết lại giúp cụ thể và trọng tâm hóa câu hỏi nghiên cứu.

Bước 3. Định nghĩa rõ các nhân tố

Để xây dựng được khung lý thuyết, yêu cầu đầu tiên là phải định nghĩa rõ nhân tố trọng tâm. Các nhân tố trọng tâm có các đặc điểm sau:

  • Nhân tố có nội dung, phạm vi rõ ràng, cụ thể
  • Nhân tố có sự khác biệt giữa các đơn vị.
  • Sự khác biệt giữa các đơn vị đối với từng nhân tố là có thể đo lường hoặc kiểm soát được.

Bước 4. Xác định mối quan hệ giả thuyết của các nhân tố

Dựa trên cơ sở lý thuyết các nhà nghiên cứu có thể đặt giả thuyết về mối quan  hệ giữa các nhân tố. Đặc biệt là nhân tố tác động/điều tiết đến nhân tố mục tiêu.

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.