Nguyên tắc lịch sử – cụ thể
Vì sao trong hoạt động nhận thức và thực tiễn chúng ta phải tôn trọng nguyên tắc lịch sử – cụ thể (triết học Mác Lenin) ?
Nguyên tắc lịch sử cụ thể là gì?
Nguyên tắc lịch sử – cụ thể (quan điểm lịch sử cụ thể) là khoa học về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển, tức là một hệ thống các nguyên lý, quy phạm, phạm trù nói về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển xảy ra trong toàn bộ thế giới. Mỗi sự vật, hiện tượng hay quá trình tồn tại trong hiện thực đều được tạo thành từ những yếu tố, bộ phân khác nhau; có muôn vàn sự tương tác (mối liên hệ, quan hệ) với nhau và với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau; qua đó nó bộc lộ ra thành những đặc điểm tính chất không giống nhau. Thêm vào đó, mỗi sự vật, hiện tương hay quá trình đều tồn tại trong tiến trình phát sinh, phát triển và diệt vong của chính mình; quá trình này thể hiện một cách cụ thể bao gồm mọi sự thay đổi và phát triển diễn ra trong những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, tương tác với những sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau, trong những không gian và theo những thời gian không như nhau.
Bạn đang xem: Nguyên tắc lịch sử – cụ thể
Cơ sở lý luận của nguyên tắc lịch sử – cụ thể bao gồm toàn bộ nội dung của hai nguyên lý là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển
Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật là hai nguyên lý cơ bản và đóng vai trò xương sống trong phép duy vật biện chứng của triết học Mác – Lênin khi xem xét, kiến giải sự vật, hiện tượng. Trong hệ thống đó nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là hai nguyên lý khái quát nhất. Nội dung hai nguyên lý cơ bản như sau:
- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là nguyên tắc lý luận xem xét sự vật, hiện tượng khách quan tồn tại trong mối liên hệ, ràng buộc lẫn nhau tác động, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới.
- Nguyên lý về sự phát triển là nguyên tắc lý luận mà trong trong đó khi xem xét sự vật, hiện tượng khách quan phải luôn đặt chúng vào quá trình luôn luôn vận động và phát triển (vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật).
Phương pháp thống nhất cái lịch sử và cái lôgíc
Xem thêm : Tổng đài Samsung Việt Nam – Số Hotline tổng đài bảo hành samsung
Vận dụng nguyên tắc lịch sử cụ thể vào thực tế, nhất thiết phải áp dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Phương pháp lịch sử là phương pháp diễn lại tiến trình phát triển của các hiện tượng và các sự kiện lịch sử với mọi tính chất cụ thể của chúng. Phương pháp logic là phương pháp nghiên cứu quá trình phát triển lịch sử, nghiên cứu các hiện tượng lịch sử trong hình thức tổng quát, nhằm vạch ra bản chất quy luật, khuynh hướng chung trong sự vận động của chúng. Tiêu chuẩn của chân lý là lý luận ăn khớp với thực tiễn, tức là cái lôgích phản ảnh đúng bản chất của lịch sử. Mặc khác, trong nhận thức, cái lôgíc khái quát được mà chưa được thực tiễn lịch sử kiểm tra thì chưa hẳn đã là chân lý, vì chân lý bao giờ cũng cụ thể trong tri giác, Lê-nin nhấn mạnh: “nếu chân lý là trừu tượng thì tức là không phải chân lý”. Vì thế, trong thực tế, hai phương pháp lịch sử và lôgíc phải thâm nhập vào nhau và ảnh hưởng lẫn nhau.
Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn nếu tôn trọng nguyên tắc lịch sử – cụ thể sẽ mang lại hiệu quả gì? Ngược lại nếu không tôn trọng nguyên tắc lịch sử – cụ thể sẽ mang lại hậu quả gì ?
Trong hoạt động nhận thức, chủ thể phải tìm hiểu quá trình hình thành, tồn tại và phát triển cụ thể của những sự vật cụ thể trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.
Trong hoạt động thực tiễn, chủ thể phải xây dựng được những đối sách cụ thể, áp dụng cho những sự vật cụ thể, đang tồn tại trong những điều kiện, hoàn cảnh, quan hệ cụ thể mà không nên áp dụng những khuôn mẫu chung chung cho bất cứ sự vật nào, trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh, quan hệ cụ thể nào.
Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn nếu tôn trọng nguyên tắc lịch sử – cụ thể sẽ giúp nhận thấy:
- Sự vật đang (đã hay sẽ) tồn tại thông qua những chất, lượng nào; thể hiện qua những độ nào; đang (đã hay sẽ) thực hiện những bước nhảy nào để tạo nên những chất, lượng mới nào…
- Sự vật đang (đã hay sẽ) bị tác động bởi những mâu thuẫn nào; những mâu thuẫn đó đang nằm ở giai đoạn nào, có vai trò như thế nào đến sự vận động, phát triển của sự vật…
- Sự vật đang (đã hay sẽ) trải qua những lần phủ định biện chứng nào; cái cũ nào đang (đã hay sẽ) phải mất đi, cái mới nào đang (đã hay sẽ) xuất hiện…
- Trong mối quan hệ với những sự vật khác, những điều gì được coi là những cái riêng hay cái đơn nhất, điều gì là cái chung hay cái đặc thù/ cái phổ biến; chung quy định nhau, chuyển hóa lẫn nhau như thế nào
- Bản chất của sự vật là gì, nó được thể hiện qua những hiện tượng nào; hiện tượng nào là giả tưởng, hiện tượng nào là điển hình
- Nội dung của sự vật là gì, nó đang (đã hay sẽ) tồn tại thông qua những hình thức nào; hình thức nào phù hợp với nội dung của sự vật, hình thức nào không phù hợp với nội dung, cái gì làm cho nội dung của sự vật biến đổi
- Trong bản thân sự vật, hiện thực là gì; hiện thực đó đang (đã hay sẽ) nảy sinh ra những khả năng nào; mỗi khả năng đó trong những điều kiện cụ thể nào có độ tất yếu hiện thực hóa ra sao…
Xem thêm : Ăn gì ngày 20/10? Gợi ý 30+ món ăn cho ngày 20/10 hấp dẫn
Nhận biết được những điều đó sẽ giúp ta:
- Có quan điểm đánh giá chính xác đặc điểm cũng như những điểm mạnh, điểm yếu của sự vật đó
- Dễ dàng có phương hướng, hành động đúng đem lại hiệu quả
- Áp dụng những chính sách cụ thể vào tình hình thực tế một cách đúng đắn, mang lại thắng lợi.
- Tổng quát được các sự kiện xảy ra trong nghiên cứu khoa học hay các biến cố xảy ra trong các tiến trình lịch sử nhân loại; nhận thức được tính muôn vẻ của tự nhiên, tính phong phú của lịch sử trong sự thống nhất.
Nguyên tắc lịch sử – cụ thể còn được coi là “linh hồn” phương pháp luận của triết học Mác – Lênin. Nó tổng hợp trong mình những nguyên tắc, quan điểm, yêu cầu mang tính phương pháp luận của triết học Mác – Lênin, do đó, hiểu theo nghĩa rộng, nó cũng chính là phương pháp biện chứng. Vì thế trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, nếu không tôn trong nguyên tắc lịch sử – cụ thể đồng nghĩa với việc đi ngược lại với phương pháp biện chứng, tức phương pháp siêu hình:
- Nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời đối tượng ra khỏi các chỉnh thể khác và giữa các mặt đối lập nhau có một ranh giới tuyệt đối.
- Nhận thức đối tượng ở trạng thái tĩnh tại; nếu có sự biến đổi thì đấy chỉ là sự biến đổi về số lượng, nguyên nhân của sự biến đổi nằm ở bên ngoài đối tượng.
Mà hậu quả của phương pháp siêu hình là làm cho con người chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà không nhìn thấy mối liên hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại của những sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát sinh và sự tiêu vong của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên mất sự vận động của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng.
Tóm lại, trong hoạt động nhận thức và thực tiễn nếu không tôn trọng nguyên tắc lịch sử – cụ thể sẽ mang lại những hậu quả rất nghiệm trọng, ta sẽ luôn nhìn nhận sự vật hiện tượng một cách phiến diện, trừu tượng và sẽ không bao giờ giải quyết được các mâu thuẫn; sẽ không bao giờ có được những phương hướng, hành động đúng khi giải quyết vấn đề.
Xem thêm:
- Nguyên tắc phát triển
- Nguyên tắc toàn diện
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức