Nhà soạn nhạc Johann Sebastian Bach
Nội Dung
1. Tiểu sử Johann Sebastian Bach
Johann Sebastian Bach (Giohan Xebaxchien Bắc) sinh ngày 31-3-1685 là một nhà soạn nhạc vĩ đại nghệ sĩ biểu diễn Organ lỗi lạc người Đức, sinh ra trong một gia đình có truyền thống âm nhạc. Nếu tính từ cụ tổ của Bach cho tới cháu nội của Bach thì có tới bảy đời với 200 năm cung cấp các nhạc sĩ cho các thành phố ở Đức và nhiều nước Tây âu. Bach mồ côi cha mẹ từ nhỏ và suốt đời ông gắn liền với nước Đức, vì vậy ông đã ghi chép được những suy tư của người Đức bằng những tác phẩm âm nhạc.
Bạn đang xem: Nhà soạn nhạc Johann Sebastian Bach
15 tuổi được nuôi ăn để hát trong một dàn hợp xướng ở Luynebuoc, nhiều lần ông đi bộ khoảng 60km tới Hăm buốc để nghe các nhạc sĩ đàn Organ nổi tiếng biểu diễn và hàng 100km tới Xele để tìm hiểu các tác phẩm của Luli do dàn nhạc sở tại trình diễn.
18 tuổi bắt đầu nhận lương bằng vệc ngồi ghế đàn Violino trong dàn nhạc của một công tước ở Vâyma nhưng chỉ vài tháng sau ông bỏ tơí Acnơtát làm nhạc sĩ đàn Organ, sau đó ông lại bỏ đến Muyngauden và ở đây ông đã cưới Maria Bacbara cô em họ 3 đời làm vợ. Tới đây coi như chấm dứt đời thanh niên vật lộn với học hỏi và kiếm sống của Bach.
23 tuổi vì cuộc sống gia đình Bach trở lại thành phố Vây ma làm đàn Organ và các loại nhạc khí khác trong cung đình. Thời kỳ này ông không chỉ viết nhạc giáo hội mà còn viết nhạc thế tục, nhất là nhạc cho đàn Organ (tập nhạc Organ, 2 tocata và phuga d-moll, C-dur…). Sau đó vì phản kháng với sự bất công của nhà chức trách nên ông đã phải nghỉ việc và cả gia đình lại phải lui về một tỉnh lẻ để sống, nơi mà chỉ có một không khí âm nhạc bình thản.
Trên một phần tư cuộc đời mình Bach gắn liền cuộc sống với Laixich và ở đây ông đạt tới đỉnh cao trong sự nghiệp, vì Laixich lúc này là một trung tâm âm nhạc lớn có ý nghĩa với cả nước Đức. Nhưng cũng chính tại đây ông được chứng kiến nhiều mặt trái của xã hội và bộc lộ sự phản kháng của mình, gia đình Bach bắt buộc lại phải rời khỏi Laixich và bị bao vây bởi cảnh nghèo đói với bầy con đông đúc. Tài nghệ của ông hiếm khi được thể hiện, ông mất ngày 28-06-1750 và thi hài của ông bị chôn cất trong quên lãng.
Có tài liệu cho rằng tài liệu của Bach được chôn cất ngay trong một nhà thờ thánh Phoma ở Laixich mà ông đã gắn bó rất lâu. Cuộc đời của Bach chỉ được nói đến trong hai bài báo và được khắc in có 7 tác phẩm.
2. Ngôn ngữ và thủ pháp âm nhạc.
Xem thêm : Thiên văn học là gì?
Âm nhạc của Bach khó đồng cảm với người cùng thời, phải đợi đến đầu thế kỷ XIX khi chủ nghĩa âm nhạc lãng mạn ra đời và khi thân phận của con người là trung tâm miêu tả, thì nhạc của Bach mới được hồi sinh. Âm nhạc của Bach dẫu viết cho giọng hát hay bất cứ loại đàn nào cũng đề mang âm hưởng của Organ (vì ông là người chơi đàn Organ lỗi lạc).
Mỗi thời đại đều tạo ra những vinh quang mới, như Henden chủ yếu là người của thời đại mình, còn Bach thì vĩnh cửu với mọi thời đại. Bach ngày nay được nhắc tới trong mọi lĩnh vực của âm nhạc, là tác giả của tác phẩm đầu tiên trong chương trình thi cử từ lớp nhạc của trẻ em tới những phòng thi quốc tế của các nhạc sĩ biểu diễn tài ba khắp toàn cầu… là sư tổ của các trường phái âm nhạc có giọng điệu và phi giọng điệu, ấn tượng và hiện thực.
Bên cạnh âm hưởng Organ, thì nhạc hát hợp xướng lại là một mặt khác nữa của âm hưởng nhạc Bach. Nhưng đây là dàn hợp xướng mà các bè có vai trò quan trọng như nhau, từ đó mà sinh ra nhạc phức điệu đạt tới đỉnh cao nhất trong sự nghiệp sáng tác của Bach.
Hình thức âm nhạc: Dài lớn.
Giai điệu: là loại giai điệu bắt đầu ngay bằng một chủ đề mang cá tính rõ rệt vừa nổi bật lên lại vừa cần tới đường chuyển động hầu như không ngừng. Chủ đề ấy giống như phần lĩnh xướng, sau đó lại hoà vào dàn hợp xướng.
3. Thể loại sáng tác và các tác phẩm tiêu biểu.
Không có một lĩnh vực âm nhạc nào mà Bach lại không có cống hiến, và bất cứ ở đâu ông cũng vĩ đại như nhau.
+ Cantat: ông viết khoảng 200 bản, 24 cantat thế tục. trong những cantat này ông đã thể hiện đầy đủ kỹ thuật, kết hợp nhạc hát với nhạc đàn.
Xem thêm : Cách mạng công nghiệp ở Anh thế kỷ XVIII (Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất)
+ Motê (6 bản): là loại nhạc hát thuần tuý có quy mô đồ sộ, viết cho dàn hợp xướng lớn có âm hưởng hùng vĩ.
Bên cạnh cantat, Mote, Bach còn viết 3 Orato, 4 paxion, 1 Macniphicat, khoảng 10 Mexa lướn nhỏ khác nhau nhưng nổi bật hơn cả là Mexa h-moll.
Phức điệu: Bach đã hoàn chỉnh lối nhạc phức điệu lên đến tột cùng mà điển hình là phuga. Trong khi hoàn chỉnh phức điệu, Bach đồng thời đưa một số loại nhạc chủ điệu lên đỉnh cao như:
+ Preluyt: Đây là một khúc nhạc ngắn, thống nhất về âm hình, thường chỉ diễn tả một khía cạnh nào đó của tình cảm. Theo đúng nghĩa preluyt là để mở đầu cho một bản nhạc nào đó lớn hơn như phuga… tuy nhiên Bach viết rất nhiều preluyt là những tác phẩm độc lập như tập “Những preluyt nhỏ”. Mặt khác nhiều bản có khi phá bỏ cả quy luật thống nhất âm hình để đạt tới một nội dung kịch tính như “Preluyt c-moll trong Bình quân tập I”. Thậm chí có những tác phẩm có mức phát triển gần như Uvectuya.
+ Toccata: Là một tác phẩm viết theo lối phóng tác tự do, có nhịp độ nhanh, thường nặng về phần luyện ngón và trưng bày kĩ thuật. Bach đã hoàn thiện lối nhạc này qua những bản nhạc viết cho Organ. Mặt khác ông còn sử dụng nó như một Preluyt cho một Phuga lớn hơn như trong bản “toccata và Phuga, d-moll”.
+ Phantadi: Là một loại nhạc phóng tác tự do (nhiều khi rất tự do) và có tính chất phát triển hoàn toàn không giống với bất cứ loại nhạc nào khác.Tác phẩm tiêu biểu như bản: “Phantadi và Phuga, g-moll” nổi tiếng viết cho Organ. “Phantadi âm hoá và Phuga, d-moll” cho Clavoxanh…
Gắn liền với sáng tác và sư phạm Bach còn là nhà lý luận âm nhạc, nhà lý luận thực tiễn. Thời bấy giờ các loại đàn phím xây dựng theo hệ thống âm thanh tuyệt đối, chia một cung bằng 9 coma, từ C -> C# = 5coma, từ D ->Db = 5coma như vậy C# cao hơn Db vậy nên rất khó để sáng tác và biểu diễn những tác phâm có từ hai dấu hoá trở lên, muốn biểu diễn được những tác phẩm như vậy thì phải có một loại đàn có hai hàng phím đen: một hàng chuyên dấu # và một hàng chuyên dấu giáng. Bach là người bãi bỏ hệ thống trên và thay vào đó hệ thống bình quân, chia một cung ra làm hai phần bằng nhau do đó C# và Db bằng nhau. Với hệ thống này thì đàn phím có thể biểu diễn được tất cả các giọng điệu khác nhau và hệ thống Bình quân của Bach được ứng dụng cho tới ngày nay. Để chứng minh cho hệ thống này Bach đã viết hai tập “bình quân” mỗi tập gồm 12 cặp Preluyt và Phuga vào tất cả 24 giọng điệu khác nhau. (Bình Quân tập 1 Phuga c-moll).
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức