Nghiên cứu hành động (Action research) là gì?
Nghiên cứu hành động (Action research) giả định rằng cách tốt nhất để nhận thức các hiện tượng xã hội phức tạp là trực tiếp can thiệp, tác động vào những hiện tượng đó và sau đó quan sát kết quả của quá trình tác động.
Trong phương pháp này, các nhà nghiên cứu thường là một nhà tư vấn hoặc là một thành viên sẽ tham dự vào một bối cảnh xã hội nhất định, ví dụ như họ tham gia vào một tổ chức, đưa ra những đề xuất để cải thiện hoạt động của tổ chức đó. Việc lựa chọn hành vi của nhà nghiên cứu phải dựa trên những cơ sở lý thuyết; phải giải thích được lý do tại sao và làm thế nào hành vi đó có thể gây ra các thay đổi theo mong muốn. Nhà nghiên cứu sau đó quan sát các kết quả tác động bởi hành vi của họ, sửa đổi hành vi can thiệp khi cần thiết, đồng thời phân tích để đưa ra những hiểu biết lý thuyết về các vấn đề nghiên cứu và các biện pháp can thiệp đã thực hiện.
Bạn đang xem: Nghiên cứu hành động (Action research) là gì?
Lý thuyết ban đầu có giá trị nếu hành vi được lựa chọn giải quyết thành công vấn đề nghiên cứu. Giải quyết được vấn đề nghiên cứu tương tự, đồng đại là các đặc tính căn bản để phân biệt nghiên cứu hành động với tất cả các phương pháp nghiên cứu khác. Do đó, nghiên cứu hành động là một phương pháp được đánh giá cao, làm cầu nối giữa nghiên cứu và thực hành. Phương pháp này cũng thích hợp cho việc nghiên cứu các vấn đề xã hội đặc thù không tìm thấy bên ngoài bối cảnh của chúng.
Xem thêm : Truyện ngụ ngôn là gì?
Tuy vậy, phương pháp này cũng có thể mang đến những thiên vị chủ quan của nhà nghiên cứu và việc khái quát hóa những kết quả thường bị giới hạn trong bối cảnh nghiên cứu được tiến hành.
Tìm hiểu thêm:
- Nghiên cứu thực nghiệm (Experimental study)
- Khảo sát thực địa (Field survey)
- Phân tích dữ liệu thứ cấp (Secondary data analysis)
- Nghiên cứu trường hợp (Case study)
- Thảo luận nhóm nhỏ (Focus group research)
- Nghiên cứu hành động (Action research)
- Nghiên cứu dân tộc học (Ethnography)
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức